Nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
Theo mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) cho rằng các cá nhân nhận thức được một vấn đề sức khỏe cho là nghiêm trọng có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi
để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe xảy ra (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó) [17]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số điều dưỡng nhận thức một cách tích cực qua quan điểm đồng ý và hoàn toàn đồng ý với mức độ nghiêm trọng của yếu tố
dưỡng, có 92,5% điều dưỡng có thể mắc các bệnh nghề nghiệp, viêm gan vi rút B,C, HIV nghề nghiệp có 78,8 % cho rằng họ sẽ có khả năng lo lắng, căng thẳng, rối loạn cảm xúc. có 91,1% cho rằng công việc của họ bịảnh hưởng và 80,2% cho rằng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc điều trị các bệnh nghề nghiệp. Tương tự một nghiên cứu định tính của tác giả Efstathiou, G đa phần điều dưỡng liệt kê được những mức độ nghiêm trọng giống như nghiên cứu của chúng tôi nếu như bị phơi nhiễm với yếu tố THNN, ngoài ra trong nghiên cứu này còn đề cập điều dưỡng họ sợ hãi nếu như
những thành viên trong gia đình mắc bệnh truyền nhiễm từ họ [29]. Nhờ nhận thức
được mức độ nguy hiểm của yếu tố THNN mà điều dưỡng sẽ có thể có những biện pháp phòng ngừa nhằm làm giảm nguy cơ phơi nhiễm bệnh bởi yếu tố THNN, việc thực hiện các biện pháp này còn tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của họ về các biện pháp dự phòng.
Sự nhạy cảm trong nhận thức:
Theo mô hình niềm tin sức khỏe dựđoán rằng các cá nhân cảm thấy rằng họ dễ
bị nhiễm một vấn đề sức khỏe cụ thể, họ sẽ tham gia vào các hành vi để giảm bớt rủi ro phát triển các vấn đề sức khỏe [17]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng phần lớn có thái độ đúng tiêu cực về vấn đề là họ sẽ không bị phơi nhiễm do yếu tố THNN, họ tin rằng họ có khả năng lớn bị phơi nhiễm do yếu tố THNN. Cụ thể
80.6% có thái độ tiêu cực, rằng họ sẽ không bị lây nhiễm, chấn thương khi tiếp xúc với yếu tố THNN. Có 80,2 % không đồng ý rằng họ sẽ không mắc các bệnh nghề
nghiệp. Có 62,5% có thái độ trung tính, rằng yếu tố THNN không thể gây ảnh hưởng
đến công việc của họ. So vơi nghiên cứu của tác giả Efstathiou, có nét tương đồng khá lớn là tất cả điều dưỡng trong nghiên cứu này thừa nhận rằng họ làm việc trong một môi trường không lành mạnh và chăm sóc cho những người có thể mắc các bệnh truyền nhiễm và họ tin rằng là họ dễ bị lây bệnh truyền nhiễm [29]. Đa phần điều dưỡng đã có sự nhạy cảm trong nhận thức của họ, khi họ cho rằng họ có nguy cơ cao bị phơi nhiễm nghề nghiệp, thì điều này có thể dự báo rằng họ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ bị phơi nhiễm đó.
Nhận thức lợi ích của các biện phòng dự phòng YTTHNN
Nếu một cá nhân tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm tính nhạy cảm đối với vấn đề sức khỏe hoặc giảm mức độ nghiêm trọng, thì người đó có khả năng tham gia vào hành vi đó bất kể sự thật khách quan liên quan đến hiệu quả của hành động [17]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhìn chung điều dưỡng đã có thái độ
tích cực với yếu tố THNN khi có 83,9% điều dưỡng cho rằng áp dụng các biện pháp dự phòng sẽ giúp họ giảm nguy cơ phơi nhiễm bệnh. Cụ thể hơn, luôn mặc đồ bảo hộ
lao động trong lúc làm thủ thuật chiếm 62.8 % , kiểm soát các thao tác kỹ thuật chiếm 93,3%, Báo cáo các tai nạn do một số yếu tố THNN gây ra chiếm 92,3% , tiêm phòng viêm gan B chiếm 93,3%, tuân thủ các biện pháp dự phòng chiếm 92,2%. Điều dưỡng phần lớn đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp dự phòng phơi nhiễm do yếu tố THNN, và để thực hiện được các biện pháp dự phòng có đầy đủ hay không thì còn dựa vào kiến thức của họ về vấn đề này. Nhưng thực tế, từ kết quả kiến thức về
phơi nhiễm do yếu tố THNN cho thấy điều dưỡng còn những lỗ hổng trong nhiều nội dung, nó có thể là rào cản cho việc thực hiện các biện pháp dự phòng.
