2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích để đạt được mục tiêu mô tả thực trạng vấn đề và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Trong đó:
o N là cỡ mẫu
∝ giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên mức ý nghĩa
1−2
thống kê ( ∝= 1,96 nếu mức ý nghĩa thống kê = 5% )
o p là tỷ lệ ước đoán (Lấy từ nghiên cứu trước đâyhoặc từ nghiên
cứu thử)
o d là mức sai số tuyệt đối chấp nhận (Do nhà nghiên cứu quyết định tùy vào
ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu và nguồn lực dành cho nghiên cứu).
Hiện này các nhà thống kê đưa ra gợi ý tính d dựa trên giá trị của p như sau:
p < 0,1 d = p/2; p = 0,1-0,3 d = 0,05; p = 0,3-0,7 d = 0,1; p = 0,7-0,9 d = 0,05; p > 0,9 d = (1-p)/2
- chọn p từ kết quả nghiên cứu thửđưa vào công thức
n = , ∗ , ∗ ,
, = 322
=> Chọn toàn bộđiều dưỡng đang công tác lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, đảm bảo các tiêu chí tham gia nghiên cứu trong đó thực có 283/315 điều dưỡng tham gia công tác lâm sàng .
- Phương pháp chọn mẫu: Thông qua phòng Tổ chức cán bộ và phòng Điều dưỡng, dựa vào bản báo cáo số lượng nhân sự điều dưỡng của các khoa phòng đang làm chuyên môn chăm sóc, lựa chọn những đối tượng đảm bảo đủ các tiêu chí tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
2.2.3.1. Xây dựng bộ công cụ
Bộ công cụ phỏng vấn kiến thức về yếu tố THNN
Được xây dựng dựa trên tài liệu: “phòng chống bệnh nghề nghiệp trong nhân viên y tế” của viện sức khỏe và môi trường thuộc Bộ Y tế (2017) [7] và tài liệu “Ảnh
hưởng của chất thải Y tế đến sức khỏe của nhân viên y tế và cộng đồng”[20]. Thông tin phỏng vấn bao gồm:
- Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, biên chế công việc, khoa làm việc, lịch sửđào tạo.
- Các thông tin về kiến thức của điều dưỡng về các yếu tô THNN bao gồm nội dung sau:
+ Yếu tố sinh học: kiến thức về các tác hại, vấn đề sức khỏe, khoa phòng có nguy cơ cao bị tác động, các biện pháp dự phòng và các bệnh nghề nghiệp nào do yếu tố tác hại sinh học gây ra.
+ Yếu tố hóa học: kiến thức về các tác hại, vấn đề sức khỏe, khoa phòng có nguy cơ cao bị tác động, các biện pháp dự phòng và các bệnh nghề nghiệp nào do yếu tố tác hóa học gây ra.
- Bộ công cụ phỏng vấn thái độ của điều dưỡng về yếu tố THNN
Được xây dựng dựa trên tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế (2012) [5]. Tài liệu tiêm an toàn của Bộ Y tế (2012) [3]. Các thông tin về thái độ của điều dưỡng về một số yếu tố THNN bao gồm: Nhận thức mối nguy hiểm của một số yếu tố
THNN, nhận thức về tính nhạy cảm của một số yếu tố THNN, nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp dự phòng của một số yếu tố THNN, nhận thức về các rào cản
để thực hiện hành vi.
- Bộ công cụ phỏng vấn thực hành của điều dưỡng về yếu tố THNN
Được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế (2012) [2], tài liệu tiêm an toàn của Bộ Y tế (2012) [3].
2.2.3.2. Quy trình kiểm định bộ công cụ
Bước 1: Kiểm định tính giá trị/độđặc hiệu: xin ý kiến chuyên gia bao gồm hai chuyên gia mảng Y tế dự phòng và một chuyên gia Y tế công cộng. Bộ công cụ
(kèm tài liệu làm căn cứ xây dựng bộ công cụ) được chuyển đến các chuyên gia để xin ý kiến, ý kiến được các chuyên gia đánh giá và cho ý kiến ngay trên bộ công cụ. Sau
đó, bộ công cụ được chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của chuyên gia và tính mức đặc hiệu CVI = 0.97.
