Nghiên cứu cũng đưa ra một số kết quả về việc người cha hỗ trợ thực hành NCBSM tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bảng 2.7. Về việc chăm sóc vợ tại bệnh viện
Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ (%)
Người chăm sóc vợ tại bệnh viện
Một mình người cha Có thêm người khác chăm sóc
6 363
1,6 98,4 Quan điểm về thời gian chăm sóc vợ tại
bệnh viện
Nhiều 18 4,9
Ít 100 27,1
Hợp lý 251 68,0
Bảng 2.7 cho thấy phần lớn số sản phụ trong nghiên cứu ngoài chồng ra còn nhận được sự chăm sóc của người thân khác trong gia đình như mẹ đẻ, mẹ chồng hay những người thân khác, tỉ lệ này là 98,4%
Quan điểm của người cha về thời lượng chăm vợ tại bệnh viện được chia thành 3 nhóm. Trong 369 ĐTNC, nhóm người cha cho rằng thời gian mình chăm vợ tại viện là nhiều chỉ có 18 người chiếm 4,9%, đa số cho rằng lượng thời gian mình ở viện chăm vợ là hợp lý (68%), còn có 27,1% cho rằng thời gian chăm vợ tại viện là chưa đủ.
Biểu đồ 2.10. Tổng điểm hỗ trợ của người cha trong thực hành NCBSM Biểu đồ 2.10 cho thấy điểm hỗ trợ của người cha về NCBSM được phân bố chuẩn với giá trị trung bình là 44 ± 8 điểm, có 2 người đạt điểm thấp nhất 28 điểm (chiếm 0,5%), 1 người đạt điểm cao nhất 65 điểm (0,3%), giá trị phân vị 50% là 42 điểm. Lấy giá 42 điểm là điểm phân cắt để phân loại điểm hỗ trợ của người cha thì có 184 (49,9%) người cha hỗ trợ chưa tốt, 185 (50,1%) hỗ trợ tốt.
Trong số 100 người cha cho rằng thời gian chăm sóc vợ tại bệnh viện là ít thì có một số nguyên nhân cản trở họ thực hiện chăm sóc, hỗ trợ vợ tại bệnh viện. Có thể thấy các lý do chính có tỉ lệ như sau:
61 1 11 27 0 10 20 30 40 50 60 70
Đi làm Đi chơi với bạn Ở nhà chăm sóc con khác
Do nội quy của bệnh viện
Biểu đồ 2.11. Lý do cản trở người cha chăm sóc vợ tại bệnh viện
Biểu đồ 2.11 cho thấy lý do gặp nhiều nhất dẫn đến thời gian chăm sóc vợ ít tại bệnh viện là do người cha phải đi làm (61%). Có 11% người cha ở nhà chăm sóc con khác. Tuy nhiên vẫn có một người cha đi chơi với bạn vì yên tâm có người khác chăm sóc vợ mình tại bệnh viện.
5.1 7.5 10 5.7 13.6 22 15.7 9.2 22.5 18.2 19.2 22.2 33.6 30.4 36.6 37.7 37 37.9 41.7 37.1 35.2 32.8 37.7 33.6 37.7 39.3 38.2 18.4 27.9 34.7 25.7 28.2 29.3 20.1 21.4 18.2 16.5 15.2 12.8 12 17.9 12.3 7 9.5 8.1 16 2.2 1.4 0.5 1.9 2.2 8.9 13.8 2.7 1.1 4.3 4.3 34.7 32 21.4
Đưa vợ đi khám thai Mua thức ăn vợ thích Bàn với vợ về chăm con Ở bên cạnh vợ ngay sau sinh Hỗ trợ vợ khi đau, khó khăn cho con bú
Vệ sinh cá nhân cho vợ
Tìm sự hỗ trợ khi vợ gặp khó khăn cho bú Quan tâm vợ khi vợ
cho con bú Nhắc vợ về lợi ích của việc cho con bú
Bảo vệ quan điểm NCBSM hoàn toàn
Tìm hiểu thêm về NCBSM Tự hoặc nhờ người
nhà mua sữa hộp
Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
Biểu đồ 2.12. Phân bố sự hỗ trợ của người cha trong thực hành NCBSMHT Biểu đồ 2.12 cho thấy trong số những người cha tham gia nghiên cứu, có rất ít người rất thường xuyên tìm hiểu thêm về NCBSM, bảo vệ quan điểm về NCBSM hoàn toàn (<10%)
Có tới trên 50% người cha thường xuyên đưa vợ đi khám thai, quan tâm khi vợ cho con bú, ở bên cạnh vợ sau khi sinh, bàn với vợ về chăm con, mua thức ăn vợ thích. Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ 28,2% các ông bố thường xuyên mua hoặc nhờ người nhà mua sữa cho con ăn.
Xét về tổng điểm hỗ trợ của người cha với thực hành NCBSM ta có biểu đồ sau: 50.1% 49.9% Hỗ trợ tốt Hỗ trợ chưa tốt
Biểu đồ 2.13. Sự tham gia hỗ trợ thực hành NCBSM
Theo biểu đồ 2.13, sử dụng điểm phân cắt là giá trị phân vị 50% (42 điểm) để phân loại sự tham gia hỗ trợ của người cha trong thực hành NCBSM tại bệnh viện ta có kết quả: chỉ 49,9% (184 trên tổng số 369) người cha hỗ trợ chưa tốt, trong khi có 50,1% (185 trên tổng số 369) người cha hỗ trợ vợ tốt tại bệnh viện.
