XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô tả thực trạng giảm đau bằng thuốc sau phẫu thuật lấy thai tại trung tâm y tế huyện cẩm khê tỉnh phú thọ năm 2018 (Trang 45 - 47)

4.1. Đối với điều dưỡng

- Áp dụng đúng và đầy đủ quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nên được khuyến khích áp dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc.

- Người điều dưỡng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật lấy thai. Cần có trách nhiệm hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Cập nhật kiến thức về thang điểm đau và đánh giá thang đau áp dụng vào thực tiễn công tác chăm sóc người bệnh.

- Để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật lấy thai được tốt hơn người điều dưỡng phải hiểu được những nguy cơ và những biến chứng có thể xảy ra trong thời gian hậu phẫu, cũng như những biến cố có thể sảy ra khi người bệnh đau đớn.

Điều dưỡng phải áp dụng được những kiến thức mới vào chăm sóc người bệnh và phải chăm sóc người bệnh dựa vào bằng chứng.

- Điều dưỡng tại khoa cần có nhiều nghiên cứu khoa học về công tác điều dưỡng tại khoa để có thêm bằng chứng trong chăm sóc. Tích cực làm đề tài về chăm sóc người bệnh sau mổ lấy thai, chăm sóc người bệnh có cắt tử cung khi phẫu thuật lấy thai vì kỹ thuật này họ vô cùng đau đớn, từ đó có những cải tiến mang tính chất khoa học vào chăm sóc người bệnh.

- Tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp để học hỏi thêm về kiến thức chuyên sâu và biết phối hợp với các thành viên trong khoa phòng và trong Bệnh viện để việc chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

- Điều dưỡng phải phát huy tối đa được chức năng nghề nghiệp độc lập của mình khi chăm sóc người bệnh trong nắm bắt thông tin về người bệnh, tình hình ăn uống, vệ sinh, vận động, diễn biến bệnh, tư vấn nhằm đảm bảo chăm sóc toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

4.2. Đối với Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, khoa phòng

- Khoa CSSKSS cần đầu tư thời gian, tham mưu với hội đồng khoa học bệnh viện tổ chức các buổi hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề về đánh giá thang đau và quản lý đau cho người bệnh. Bệnh viện có triển khai, đánh giá và sử dụng công cụ dánh giá thang đau.

- Tăng cường thêm nhân lực điều dưỡng cho công tác chăm sóc người bệnh, đặc biệt các khoa có bệnh nhân chăm sóc cấp I hậu phẫu. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho điều dưỡng được tập huấn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

- Tạo một môi trường Bệnh viện thân thiện; là nơi điều trị, dưỡng bệnh an toàn và tin cậy cho mọi người dân và luôn gần gũi quan tâm giải thích động viên cho người bệnh hiểu rõ bệnh của họ và giúp họ sẵn sàng đón nhận mọi vấn đề đến với họ.

- Hướng dẫn cho người bệnh về nội qui khoa phòng giúp họ tuân thủ theo qui định. Hạn chế tình trạng người bệnh không hiểu hoặc hiểu sai hướng dẫn của điều dưỡng viên. Giúp người bệnh hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, làm tốt công tác quản lý đau, chăm sóc tốt bệnh nhân hậu phẫu, không để trường hợp nào kêu ca phàn nàn về đau đớn sau mổ và những tai biến chuyên môn do để bệnh nhân đau, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

- Lấy ý kiến phản hồi từ phía người bệnh và gia đình người bệnh thông qua tổ chức họp Hội đồng người bệnh hoặc thông qua hòm thư góp ý một cách công khai minh bạch đưa vào tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh.

4.3. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh

- Chủ động, tích cực cùng với điều dưỡng phối hợp trong công tác chăm sóc người bệnh..

- Cần tin tưởng và tuân thủ mọi quy định của khoa, tham gia cùng với điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.

- Có ý thực phòng chống bệnh tật khi ra viện bằng việc tuân thủ các hướng dẫn của điều dưỡng và tuyên truyền với người khác cùng tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô tả thực trạng giảm đau bằng thuốc sau phẫu thuật lấy thai tại trung tâm y tế huyện cẩm khê tỉnh phú thọ năm 2018 (Trang 45 - 47)