7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Phương thức và mức đóng BHXH
Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Bình Định đang thực hiện phương thức và mức đóng BHXH theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH day dưa, kéo dài.
2.3.2.1. Phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc a. Phương thức đóng a. Phương thức đóng
- Đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hàng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
- Đóng theo địa bàn:
+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
Bảng 2.9. Tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng của NLÐ và NSDLÐ
Năm Người SDLĐ (%) NLĐ (%) Cộng (%)
BHXH BHXH
2018-2020 17 8 25
(Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Bình Định) * Căn cứ xác định mức đóng BHXH bắt buộc chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, cụ thể như sau:
- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (thực hiện theo thang, bảng lương của Nghị định 204/2004/NĐ-CP) thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở (quy định tại Khoản 1, Điều 89 Luật BHXH 2014).
- Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và từ ngày 01/01/2018 trở đi thêm các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động (quy định tại Khoản 1, Điều 89 Luật BHXH 2014). Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở (quy định tại Khoản 3, Điều 89 Luật BHXH 2014). Ngoài ra, theo Bộ luật lao động quy định mức tiền lương do đơn vị quyết định thì mức tiền lương thấp nhất để trả cho NLĐ là mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, đối với NLĐ đã qua học nghề đào tạo phải cộng thêm 7% và người làm công việc nặng nhọc, độc hại cộng thêm 5% lương tối thiếu vùng. Đối với người quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có hưởng tiền lương thì mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH do Điều lệ đơn vị quy định.
Trong thời gian qua mức đóng BHXH của cả người SDLĐ và NLĐ ở tỉnh Bình Định tăng đáng kể, cụ thể:
Bảng 2.10. Mức đóng BHXH hàng tháng của NLĐ và NSDLĐ
(Đơn vị: đồng)
Năm Quỹ lương năm Mức đóng NSDLĐ Mức đóng NLĐ
2018 5.387.053.599.472 76.316.592.659 35.913.690.663
2019 6.029.253.869.523 85.414.429.818 40.195.025.797
2020 6.512.308.057.668 92.257.697.484 43.415.387.051
(Nguồn: Phòng quản lý thu tại BHXH tỉnh Bình Định)
Mức đóng BHXH ngày một tăng mà mức đóng này dựa trên mức thu nhập của người lao động, qua sự tăng lên của mức đóng BHXH chúng ta có thể thấy được mức lương của người lao động ngày một được cải thiện, đồng nghĩa với việc mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh ngày một được nâng cao, đây là một điều đáng mừng và là nhân tố thể hiện sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định.
2.3.2.2. Phương thức và mức đóng BHXH tự nguyện a. Phương thức đóng a. Phương thức đóng
Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hàng tháng; Đóng 03 tháng một lần; Đóng 06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
b. Mức đóng
NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
2.3.3. Quản lý thu - nộp BHXH
2.3.3.1. Quản lý thu - nộp BHXH
BHXH tỉnh Bình Định đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu, nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH, cơ quan BHXH xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. BHXH tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với hệ thống Ngân hàng, Kho bạc để cập nhật kịp thời số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị, cá nhân. Trên cơ sở đó, định kỳ hàng tháng cơ quan BHXH thực hiện in thông báo kết quả đóng BHXH để gửi đến từng đơn vị tham gia, đảm bảo chính xác số tiền đơn vị phải đóng, đã đóng cũng như số tiền nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu ... Vì vậy, quy trình thu nộp BHXH trong những năm qua tại BHXH tỉnh Bình Định đảm bảo được tính công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH.
Qua số liệu đã phân tích ở trên, tình hình thu nộp BHXH vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng nợ đọng BHXH vẫn còn xảy ra thường xuyên. Có rất nhiều đơn vị SDLĐ nhất là DNNQD đã kê khai không đúng số lao động và tổng quỹ lương để làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Tình hình trên dẫn đến hệ quả là quyền lợi của NLĐ không được thực hiện theo Luật định, mục tiêu chính sách BHXH của Nhà nước không được thực hiện như mong muốn.