Chương 3 BÀN LUẬN
Chuyên đề của chúng tôi thực hiện trên những người cha có vợ đến sinh con tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Độ tuổi của người cha đều phần lớn ở độ tuổi khuyến khích sinh đẻ, từ 25 đến 34 tuổi với 60,2% là có con thứ 2 trở lên.
Xét về nơi cư trú, tỉ lệ người cha đến từ nông thôn chiếm tỉ lệ cao với 52,3%, trong đó số người cha là nông dân chỉ chiếm 10%. Số này phần lớn là có vợ được chuyển từ tuyến dưới lên với nguy cơ thai nghén cao. Số cặp vợ chồng ở thành thị chỉ là 47,7%. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013. Tại bệnh viện này thì có đến 2/3 số sản phụ đến đẻ là ở nội thành [7]. Có thể nói rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bệnh viện khu vực Hà Nội là tương đối tốt, vì vậy ít sản phụ ở thành thị, cụ thể là tại thủ đô Hà Nội đăng ký đẻ tại đây. Đây cũng là một trong những mục tiêu giảm tải mà bệnh viện Phụ sản Trung ương muốn đạt được và bước đầu khẳng định thành công của bệnh viện trong lĩnh vực chỉ đạo tuyến mà Bộ Y tế giao phó.
3.1. Kiến thức của người cha về nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức của người cha là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thái độ và sự hỗ trợ của họ với thực hành NCBSM. Nghiên cứu của Vũ Thị Hà cho thấy chỉ có 44,1% người cha biết rằng nên cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh [10]. Trong khi nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 62,9% người cha biết về kiến thức này. Sự khác biệt này có thể là do thời điểm phỏng vấn ĐTNC của 2 nghiên cứu là khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi hỏi người cha ngay tại thời điểm ra viện, thời điểm này gần với thời điểm thực hành cho con BSSS của người vợ. Còn nghiên cứu của Vũ Thị Hà lại nghiên cứu tại thời điểm trẻ đã được 20 - 24 tháng tuổi, người cha sẽ khó khăn hơn trong việc nhớ lại kiến thức lúc mới sinh con.
Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ người cha biết tên gọi sữa non/sữa đầu là 73,7% cao hơn hẳn số người cha không biết kiến thức này (26,3%). Tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Trần Hữu Bích và Đinh Thị Phương Hòa tại khu vực nông thôn Việt Nam (37,8%, 40,1%) [3], tuy nhiên khá phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thế Kỷ trên đối tượng là người cha tại Thanh Hà, Hải Dương với 75% người chồng biết nên cho con bú trong vòng 1 giờ sau sinh [14].
Tỉ lệ người cha biết các kiến thức về định nghĩa NCBSM hoàn toàn, thời gian cho con bú, tần suất cho con bú lần lượt là 75,6%, 83,3%, 97,6%. Tỉ lệ này lớn hơn hẳn tỉ lệ người cha không biết các kiến thức này ở cả 3 nhóm tuổi 18-24, 25-34, từ 35 tuổi trở lên. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Vũ Thị Hà, kiến thức về NCBSM có sự khác biệt theo nhóm tuổi khác nhau. Trong đó, người cha ở nhóm tuổi cao hơn (trên 28 tuổi) có kiến thức tốt về NCBSM là 47,9% cao hơn so với tỉ lệ 31% trong nhóm những người cha thuộc nhóm trẻ tuổi (dưới 28 tuổi) (P=0,028) [10].
Tỉ lệ biết kiến thức về thời gian cho con bú cả ngày lẫn đêm trong nghiên cứu của chúng tôi là 83,5%. Còn theo Hoàng Thế Kỷ thì trên 95% người cha cho rằng nên cho con bú cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên 10,6% các ông bố cho rằng chỉ nên cho bú khi trẻ khóc và tỉ lệ này khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,01) giữa nông thôn (7,9%) và thành thị (29,6%) [14].
Bàn về điểm trung bình kiến thức NCBSM của người cha trong nghiên cứu này thì giá trị đó là 13,8, độ lệch chuẩn là 4,7 với điểm cao nhất là 25, điểm thấp nhất là 0 điểm trong tổng số điểm tối đa là 30 điểm. Điểm trung bình này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu tại huyện Thanh Hà, Hải Dương [14].
Khi phân loại kiến thức của người cha về NCBSM thành 2 loại là đạt và chưa đạt theo giá trị phân vị 50% (14 điểm) thì có 53,7% người cha có kiến thức chưa đạt. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu tại huyện Gia Lâm năm 2014 (59%). Sự chênh lệch này có thể là do địa bàn huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía Bắc Hà Nội, người cha có nghề nghiệp chủ yếu là công nhân (77,2%) nên sự tiếp cận với các thông tin y tế được khuyến cáo từ các bệnh viện lớn như bệnh viện PSTƯ còn hạn chế, ảnh hưởng đến kiến thức của họ về vấn đề này.
Một nhu cầu thực tế đặt ra là rất cần đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin, giáo dục về NCBSM cho người cha. Các hình thức cung cấp thông tin này có thể tổ chức vào cuối tuần nhằm cung cấp kiến thức kịp thời cho cả người cha và mẹ, đặc biệt là những người là công nhân, thợ thủ công, cán bộ/công chức nhà nước (chiếm 54,7%), không có thời gian tham dự trong giờ hành chính. Việc tổ chức các lớp học tiền sản này cũng phải được thông báo, quảng bá đến các sản phụ, thai phụ, chồng của họ khi đến khám và sinh tại viện bằng băng rôn, biểu ngữ, bảng thông báo, tờ rơi để họ có kế hoạch tham dự.