Nhận thức rào cản với việc thực hiện các hành vi dự phòng YTTHNN
Nhận thức rào cản là đánh giá của một cá nhân về những trở ngại đối với việc thay đổi hành vi. Ngay cả khi một cá nhân nhận thấy tình trạng sức khỏe là đe dọa và tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm mối đe dọa một cách hiệu quả, các rào cản có thể ngăn chặn hành vi có lợi đến sức khỏe. Rào cản bao gồm sự: bất tiện, chi phí, sự
khó chịu liên quan đến hành vi [17]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 72.1% điều dưỡng cho rằng thiếu dụng cụ y tế và thiết bị an toàn ảnh hưởng đến họ. 48,1% điều dưỡng cho rằng quá tải công việc ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp dự phòng THNN, có 41,7 % đồng ý rằng bệnh nhân không hợp tác ảnh hưởng đến họ, 46,3%
đồng ý rằng chưa được đào tạo về dự phòng một số yếu tố THNN ảnh hưởng đến họ. Có 79,5% cho rằng thiếu nhân sự làm ảnh hưởng đến thực hành dự phòng một số yếu tố THNN của điều dưỡng. So vơi một nghiên cứu định tính của tác giả Efstathiou, G tất cả điều dưỡng đã liệt kê những rào cản tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoài ra nghiên cứu này còn chỉ ra những trường hợp cấp cứu khẩn cấp là một trở ngại
lớn trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, họ còn cho rằng việc sử dụng thiết bị
bảo vệ có tác động tiêu cực đến ngoại hình của họ, yếu tố tâm lý, kinh nghiệm làm việc, ảnh hưởng từ bác sỹ [29]. Đây là những yếu tốđược điều dưỡng xác định rằng nó sẽ cản trở đến thực hành dự phòng các yếu tố THNN trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Trong tín hiệu cho hành động, nội dung là việc tổ chức tập huấn của bệnh viện về phòng rủi ro nghề nghiệp, sự giám sát của phòng điều dưỡng trong thực hành của
điều dưỡng... [17]. Tuy nhiên, trong thực tế những năm gần đây bệnh viện chưa thực sự chú trọng trong việc tập huấn NVYT về mảng tác hại nghề nghiệp, ít chú trọng đến an toàn cho điều dưỡng. Ngoài ra, mức độ tự hiệu quả của các cá nhân là khác nhau,
để cá nhân có thể tham gia vào hành vi bảo vệ sức khỏe, họ cần đấu tranh với các thói quen có hại đã tồn tại trước, tương tự nghiên cứu của tác giả Efstathiou đa số diều dưỡng cho biết rất khó để họ thay đổi hành vi, mặc dù họ biết rằng điều đó không
đúng [30]. Bên cạnh đó điều dưỡng cần vượt qua các rào cản trong công việc như quá tải, thiếu nhân sự, thiếu dụng cụ an toàn… mặc khác để thực hiện các hành vi đầy đủ
và tốt nhất, điều dưỡng cần phải có kiến thức đầy đủ và toàn diện về dự phòng yếu tố
THNN. Trong thực tế nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức yếu tố THNN của điều dưỡng còn nhiều lỗ hổng, điều này có thể làm ảnh hưởng đến thực hành dự phòng YTTHNN của họ.
