Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức của bà mẹ về phòng và chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho con dưới 12 tháng tuổi tại 3 xã ngoại thành, thành phố lạng sơn sau giáo dục sức khỏe (Trang 43 - 45)

Bước 1: xây dụng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ.

- Bộ công cụ được tác giả tự xây dựng dựa trên hướng dẫn về phòng và xử trí tiêu chảy cấp trẻ em của WHO, Bộ Y tế và Chương trình CDD. Tác giả xin ý kiến của 2 chuyên gia là 2 bác sỹ nhi khoa hiện đang công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đánh giá và góp ý về nội dung bộ câu hỏi. Sau đó, bộ công cụ được chỉnh sửa và thông qua hội đồng đạo đức của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

- Thử nghiệm và hoàn thiện: Bộ công cụ xây dựng xong được sử dụng điều tra thử trên 20 bà mẹ có con dưới 12 tháng đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu (những người này không được chọn lại vào mẫu nghiên cứu).Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Xác định độ tin cậy của bộ công cụ bằng cách xác định hệ số Cronbach alpha thu được: Về kiến thức dự phòng bệnh tiêu chảy hệ số Cronbach alpha thu được là 0,864; phần kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp hệ số Cronbach alpha thu được là 0,890. Do đó, bộ công cụ có độ tin cậy cao và được sử dụng để thu thập số liệu.

- Lựa chọn 5 điều tra viên là giáo viên - Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn. - Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giáo dục sức khỏe.

- Thời gian, địa điểm: 01 ngày tại Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn.

- Người tập huấn: Nghiên cứu viên và một giảng viên chuyên ngành truyền thông giáo dục sức khỏe.

Năm điều tra viên sẽ phối hợp với nghiên cứu viên trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, phỏng vấn thu thập số liệu và thực hiện can thiệp giáo dục sức khỏe.

Bước 3: Thu thập số liệu trước can thiệp (T0)

- Hàng tháng khi các bà mẹ đưa con đến trạm y tế để tiêm phòng trong thời gian chờ theo dõi phản ứng sau tiêm, điều tra viên giải thích cho các bà mẹ về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu; đồng thời cam kết toàn bộ thông tin mà các bà mẹ cung cấp trong phiếu điều tra chỉ phục vụ cho nghiên cứu và được giữ kín. Các bà mẹ có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể ngừng tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào. Nếu các bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu thì điều tra viên cho ký vào phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu.

- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước (phụ lục 1). Trong quá trình phỏng vấn nghiên cứu viên và điều tra viên giải thích cho các bà mẹ về những câu hỏi mà các bà mẹ không hiểu. Sau đó điều tra viên tổng hợp lại các phiếu điều tra để đánh giá kiến thức về dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy của các bà mẹ (Đánh giá lần 1: T0).

Bước 4:Từ kết quả thu được ở lần đánh giá lần 1 nghiên cứu viên và điều tra viên tiến hành phân tích, đánh giá và tìm ra điểm yếu và thiếu về kiến thức dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy của các bà mẹ; tiến hành thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe và đánh giá ngay sau khi can thiệp bằng bộ công cụ và phương pháp đánh giá giống trước can thiệp (Đánh giá lần 2: T1).

Bước 5:Sau 1 tháng theo lịch hẹn nghiên cứu viên và điều tra viên gọi điện nhắc đối tượng nghiên cứu đến đúng lịch. Khi đối tượng nghiên cứu đến trạm y tế, nghiên cứu viên và điều tra viên tiến hành đánh giá lại kiến thức dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 3: T2).

Bước 6: Số liệu sau mỗi lần thu thập được kiểm tra, mã hóa và nhập liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức của bà mẹ về phòng và chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho con dưới 12 tháng tuổi tại 3 xã ngoại thành, thành phố lạng sơn sau giáo dục sức khỏe (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)