BHXH tỉnh đã phân công cán bộ thực hiện theo dõi đôn đốc thu BHXH tại các đơn vị SDLĐ, tuy nhiên hình thức này chỉ mang tính nhắc nhỡ kịp thời không mang lại hiệu quả cao. Cán bộ thu trình độ chưa đồng đều, còn yếu về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên việc giải thích và xử lý trong qua trình thu hồi nợ đọng BHXH chưa đạt yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay tại BHXH tỉnh chỉ dừng lại ở mức đạt chỉ tiêu BHXH Việt nam giao, chưa chú trọng đúng mức nhất là kiểm tra đột xuất tại các đơn vị. Hiện nay nếu công tác kiểm tra đột xuất được thực hiện tốt sẽ mang lại hiểu quả rất cao giúp giảm nợ đọng và phát hiện đơn vị cố tình kê khai sai quỹ lương và số lao đông tham gia.
Đối với BHXH tự nguyện, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chưa hiểu hết được lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện, thậm chí một bộ phận dân cư còn chưa biết có chính sách BHXH tự nguyện; người lao động ở Việt Nam chưa có thói quen tham gia BHXH khi trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già, một phần cũng có nguyên nhân từ chính sách, với chính sách mới, từ ngày 1/1/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng, tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn được hỗ trợ mức cao hơn mới thu hút được họ tham gia BHXH tự nguyện, thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu dài là 20 năm nên không hấp dẫn người lao động và phần do thu nhập của đối tượng tự do bấp bênh, không bền vững, việc tuyên truyền tham gia BHXH tự nguyện chưa có hiệu quả nên từ khi thực hiện đến nay BHXH tỉnh Bình Định vẫn chỉ đạt ở mức khiêm tốn cả về số người tham gia và số thu BHXH tự nguyện, chủ yếu các đối tượng tham gia là các đối tượng liên thông từ BHXH bắt buộc
chuyển sang do họ đến tuổi về hưu thiếu thời gian tham gia BHXH. 2.3.3.2. Quản lý truy thu nợ đọng BHXH
Nợ đóng BHXH là một vấn đề cần quan tâm hiện nay. Trước tình trạng nợ đọng BHXH xảy ra phổ biến ở tất cả các địa phương trên cả nước đã gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương. Hiện nay, một số đơn vị, doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không đóng BHXH vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn, có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn ra nhiều năm, đó là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ở BHXH tỉnh.
Theo quy định hàng tháng, các đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động. Với phương thức đóng BHXH như nêu trên, đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị SDLĐ trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo
dõi làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro.
Thực tế hiện nay phần lớn các đơn vị SDLĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp thực hiện tương đối tốt việc trích nộp BHXH, tình trạng chậm nộp ở khu vực này xảy ra với tỷ lệ thấp, còn đối với các khu vực khác (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tình trạng nợ đọng BHXH vẫn ở mức cao.
Thời gian qua, BHXH tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp thu hồi nợ BHXH và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng nợ BHXH vẫn còn phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng chục ngàn người lao động. Điều này đòi hỏi BHXH tỉnh phải triển khai các giải pháp quyết liệt hơn trong công tác truy thu nợ đọng BHXH. Trong 03 năm (2018 – 2020) BHXH tỉnh đã thu hồi nợ đọng BHXH được số tiền khoảng 150 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng số nợ. Đạt được kết quả này, BHXH đã phải nỗ lực, tìm nhiều giải pháp vượt qua nhiều rào cản để thu nợ BHXH từ các đơn vị. Đáng mừng nhất là theo Nghị định số 21/2016/NĐ-CP, từ 1-6-2016, BHXH được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm BHXH được giao quyền thanh tra, nhờ đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác thu hồi nợ BHXH từ các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh mà lâu nay được cho là khó tháo gỡ.
