Kiến thức của bà mẹ về cách chăm sóc và phòng bệnhtiêu chảy cho trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức của bà mẹ về phòng và chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho con dưới 12 tháng tuổi tại 3 xã ngoại thành, thành phố lạng sơn sau giáo dục sức khỏe (Trang 29 - 35)

1.4.1. Thc trng kiến thc ca bà m v cách chăm sóc và phòng bnh tiêu chy

cho tr em

Bệnh tiêu chảy vẫn luôn là một vấn đề thời sự của Y tế Thế giới từ nhiều năm nay. Trên phạm vi toàn cầu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong sau bệnh tim mạch cho mọi lứa tuổi và là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em [53]. Ở những vùng đông dân cư, kém phát triển tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong là cao nhất. Ở nước ta, trình độ học vấn đã được cải thiện, trình độ hiểu biết của đại đa số người dân tăng lên. Tuy nhiên một số nơi dân trí vẫn còn thấp, đặc

biệt ở vùng miền núi và nông thôn, nên việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao dân trí nói chung và các vấn đề sức khỏe, bệnh tật nói riêng của các đối tượng này vẫn cần làm thường xuyên và tích cực hơn. Nếu người dân có kiến thức tốt việc phối hợp với các thầy thuốc trong điều trị và phòng bệnh tiêu chảy sẽ đạt hiệu quả cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy và tử vong do tiêu chảy.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy các bà mẹ có con dưới 5 tuổi còn thiếu hụt kiến thức và thực hành về chăm sóc con nói chung và con bị tiêu chảy nói riêng. Nghiên cứu của tác giả Akhtaruzzaman và cộng sự cho thấy tại một vùng của Sudan, khi tìm hiểu về kiến thức của bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi về ORS và thực hành cho ăn cũng như sử dụng các thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy có 77,5% bà mẹ sử dụng ORS theo kiến thức của họ và 53,06% bà mẹ sử dụng nước ít hơn khi trẻ bị tiêu chảy [32]. Nghiên cứu của tác giả Digre P và cộng sự cũng cho biết có 80% các bà mẹ biết ORS nhưng chỉ có dưới 50% biết vai trò của ORS và một tỷ lệ nhỏ cho rằng việc cho trẻ uống ORS là khó khăn [37]. Amare D và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu từ tháng 4-5 năm 2014 trên 846 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bang Amhara, Tây Bắc Ethiopia với kết quả 63,5% bà mẹ có kiến thức tốt về bệnh tiêu chảy nhưng lại có tới 54,1% bà mẹ thực hành kém về quản lý tiêu chảy [33].

Nghiên cứu của Agbolade và cộng sự (2015) đã nghiên cứu trên 403 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bang Oyo, Nigeria về kiến thức bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Kết quả cho thấy có 26,8% bà mẹ có kiến thức tốt, 60,8% bà mẹ có kiến thức trung bình và 12,4% bà mẹ có kiến thức kém. Nghiên cứu còn chỉ ra kiến thức về bệnh tiêu chảy và cách phòng bệnh của bà mẹ có ảnh hưởng tích cực đến quản lý bệnh tiêu chảy ở trẻ em [31].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hà và cộng sự cũng cho thấy kiến thức và thực hành của người dân về bệnh tiêu chảy cấp tại 2 xã tỉnh Yên Bái với điều tra cắt ngang trên 400 hộ gia đình: có trên 90,5% người dân được điều tra có biết bệnh tiêu chảy cấp, tuy nhiên chỉ có 44,5 cho là bệnh cần cách ly [7]. Tác giả Trần Đỗ Hùng

và cộng sự đã nghiên cứu trên 335 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho thấy: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 26,9%, có 87,5% các bà mẹ có kiến thức đúng về bù nước, 55,1% các bà mẹ có kiến thức đúng về gói ORS, 63,6% bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dưỡng trong tiêu chảy cấp [15].