4.3. Thực hành dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của điều dưỡng
Tần xuất thực hành chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc của điều
dưỡng
Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn giúp điều dưỡng ngăn chặn tiếp xúc, lây nhiễm với các mối nguy hiểm nhằm phòng tránh các bệnh lây nhiễm, làm giảm tỷ lệ tổn thương và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho người điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều dưỡng sử dụng phương tiện dự phòng lây nhiễm cho cá nhân trước khi thực hiện thủ thuật tương đối tốt. Trong đó 88,0 %
điều dưỡng sử dụng khẩu trang, gang tay…khi người bệnh đông, 86,2 % điều dưỡng luôn mang găng khi xử lý dụng cụ, 91,9% luôn sử dụng các phương tiện phòng hộ khi
lấy và xử lý mẫu bệnh phẩm, 91,9% luôn mang khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc người bệnh, 85,5 % điều dưỡng luôn mặc áo choàng, kính và khẩu trang trong các kỹ
thuật có khả năng văng/ tràn máu. Tương đương so với nghiên cứu của Amadhila, J. and Marieta, J. (2017), có tới 96% số người được hỏi cho biết họ sử dụng găng tay, tạp dề, khẩu trang và kính bảo hộ trong khi phẫu thuật hoặc khi thực hiện các kỹ thuật [24]. Cao hơn với nghiên cứu của NguyễnThị Mỹ Khánh và cộng sự (2019) có 91,9%
điều dưỡng thường xuyên sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi làm thực hành chăm sóc người bệnh [9]. Điều này cho thấy ý thức thực hành dự phòng của điều dưỡng tương đối tốt, thường xuyên sử dụng đồ bảo hộ lao động trong các quy trình có nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên điều dưỡng luôn thực hiện vệ sinh tay theo 5 thời
điểm và đủ 6 bước theo quy trình của Bộ Y tế chưa cao với tỷ lệ lần lượt 76,0%.và 76,3%. Thấp hơn so với nghiên cứu của Amadhila, J. and Marieta, J. (2017) họ chỉ ra rằng 100% điều dưỡng rửa tay thường xuyên để ngăn chặn lây nhiễm hoặc giảm nhiễm trùng chéo [24]. Và nghiên cứu của Mahadeo Shinde cho thấy 98% điều dưỡng rửa tay
đúng cách sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân [47]. Sự khác này có thể do ý thức cá nhân mỗi điều dưỡng đối với những mối nguy hiểm chưa cao nên dẫn đến việc thực hiện dự phòng chưa tốt. Mỗi bệnh viện có quy định, kiểm tra giám…về việc điều dưỡng có thực hiện đúng quy trình chuẩn là khác nhau, có thể là quá tải công việc, bệnh nhân đông, không đủ thời gian. Vì vậy để giúp cho nhóm điều dưỡng không bị
tai nạn, rủi ro bị lây nhiễm không mông muốn, cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn để tất cả họ điều phải luôn thực hành sử dụng đồ bảo hộ lao động dự phòng phơi nhiễm, tổ chức các đợt tập huấn cập nhật những kiến thức mới về thực hành an toàn cho điều dưỡng và có những đợt kiểm tra đột xuất lúc họ thực hành chăm sóc để đánh giá lại.
Tần xuất thực hành của điều dưỡng về thực hành dự phòng YTTH sinh học.
Hầu hết những tai nạn xảy ra do yếu tố sinh học là do tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể người bệnh. Điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm qua đường máu, đặc biệt là máu của người bệnh bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV, virus viêm gan B và C qua những vết thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn đâm
phải [27],[41]. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra được mức độ quản lý mũi tiêm của
điều dưỡng khi thực hiện kỹ thuật, cho thấy có 90,1% điều dưỡng luôn luôn dùng panh để tháo rời kim, 87,3% không cầm bơm tiêm nhiễm khuẩn đi lại trong khi làm việc. Tuy nhiên còn gần ¼ ( 23,6%) tỷ lệ điều dưỡng dùng hai tay trực tiếp đậy nắp kim sau khi tiêm và tháo rời kim tiêm, chỉ cócó tới 50% điều dưỡng khi thực hành vẫn
để lại kim tiêm cho máu vào ống nghiệm . Cao hơn gấp 2,5 lần so với kết quả nghiên cứu Mahadeo Shinde (2015)chỉ có 9.5% dùng hai tay trực tiếp đậy nắp kim tiêm [47]. Bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy chỉ có 76,3 % điều dưỡng luôn luôn dùng gạc để bẻ ống thuốc. Cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Trung Tiến (2019) qua quan sát thực tế tại viện cũng chi có 45,6% dùng bông gạc bẻ ống thuốc [15]. Điều này cho thấy điều dưỡng có nguy cơ cao bị kim tiêm bẩn đấn trúng, gây tổn thương và lây nhiễm rất cao. Ý thức thực hành dự phòng và thực tế dùng gạc bẻ ống thuốc của điều dưỡng là còn rất thấp. Có thể do ý thức chủ quan của điều dưỡng, muốn làm nhanh bỏ
bước, bỏ qua quy trình chuẩn, do tại khoa thiếu bông gạc hoặc bệnh nhân đông. cần có sự kiểm tra giám sát từ người quản lý trực tiếp điều dưỡng tại khoa phòng.
Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 90,1 % điều dưỡng luôn tuân thủ đúng đủ các bước trong các quy trình kỹ thuât. Cao hơn so với nghiên cứu của Aluko.O.O (2016) chỉ có 52,1% điều dưỡng là luôn luôn tuân thủ các quy trình chuẩn [23]. Nhưng việc luôn luôn tuân thủđúng quy trình ởđiều dưỡng trong nghiên cứu còn chưa cao. Có thể lý giải sự khác nhau này là do sự chênh lệch kiến thức cũng như năng lực của mỗi điều dưỡng là khác nhau, môi trường làm việc khác nhau. Có thể do bệnh viện không đủ dụng cụ trang thiết bịđể họ thực hiện đầy đủ.
Việc phòng tránh các lây nhiễm nghề nghiệp, giảm thiểu tiếp xúc với các mối nguy hiểm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua các cuộc tập huấn trong tất cả các NVYT nên được thể chế hóa và bắt buộc. Thông qua chính sách, đào tạo trước khi đi làm, tập huấn thường xuyên và diễn tập phòng ngừa an toàn nên được cập nhật liên tục cho nhân viên chăm sóc sức khỏe về các nguy cơ nghề nghiệp,dự trữ và cung cấp dụng cụ phòng hộ cá nhân đầy đủđể thực hành an toàn.
Tần xuất thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa YTTH hóa học.
Trong nghiên cứu của chúng tôi còn tới 31,1% điều dưỡng không thực hiện hoặc thỉnh thoảng mang găng tay, kính, khẩu trang khi xử lý thuốc chống ung thư, chất tiết, chất thải từ người bệnh hóa trị liệu. Có thấp hơn nghiên cứu của Mahadeo Shinde, 47,8% điều dưỡng thỉnh thoảng sử dụng mặt nạ găng tay, tạp dề là cần thiết cho xử lý thuốc chống ung thư và hóa chất [47]. Qua đây cho thấy ý thức thực hành mang găng tay, kính, khẩu trang, mặt nạ, tạp dề của điều dưỡng khi có tiếp xúc hóa chất còn rất thấp. Bên cạnh đó điều dưỡng thực hành đúng khi xử lý vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào, nhiệt kế bị vỡ, quy trình xử lý đối với thuốc, dược phẩm hết hạn sử dụng chưa cao lắm với tỷ lệ 67,0% trở lên. Có thể là điều dưỡng chưa biết về hậu quả do các yếu tố gây hại này gây ra, chủ quan hoặc khoa phòng thiếu dụng cụ bảo hộ cho nhân viên. Cần bổ sung kiến thức về những tác hại do yếu tố
hóa học gây ra cho điều dưỡng. Từđó họ có ý thức cao trong thực hành dự phòng đảm bảo an toàn trong lúc làm việc.
Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn giúp điều dưỡng giảm thiểu tiếp xúc với các mối nguy hiểm nhằm phòng tránh các bệnh lây nhiễm, làm giảm tỷ lệ
tổn thương và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người điều dưỡng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt và chất lượng cho người bệnh. Giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 60,8% điều dưỡng có thực hành đạt về
tần suất thực hành dự phòng đối với các yếu tố THNN. Có cao hơn nhưng không đáng kể so với nghiên cứu ở Nigeria cho thấy gần 50% điều dưỡng thực hành đạt liên quan
đến thực hành an toàn về các nguy cơ nghề nghiệp và kết quả nghiên tại bệnh viện Nawaz Sharif Pakistan cho thấy chỉ có 57,7% điều dưỡng có thực hành tốt liên quan
đến thực hành an toàn tại bệnh viện [27],[31]. Điều này cho thấy thực hành điều dưỡng dự phòng các yếu tố THNN còn thấp. Cần tổ chức đào tạo và giáo dục thường xuyên cho các điều dưỡng để tăng cường an toàn lao động, xây dựng các chính sách hoặc chiến lược về tất cả các khía cạnh liên quan đến các rủi ro nghề nghiệp. Cần thường xuyên kiểm tra định kỳ các điều dưỡng đểđảm bảo an toàn trong lúc làm việc. Dữ trữ và cung cấp dụng cụ phòng hộ cá nhân đầy đủ, các thiết bị được thiết kế an