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thu, nộp BHXH
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH được Ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện; đặc biệt từ năm 2016, Ngành BHXH được giao thêm chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH năm 2014 đã tạo sự chuyển biến trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Hàng năm, BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện kiểm tra liên ngành về thực hiện BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động; thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH; kiểm tra việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH. Trong những năm qua, bình quân hàng năm, thực hiện kiểm tra liên ngành tại 20 đơn vị; thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH tại 110 đơn vị sử dụng lao động; kiểm tra 50 đơn vị sử dụng lao động,
Qua thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH phát hiện nhiều đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH chưa đủ số lượng người lao động thuộc đối tượng tham gia đang làm việc; đóng chưa đúng mức tiền lương làm căn cứ đóng theo quy định; xác định số nợ BHXH của các đơn vị tại thời điểm thanh tra, kiểm tra để làm căn cứ thu, truy thu theo quy định. Đồng thời, qua kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ BHXH phát hiện các trường hợp hưởng chế độ BHXH ngắn hạn sai quy định phải thu hồi. Kết quả thanh tra, kiểm tra trong 03 năm gần đây như sau:
Bảng 2.11. Tình hình thực hiện thanh tra, kiểm tra thu BHXH
Năm Hình thức Thanh tra, Số cuộc kiểm tra (lần) Số tiền truy đóng (triệu đồng) Số tiền truy đóng đã thu (triệu đồng) Tỷ lệ truy đóng đã thu sau kiểm tra (%) 2018
Thanh tra, kiểm tra
định kỳ 33 548 456 83,21
Thanh tra, kiểm tra
đột xuất 20 378 285 75,39
Thanh tra, kiểm tra
liên ngành 10 231 186 80,51
Tổng 23 1.157 927 80,12
2019
Thanh tra, kiểm tra
định kỳ 35 680 648 95,29
Thanh tra, kiểm tra
đột xuất 25 467 365 78,15
Thanh tra, kiểm tra
liên ngành 19 353 287 81,3
Tổng 79 1.500 1.300 86,66
2020
Thanh tra, kiểm tra
định kỳ 15 178 125 70,22
Thanh tra, kiểm tra
đột xuất 21 394 267 67,76
Thanh tra, kiểm tra
liên ngành 05 74 53 71,62
Tổng 41 646 445 68,88
BHXH tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm ngay từ đầu năm trên cơ sở kế hoạch của BHXH Việt Nam giao. Căn cứ vào chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt, giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định kiểm tra các đơn vị SDLĐ trên địa bàn. BHXH tỉnh đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở Lao động – Thương binh & xã hội, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập đoàn để tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra, kiểm tra đột xuất các đơn vị có biểu hiện vi phạm luật BHXH. Tuy nhiên, trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn ra, thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam phải tạm dừng kế hoạch trong thời gian dịch bệnh bùng phát phải cách ly xã hội nên công tác thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào nội dung thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những đơn vị SDLĐ có dấu hiệu vi phạm chính sách BHXH, chủ yếu là nợ đọng BHXH kéo dài, số nợ lớn. Số lượng đơn vị thanh tra, kiểm tra ít, hạn chế về thời gian làm việc của 01 cuộc thanh tra, kiểm tra nên việc khai thác và phát triển đối tượng tham gia BHXH trong năm thấp hơn các năm trước. Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành khá thường xuyên nhưng còn mang tính hình thức, chưa thực hiện mạnh tay trong vấn đề xử phạt. Vì vậy, tính răn đe đối với những đơn vị SDLĐ chây ỳ đóng BHXH còn hạn chế. Kết quả là tình trạng nợ đọng vẫn diễn ra, số đơn vị SDLĐ nợ và nợ tồn đọng vẫn còn cao.
2.4. Đánh giá quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định thông
qua các tiêu chí
2.4.1. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH
Xác định thu BHXH là một trong những nhiệm vụ then chốt của Ngành,