3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.3. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân
3.3.1. Ưu điểm
- Người bệnh đau sau phẫu thuật được chăm sóc tận tình, chu đáo; đa số hài lòng với chất lượng dịch vụ trong thời gian nằm viện.
- Đội ngũ thầy thuốc, điều dưỡng khoa có kiến thức, tận tâm với người bệnh, có kinh nghiệm chăm sóc, và được đánh giá dùng thuốc giảm đau kịp thời sau phẫu thuật.
- Luôn cung ứng đủ thuốc giảm đau với nhiều nhóm và chủng loại khác nhau để thầy thuốc ưu tiên lựa chọn, triển khai 1 số kỹ thuật giảm đau mới, hiện đại, tăng tính ưu việt, giúp người bệnh được hưởng những dịch vụ kỹ thuật tốt nhất.
Về phía Bệnh viện và nhân viên Y tế :
- Lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm và tạo điều kiện, hỗ trợ, chỉ đạo công tác điều dưỡng, công tác chăm sóc người bệnh có chất lượng, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Công tác chăm sóc người bệnh bằng thuốc và kiểm soát đau cho bệnh nhân sau phẫu thuật đã được chú trọng và quan tâm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu của người bệnh trong toàn huyện và các huyện lân cận đến khám và chữa bệnh dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ cùng với điều dưỡng phục người bệnh tốt nhất những nhu cầu của họ.
- Bệnh viện áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.
- Điều dưỡng không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh sau mổ lấy thai, chú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh. Điều dưỡng viên thực hiện tốt hai chức năng là độc lập và phối hợp.
3.3.2. Nhược điểm
- Số lượng điều dưỡng còn thiếu so với số lượng người bệnh ngày càng nhiều điều trị tại khoa CSSKSS nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc người
bệnh sau mổ lấy thai, thời gian giành cho tư vấn gần gũi, động viên an ủi người bệnh chưa nhiều.
- Một số trang thiết bị tại khoa còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc toàn diện.
- Chưa triển khai được việc đánh giá thang đau và quản lý đau bệnh nhân sau phẫu thuật dựa trên cơ sở khoa học và dựa vào bằng chứng. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm quan người thầy thuốc, điều dưỡng, cũng như cảm nhận của bệnh nhân.
- Một số điều dưỡng trẻ mới vào nghề, điều dưỡng mới luân chuyển chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá kịp thời và đúng mức mức độ đau của bệnh nhân.
- Triển khai kỹ thuật mới: giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau tối ưu, nhưng cần có ê kíp có trình độ cao, được đào tạo về dùng thuốc và chăm sóc theo dõi sát sao, giá dịch vụ cao, chi phí lớn, người dân ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ.
3.3.3. Nguyên nhân
- Về phía thầy thuốc: việc áp dụng quản lý đau và đánh giá thang đau cũng chưa được các thầy thuốc nói chung và các thầy thuốc ngoại khoa sản khoa quan tâm, dùng thuốc theo kinh nghiệm
- Về phía điều dưỡng: Phần lớn điều dưỡng chăm sóc và đánh giá mức độ đau của người bệnh đều dựa trên kinh nghiệm, phụ thuộc y lệnh của thầy thuốc. Điều dưỡng chưa cập nhật thông tin để sử dụng các kỹ thuật quản lý đau và đánh giá thang đau các quy trình tiên tiến trong quá trình chăm sóc người bệnh. Việc chăm sóc người bệnh dựa vào bằng chứng còn hạn chế do thiếu các đề tài nghiên cứu về điều dưỡng tại khoa. Các đề tài chăm sóc bệnh nhân sau mổ chưa được làm tại khoa CSSKSS của bệnh viện.
Một số ít điều dưỡng còn hạn chế về kỹ năng trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa, phòng điều trị.
- Về phía Bệnh viện và khoa phòng:
Chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt theo chuyên đề: Quản lý đau của người bệnh tại bệnh viện.
Công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế, lưu lượng bệnh nhân đông, lực lượng thầy thuốc và điều dưỡng còn thiếu, chưa giành thời gian cho nghiên cứu khoa học. Còn ngại và chưa biết phương pháp khi làm các đề tài hay nghiên cứu hay các chuyên đề chuyên môn.