Tỷ lệ loét áp lực Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nói chung và tại khoa HSTC- CĐ nói riêng trước khi được đưa vào là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng bệnh viện[] thì việc theo dõi, đánh giá còn chưa đầy đủ. mặc dù trước đó cũng có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Từ năm 2016 phòng Điều dưỡng là đầu mối xây dựng các chỉ tiêu chăm sóc, trong đó chỉ tiêu về loét áp lực được duy trì hàng năm.
Tại khoa HSTC- CĐ công tác phòng ngừa chăm sóc loét áp lực là vấn đề được quan tâm trong công tác điều dưỡng. Tỷ lệ loét hàng năm trong [Biểu đồ 2.1]cho thấy tỷ lệ loét/số người bệnh vào khoa hàng năm có giảm nhưng khá thấp(0,2%-0,6%). Kết quả này có thể do một nguyên nhân sau: người bệnh nặng, nhiều bệnh lý phối hợp hoặc các bệnh lý cấp trên người bệnh có bệnh lý nền mạn tính, người bệnh sau phẫu thuật hoặc có các thủ thuật xâm lấn việc trăn trở chăm sóc khó khăn…. nguy cơ xảy ra loét áp lực cao và rất cao. Bên cạnh đó nhân lực điều dưỡng còn còn chưa đủ, chưa có một guieline chuẩn làm nền tảng cho việc phòng ngừa chăm sóc loét áp lực, việc cập nhật liên tục về vấn đề mới còn hạn chế, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và “bắt chước”. Việc chăm sóc loét còn mang tính cục bộ, chưa thống nhất cách chăm sóc, dẫn đến người bệnh có sự so sánh giữa các điều dưỡng, vì tính chất làm ca nên việc thảo luận thống nhất chưa cao, trong đó có một số vấn đề chưa đề cập đến như: đánh giá nguy cơ ngay từ lúc vào,đánh giá da, đánh giá dinh dưỡng, tần suất giải phóng áp lực, giải quyết nguy cơ ….. và chưa có sự đồng thuận trong việc áp dụng quy trình phòng ngừa và chăm sóc loét áp lực( qua khảo sát điều dưỡng năm 2019). Một số nhân viên y tế vẫn còn coi viêc chăm sóc, phòng ngừa loét là trách nhiệm Điều dưỡng