Bước 2: Kiểm định độ tin cậy: Tiến hành nghiên cứu thử trên 30 mẫu. Đối với thang đo kiến thức sử dụng phương pháp test và retest: thời gian test 2 lần, lần 1cách lần 2 là 2 tuần. Thang đo kiến thức có độ tin cậy tương đối với hệ số tương quan giũa hai lần kiểm tra trên cùng một đối tượng là 0.707.
Đối với thái độ và tần suất thực hành dùng cronbach anpha: kết quả kiểm định cho thấy, đối với thái độ bằng 0.93 và tần suất thực hành bằng 0.884.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Kỹ thuật thu thập số liệu:
Liên hệ với phòng Tổ chức nhân sự lấy danh sách nhân viên Điều dưỡng tại các khoa tiến hành nghiên cứu. Sau đó, liên hệ với Trưởng khoa, Điều dưỡng Trưởng khoa xin thu thập số liệu tại khoa.
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, điều tra viên sẽđến các khoa, phòng chọn thời gian phù hợp tránh ảnh hưởng đến công việc của đối tượng. Đầu tiên điều tra viên trình bày lý do, mục đích và ý nghĩa của việc tiến hành nghiên cứu. Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, sau đó phát phiếu cho đối tượng điều dưỡng có mặt tại khoa để họ tự điền, điều tra viên sẽ có mặt tại khoa để giám sát và giải đáp thắc mắc cho đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nào xong thì xin lại phiếu và ai chưa xong thì xin nhận lại vào cuối buổi . Đối với những điều dưỡng không có mặt tại thời điểm điều tra viên sẽđến vào ngày hôm sau để tiếp tục việc thu thập số liệu.
2.2.5. Các biến số nghiên cứu
- Nhóm biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, tình trạng biên chế, lịch sửđào tạo.
- Nhóm biến số về kiến thức: kiến thức về nhóm yếu tố tác hại sinh học, kiến thức về nhóm yếu tố tác hại hóa học.
- Nhóm biến số về thái độ: nhận thức mức độ nguy hiểm; sự nhạy cảm trong nhận thức; nhận thức tầm quan trọng của việc dự phòng về một số yếu tố THNN ; nhận thức rào cản khi thực hiện các biện pháp dự phòng.
2.2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.
Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về một số yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Kiến thức: là sự hiểu biết của điều dưỡng liên quan đến một số yếu tố tác hại nghề nghiệp.
- Công cụ đo lường kiến thức gồm 11 câu. Mỗi câu trả lời đúng tương ứng 1
điểm. Tổng điểm cao nhất cho phần kiến thức là 29 điểm.
- Đánh giá kiến thức về YTTHNN của điều dưỡng: Tổng số điểm đạt được cho tất cả các câu hỏi dao động từ 0 đến 29 điểm. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị My về
“Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng tại bệnh viện Kiến An – Hải Phòng năm 2018”, Các điểm kiến thức được phân loại thành [11].
Kiến thức của các đối tượng được chia thành 2 mức:
+ Kiến thức chưa đạt (kém): khi tổng sốđiểm các câu trả lời đúng ≤ 50%
+ Kiến thức đạt: nếu tổng số điểm các câu trả lời đúng > 50% (trong đó điểm
đạt từ 50% - 75% = mức trung bình; tổng sốđiểm > 75% = mức tốt).
Đánh giá tần suất thực hành của điều dưỡng về một số yếu tố tác hại nghề
nghiệp
- Thực hành: là hành động thực tế của đều dưỡng khi tiến hành chăm sóc cho người bệnh.
- Công cụ đánh giá thực hành gồm 18 câu, thang điểm đánh giá gồm 3 bậc xây dựng theo thang điểm Likert gồm: luôn luôn thực hiện tương ứng 3 điểm, thỉnh thoảng thực hiện tương ứng 2 điểm, không thực hiện tương ứng1.
Đánh giá thái độ của điều dưỡng về dự phòng một số yếu tố tác hại nghề
nghiệp:
- Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài của quan điểm bên trong của điều dưỡng về một số yếu tố THNN.
