2.10.1. Sai số
- Sai số nhớ lại và chủ quan của người bệnh trả lời phỏng vấn có thể xảy ra ở một số câu hỏi do không nhớ chính xác những việc xảy ra trong quá khứ.
- Sai số ngẫu nhiên: Do điều tra viên có thể giải thích chưa rõ câu hỏi hoặc do đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ nội dung của câu hỏi.
- Sai số do quá trình nhập số liệu, xử lý số liệu bằng máy tính.
2.10.2. Biện pháp khắc phục sai số
* Đối với nghiên cứu viên
- Để các thông tin thu thập được có chất lượng tốt nhất, phiếu điều tra phỏng
vấn được thiết kế logic với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để người bệnh có thể dễ
dàng trả lời. Tiến hành điều tra thử tìm ra những điểm chưa hợp lý để khắc phục. - Trước khi phỏng vấn, nghiên cứu viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa để đối tượng nghiên cứu hợp tác đảm bảo tính trung thực.
- Nghiên cứu viên kiểm tra lại phiếu điều trangay sau khi điều tra, phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ, không hợp lý thì sẽ bị hủy hoặc sẽ bổ sung đầy đủ.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra số liệu trước khi phân tích.
- Với sai số do quá trình nhập và xử lý số liệu: Số liệu sau khi đã được thu thập đầy đủ đã được tiến hành làm sạch và nhập làm 2 lần riêng biệt sau đó so sánh với nhau tìm ra sự khác biệt và sửa chữa.
* Đối với đối tượng được phỏng vấn: Được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã lựa chọn được 270 người bệnh đáp ứng đủ với tiêu chuẩn chọn mẫu trong đó có 90 người bệnh được tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe. Tất cả số người bệnh này đều tham gia đầy đủ vào hoạt động nghiên cứu, không có người bệnh nào bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu. Sau khi phân tích số liệu, chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu như sau: