Quy tắc chọn lựa spin, bậc đa cực và độ chẵn lẻ được xác định theo điều kiện (1.18) và (1.19). Vì tỷ số giữa xác suất dịch chuyển của bậc đa cực L+1 và bậc đa cực L xấp xỉ 2 3 (2 3) R
thực nghiệm chỉ có thể đo được các đa cực bậc thấp và có thể bỏ qua các đa
cực bậc cao. Thực nghiệm chứng tỏ các kết quả sau [4][31]:
1) Không tồn tại đơn photon ứng với dịch chuyển đơn cực E0; 2) Dịch chuyển lưỡng cực điện E1 có xác suất lớn nhất;
3) Nếu dịch chuyển hỗn hợp thì thường chỉ gồm hai thành phần với bậc đa
cực sai khác nhau một đơn vị;
4) Không có dịch chuyển hỗn hợp của hai bức xạ cùng loại;
5) Nếu trong dịch chuyển hỗn hợp, đa cực bậc thấp nhất L đã tương ứng với bức xạ từ thì bức xạ hỗn hợp có đa cực L + 1 phải là bức xạđiện; 6) Nếu trong dịch chuyển có đa cực bậc thấp nhất L đã là dịch chuyển
điện thì dịch chuyển từ với bậc đa cực L+1 thường không xảy ra;
7) Đối với một dịch chuyển hỗn hợp xác định thì tỷ số cường độ của các thành phần M(L) và E(L+1) là hằng số và chỉ phụ thuộc vào cấu trúc bên trong hạt nhân mà không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài;
8) Với cùng một giá trị L thì xác suất dịch chuyển điện lớn hơn 10 – 102 lần. Nguyên nhân của điều này là do tương tác từ yếu hơn tương tác điện khá nhiều;
9) Khi bậc đa cực tăng và năng lượng của lượng tử gamma giảm thì xác suất dịch chuyển giảm, thời gian sống sẽ tăng lên.