điểm thay đổi cho phù hợp với thực tế của khoa. Quy trình được thông qua bởi các Hội đồng Khoa học kỹ thuật bệnh viện, hoàn thiện và được cho phép áp dụng.
2.3. Áp dụng gói phòng ngừa và chăm sóc loét áp lực theo khuyến cáo NPUAP NPUAP
A. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Các bước thực hiện
+ Xây dựng qui trình đánh giá, phòng ngừa và chăm sóc mới (Phụ lục 1) + Thông qua các Hội đồng về nội dung qui trình
+ Tập huấn cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu và điều dưỡng chăm sóc các bước trong đánh giá, phòng ngừa và chăm sóc loét theo quy trình mới + Áp dụng qui trình trên nhóm nghiên cứu (nhóm 1)
+ Thực hiện theo qui trình cũ trên nhóm chứng(nhóm 2) tương đồng(dựa điểm Waterlow)
+ Đánh giá hiệu quả áp dụng qui trình 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
11.200% 10.600% 9.970% 9.830% 9.00% 9.500% 10.00% 10.500% 11.00% 11.500%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Người
b
ện
h
+ Điểm phòng chống thương tích áp lực
+ Công cụ thang đo loét áp lực để chữa bệnh (PUSH) để theo dõi quá trình lành vết loét do áp lực.
+ Thước đo (cm) + Bảng điểm Waterlow + Đánh giá dinh dưỡng Mini - Một số chỉ tiêu
+ Tuổi, giới, mặt bệnh + Thời gian nằm tại ICU + Tỷ lệ mắc loét áp lực + Tỷ lệ lưu hành loét áp lực
+ Đánh giá nguy cơ và giải quyết nguy cơ + Chăm sóc da, dinh dưỡng
+ Thay đổi tư thế và giả quyết nguy cơ + Điểm PUSH, WATERLOW, MINI B. NỘI DUNG GÓI DỰ PHÒNG
Gói dự phòng gồm 5 phần chính, trong mỗi phần chính sẽ có các tiểu mục nhỏ nhằm định hướng cụ thể vấn đề trên mỗi người bệnh để có kế hoạch phòng chống loét theo tính chất cá biệt hóa cho từng vấn đề của mỗi người bệnh:
1. Đánh giá rủi ro 2. Chăm sóc da 3. Dinh dưỡng
4. Thay đổi tư thế, giải phóng áp lực 5. Tư vấn, hỗ trợ
Trên hai nhóm người bệnh có điểm Waterlow tương đồng sẽ áp dụng gói dự phòng trên nhóm 1 và quy trình thường quy trên nhóm chứng.
C. CÁH ĐÁNH GIÁ
Để có đánh giá kết quả việc áp dụng gói chăm sóc dự phòng loét áp lực theo khuyến cáo NPUAP đảm bảo khách quan và khoa học, 140 người bệnh điều trị tại khoa trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2020 là những người mắc các bệnh lý có nguy cơ loét áp lực, đòi hỏi phải chăm sóc dự phòng loét áp lực. , bao gồm: Tai biến mạch não (TBMN), Chấn thương sọ não (CTSN), Viêm phổi (VP) và
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Người bệnh được phân ngẫu nhiên thành 02 nhóm , mỗi nhóm 70 người bệnh:
- Nhóm 1 (Nhóm can thiệp): Áp dụng Qui trình chăm sóc theo khuyến cáo NPUAP.
- Nhóm 2 (Nhóm đối chứng): Thực hiện chăm sóc và dự phòng loét ép như thường lệ.
Sử dụng Bảng điểm Waterlow để đánh giá nguy cơ loét áp lực (Phụ lục 2). Sử dụng thang đo PUSH để đánh giá quá trình lành loét (Phụ lục 3). Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.