- Công cụ đánh giá thái độ gồm 20 câu. Thang điểm đánh giá gồm 5 bậc xây dựng theo thang điểm Likert gồm: rất đồng ý, đồng ý, không quan tâm, không đồng ý và rất không đồng ý. Trong đó, rất đồng ý tương ứng với 5 điểm, đồng ý tương ứng với 4 điểm, không quan tâm ứng với 3 điểm, không đồng ý tương ứng với 2 điểm và
rất không đồng ý tương ứng với 1 điểm. + Thái độ “tích cực” nếu chọn 4 và 5 + Thái độ “trung tính” nếu chọn 3 +Thái độ “tiêu cực” nếu chọn 1 và 2
2.2.7. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số
- Số liệu định lượng được nhập, quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Các phân tích mô tảđược sử dụng để mô tả tỷ lệ kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng một số yếu tố tác hại nghề nghiệp ởđiều dưỡng viên.
- Đối với mục tiêu số 1: Kết quả xử lý và phân tích số liệu thống kê mô tảđược lập bảng phân bố tần số và tỷ lệ phần trăm các biến số. Tiếp đó, tiến hành đánh giá mức độ kiến thức về giá trị nhị biến “đạt hoặc không đạt”.
- Đối với mục tiêu số hai:
+ Tìm hiểu mối liên quan đến kiến thức: Kết quả kiểm tra phân phối cho thấy biến kiến thức có phân phối không chuẩn do đó sử dụng kiểm định khi bình phương để
kiểm định sự khác biệt (p < 0.05: CI95%) và sau đó chạy lại với mô hình hồi quy logistic đa biến để tìm mối liên quan. Tiếp đó, các biến độc lập đã được chuyển về nhị
phân: giới tính (0: nữ, 1: nam), trình độ (0: dưới đại học, 1: từ đại học trở lên), kinh nghiệm làm việc (0: từ 5 năm trở lại, 1: trên 5 năm), và số lần đào tạo trong năm vừa qua (0: chưa lần nào, 1: từ 1 lần trở lên) được đưa vào mô hình hồi quy logistis.
+ Tìm hiểu mối liên quan đến tần suất thực hành: Do phân phối biến tổng điểm thực hành không chuẩn nên chuyển đổi biến này thành dạng nhị phân thực hành đạt và không đạt. Sử dụng kiểm định khi bình phương để kiểm định sự khác biệt (p < 0.05: CI95%) và sau đó chạy lại với mô hình hồi quy logistic đa biến để tìm mối liên quan.
2.2.8. Sai số và biện pháp khắc phục
- Sai số ngẫu nhiên: do đối tượng không hiểu câu hỏi, câu hỏi không rõ nghĩa dẫn đến câu trả lời không chính xác, thiếu khách quan.
- Biện pháp khắc phục:
+ Giải thích rõ ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu để đối tượng nghiên cứu hợp tác.
+ Tạo điều kiện tốt nhất cho đối tượng nghiên cứu trả lời câu hỏi trung thực và chính xác nhất.
+ Kịp thời giải quyết những thắc mắc của đối tượng nghiên cứu cũng như các vấn đề khó khăn khác nếu nảy sinh.
+ Tổ chức phỏng vấn vào thời điểm thích hợp, tránh thời điểm đối tượng nghiên cứu đang phải làm việc hoặc địa điểm không phù hợp.
+ Điều tra thử: 30 bộ câu hỏi được phỏng vấn cho điều dưỡng khoa Hồi sức. Sau đó thực hiện điều chỉnh bộ công cụ cho phù hợp và dễ hiểu.
2.2.9. Vấn đềđạo đức của nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉđược triển khai khi được sự thông qua của Hội đồng đạo
đức trường đại học Điều dưỡng Nam Định.
- Nghiên cứu được sự chấp thuận của ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
- Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu.
- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được cung cấp tình hình thực tế và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, tai nạn từ các yếu tố tác hại nghề nghiệp và giúp nâng cao sức khỏe cho nhân viên
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung vềđối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nội dung thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi < 30 149 52,7 30-39 91 32,1 ≥ 40 43 15,2 Giới tính Nam 36 12,7 Nữ 247 87,3 Trình độ chuyên môn Sơ cấp 0 0 Trung cấp 130 50,0 Cao đẳng 98 34,6 Đại học 55 19,4 Thâm niên làm việc ≤ 5 năm 149 52,7 Từ 6 – 10 năm 52 18,4 Từ 11 – 20 năm 57 20,1 Trên 20 năm 25 8,8 Biên chế công việc Biên chế 273 96,4 Hợp đồng 7 2,5 Học việc 3 1,1 Đã từng được đào tạo Đã được đào tạo 278 98,2 Chưa được đào tạo 5 1,8 Số lần được đào tạo trong năm qua Chưa lần nào 42 14,8 1 lần 179 63,3 2 lần 37 13,1 > 2 lần 25 8,8
Từ bảng 3.1 cho thấy rằng, chủ yếu điều dưỡng có độ tuổi nhỏ hơn 30 tuổi chiếm tới 52,7%. Trình độ chuyên môn chiếm phần lớn là trung cấp chiếm 45,9%. Kinh nghiệm làm việc của điều dưỡng dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 52,7%. Lịch sử đào tạo, có 70,2% điều dưỡng đã được đào tạo về các yếu tố THNN và cách dự
Bảng 3.2. Phân bốđiều dưỡng theo khoa(n=283) Khoa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Khối Nội 86 30,4 Khối Ngoại 49 17,3 Hồi Sức (GMHS- HSTCCĐ) 67 23,7 Nhiễm – Lao 19 6,7 Cấp Cứu 24 8,5 Chuyên Khoa Lẻ 38 13,4
Từ bảng 3.2 cho thấy phân bố nơi làm việc, điều dưỡng ở khối nội đông nhất chiếm 30,4%, tiếp theo khoa hồi sức (GMHS-HSTCCĐ) chiếm 23,7%.
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng một số yếu tố tác hại nghề nghiệp của điều dưỡng. nghề nghiệp của điều dưỡng. 3.2.1. Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về một số yếu tố THNN. Bảng 3.3. Kiến thức của điều dưỡng về khái niệm yếu tố THNN (n=283) Khoa Đúng Sai Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Khối Nội 41 47,7 45 52,3 Khối Ngoại 12 24,5 37 75,5 Hồi Sức (GMHS- HSTCCĐ) 19 28,4 48 76,6 Nhiễm – Lao 7 36,8 12 63,2 Cấp Cứu 4 16,7 20 83,3 Chuyên Khoa Lẻ 13 34,2 25 65,8 Tổng 93 32,9 190 67,1
Từ bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng ở khối nội, lao-nhiễm và chuyên khoa lẻ
có khái niệm đúng về các yếu tố THNN cao hơn các khối khác, nhưng vẫn chưa được cao với tỷ lệ lần lượt là 47,7% và 36,8%. Chỉ có 34,2% điều dưỡng cả viện biết chính xác khái niệm về các yếu tố tác hại nghề nghiệp.
Bảng 3.4. Kiến thức đúng của điều dưỡng về các loại yếu tố THNN(n=283)
Từ bảng 3.4 cho thấy phần lớn điều dưỡng cho rằng các loại yếu tố tác hại nghề
nghiệp về hóa học: là từ chai, lọ thuốc, dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và chất thải từ người bệnh hóa trị lần lượt là 81,3% và 51,2%. Các loại yếu tố THNN về sinh học: Máu bị nhiễm vi rút viêm gan B,C, HIV; dịch cơ thể người bệnh nhiễm vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng; chất thải từ phòng bệnh cách ly làn lượt là 82,0%, 77,7% và 60,4%.
Bảng 3.5. Số lượng câu trả lời đúng về các loại THNN mà điều dưỡng cùng
lúc liệt kê (n=283).
Số lượng Yếu tố hóa học Yếu tố sinh học
Tần số (%) Tần số (%)
0 5 1,8 9 3,2
1 103 36,3 46 16,3
2 127 44,9 107 37,8
3 48 17,0 121 42,7
Từ bảng 3.5 cho thấy rằng điều dưỡng phần lớn trả lời 1 hoặc 2 ý đúng về phân loại yếu tố THNN hóa học và sinh học với tỷ lệ lần lượt 81,2% và 54,1%. Nhưng trả
lời đúng cả ba ý còn thấp chỉ có 17,0% và 42,7 %.
YTTHNN Phân loại Tần số Tỷ lệ (%)
Yếu tố hóa học
1. Thuốc chống ung thư, thủy ngân, dược phẩm 126 44,5 2. Chai, lọ thuốc, dụng cụ dính thuốc gây độc tế
bào 230 81,3
3. Chất thải từ người bệnh hóa trị 145 51,2
Yếu tố
sinh học
1. Chất thải từ phòng bệnh cách ly 171 60,4