Thay đổi cấu trúc hệ thống che chắn, dẫn dòng nơtron

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mật độ mức và hàm lực thực nghiệm của các hạt nhân ti49, v52, ni59 (Trang 47 - 48)

Năm 2003, KS3 sau một thời gian không sử dụng đã được khôi phục để bố trí hệ đo trùng phùng gamma - gamma. Các thiết bị chuẩn trực, dẫn dòng, đóng

mở kênh được thiết kế, chế tạo lại cho phù hợp với việc bố trí thí nghiệm nghiên cứu phân rã gamma nối tầng. Cấu trúc của hệ thống thí nghiệm được mô tả chi tiết trong các tài liệu tham khảo [10][17]. Đến năm 2010, do yêu cầu qui hoạch lại không gian của kênh và tăng độ an toàn bức xạ của lò phản

ứng nên các thiết bị che chắn phóng xạ, dẫn dòng nơtron cần phải được thiết kế, chế tạo lại cho phù hợp với yêu cầu mới. Các nội dung công việc mà tác giả cùng nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện gồm có [9]:

1. Tháo dỡtường bao xung quanh KS3;

2. Thay cơ cấu đóng dòng nơtron bằng nước bởi thiết bị đóng dòng cơ học mới được làm từ nhôm và các vật liệu che chắn nơtron;

3. Thiết kế, chế tạo lại các chuẩn trực và thiết bịkín nước cho kênh; 4. Lắp đặt lại khối cản xạ ở miệng kênh để đảm bảo an toàn bức xạ; 5. Thiết kế, chế tạo khối chắn chùm nơtron.

Các thiết bị mới sau khi chế tạo đã được lắp đặt vào KS3 và cân chỉnh để đảm bảo: dòng nơtron đi qua đúng vị trí đặt mẫu đo, tâm của các đetectơ bán dẫn và mẫu cùng nằm trên một đường thẳng, dòng nơtron sau khi đi qua mẫu sẽ

kết thúc ở tâm của khối chặn dòng nơtron. Sơ đồ bố trí các thiết bị được lắp

Hình 2. 4 Sơ đồ lắp đặt thiết bị bên trong và ngoài KS3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mật độ mức và hàm lực thực nghiệm của các hạt nhân ti49, v52, ni59 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)