Năm 2017, Lưu Thị Mỹ Thục đã nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của 300 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh Viện Nhi Trung ương từ tháng 6 đến tháng 10/2017. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết về bệnh tiêu chảy cấp là 59,0%; 60,0-87,7% có thể nhận biết các dấu hiệu mất nước thông thường, nhưng chỉ có 15,7% có kiến thức tốt về bệnh; 74% có hiểu biết đúng về hậu quả của bệnh; 93% bà mẹ biết về Oresol (ORS) trong đó, trong đó 90% biết cho trẻ uống ORS đúng cách, và 74,7% có thể pha ORS đúng như hướng; tỷ lệ bà mẹ rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với phân của trẻ là 75%, nhưng chỉ có 26,7% cho trẻ uống vắc xin phòng vi rút Rota. Tình trạng thiếu kiến thức về tiêu chảy cấp trong nghiên cứu này có liên quan đến độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẹ. Do đó, công tác truyền thông nâng cao kiến thức cho bà mẹ về tiêu chảy cấp cần chú ý đến những đặc điểm này để có những chiến lược truyền thông phù hợp [27].

Tóm lại: Đại đa số các đề tài nghiên cứu về dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy đều tập trung nhiều vào việc khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan đến dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp từ đó đưa ra các khuyến nghị thích hợp. Trong khi đó có rất ít những đề tài về can thiệp như can thiệp giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi để góp phần nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

1.4.2. Các gii pháp can thip v thay đổi kiến thc ca bà m v cách chăm sóc

và phòng bnh tiêu chy cho tr em

Sarah Hanieh và cộng sự đã nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trước sinh cho 1049 bà mẹ đang mang thai ở nông thôn Việt Nam từ ngày 28/9/2010 đến ngày 08/01/2012, trẻ sơ sinh được theo dõi trong 6 tháng và cho kết quả với 32,8% trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng

sữa mẹ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện điều trị nội trú vì nghi ngờ viêm phổi (Tỷ lệ lẻ (OR) 0,39, Khoảng tin cậy 95% (CI) 0,20 đến 0,75) và bệnh tiêu chảy (OR 0,37, 95% CI 0,15 đến 0,88)[39].

Tác giả Ejemot-Nwadiro và cộng sự năm 2015 đã tổ chức 12 cuộc thử nghiệm từ các trung tâm chăm sóc trẻ em hoặc trường học ở các nước chủ yếu có thu nhập cao (54.006 người tham gia), 9 thử nghiệm dựa trên cộng đồng ở LMIC (15.303 người tham gia) và 01 thử nghiệm dựa trên bệnh viện ở những người bị suy giảm miễn dịch mắc phải hội chứng (AIDS) (148 người tham gia). Tăng cường công tác rửa tay tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc trường học ngăn ngừa khoảng một phần ba các đợt tiêu chảy ở các nước thu nhập cao (tỷ lệ 0,70; CI 95% 0,58 đến 0,85; chín thử nghiệm, 4664 người tham gia , bằng chứng chất lượng cao) và có thể ngăn chặn tỷ lệ tương tự trong LMIC nhưng chỉ có hai thử nghiệm từ thành thị Ai Cập và Kenya đã đánh giá điều này (tỷ lệ 0,66, 95% CI 0,43 đến 0,99; hai thử nghiệm, 45.380 người tham gia, bằng chứng chất lượng thấp). 3490 bà mẹ tham gia nghiên cứu một thử nghiệm có sự giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy cấp cho trẻ khi tăng cường tuân thủ quy trình rửa tay [38].

Mahama Saaka, năm 2014 đã nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên trên 991 bà mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 0 - 36 tháng về đánh giá mối quan hệ giữa kiến thức và thực hành đồng thời giáo dục sức khỏe cho bà mẹ chăm sóc trẻ tiêu chảy câp ở vùng nông thôn. Kết quả cho thấy chương trình giáo dục góp phần rất đáng kể thay đổi kiến thức về chăm sóc trẻ của bà mẹ ở Ghana [45].

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Tưởng Thị Huế (2017) có thể thấy trước can thiệp giáo dục sức khỏe, các bà mẹ có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ rất thấp 1,2%; kiến thức khá 37,8%, kiến thức trung bình 48,8%, kiến thức kém 12,2%. Sau can thiệp giáo dục kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2017 được cải thiện đáng kể. Ngay sau can thiệp: Các bà mẹ có kiến thức tốt là 93,9%, kiến thức khá là 4,9%,kiến thức trung bình là 1,2% và không còn kiến thức kém. Sau can

thiệp 1 tháng: Các bà mẹ có kiến thức tốt là 50%, kiến thức khá là 47,1%, kiến thức trung bình là 2,9% và không có kiến thức kém [14].

Tóm lại: Giáo dục sức khỏe là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao kiến thức cho các bà mẹ nói chung cũng như các bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi về dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp.

1.5. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao kiến thức

1.5.1. Khái nim

Truyền thông giáo dục sức khoẻ giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng [12].

Mục đích quan trọng cuối cùng của truyền thông giáo dục sức khoẻ là làm

cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác. Trong truyền thông giáo dục sức khoẻ chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố nào có lợi và yếu tố nào có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe.

1.3.2 Vai trò ca truyn thông giáo dc sc kho

Vai trò của truyền thông:

- Truyền thông giúp trang bị cho người dân các thông tin về các sự việc, quan điểm và thái độ họ cần có để đưa ra các quyết định về các hành vi sức khỏe: Truyền thông diễn ra khi các thông điệp về sức khỏe được truyền đi và thu nhận. Những thông điệp về sức khỏe là những điều quan trọng cần được cân nhắc cho mọi người trong cộng đồng biết và làm. Nguồn phát thông tin về sức khỏe có thể từ các cán bộ y tế địa phương hoặc trung ương, cũng có thể chính các thành viên trong cộng đồng nhận ra những nhu cầu cần thay đổi [12].

- Một vấn đề quan trọng là điều gì sẽ xảy ra khi thông điệp được chuyển đến đối tượng? Đó chính là mục đích của truyền thông giáo dục. Nếu đối tượng nghe và hiểu thông điệp và tin tưởng vào nó chứng tỏ rằng quá trình truyền thông đã được thực hiện tốt. Nếu như chỉ truyền thông đơn giản rất khó thay đổi được các hành vi. Như chúng ta đã biết quá trình thay đổi hành vi rất phức tạp. Nhưng các sự kiện và quan điểm được nghe, được hiểu và tin tưởng rất cần thiết để mở đường cho những thay đổi mong muốn trong hành vi và hình thành sự tham gia của cộng đồng.

Vai trò của giáo dục sức khỏe

- Giáo dục sức khỏe là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Giáo dục sức khoẻ cũng là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ sở y tế [12].

- Giáo dục sức khỏe là một hệ thống các biện pháp Nhà nước, xã hội và y tế, nghĩa là phải xã hội hoá công tác này, nhằm lôi cuốn mọi ngành, mọi giới, mọi tổ chức xã hội cùng tham gia, trong đó ngành y tế làm nòng cốt và tham mưu [12].

1.6. Địa bàn nghiên cứu

Thành phố Lạng Sơn có diện tích khoảng 79 km². Thành phố nằm bên quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 150 km; cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 18 km; cách Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía đông bắc. Dân số của thành phố năm 2018 là 200.108 người, với nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ,...

Thành phố Lạng Sơn bao gồm 5 phường, 3 xã. Dân số của 3 xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc và Mai Pha lần lượt là 12890 người, 4641 người và 7740 người.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức của bà mẹ về phòng và chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho con dưới 12 tháng tuổi tại 3 xã ngoại thành, thành phố lạng sơn sau giáo dục sức khỏe (Trang 29 - 35)