V 02 = c1 os (t) + os[2 (t)] + os[3 (t)] ϕ2 cϕ 3c ϕ (3.5)
02 d1 os[ (t) 180 ]+V os[2 (t) 180 ]+V os3[ (t) 180 ]
3.6 Khuếch đại riêng rẽ từng sóng mang
Hiện tượng điều chế tương hỗ phát sinh khi bộ khuếch đại công suất lớn trong hệ thống phải khuếch đại đồng thời nhiều sóng mang, khi đó các sóng mang này sẽ tác động qua lại lẫn nhau. Hiện tượng phách lẫn nhau giữa các sóng mang này sẽ sinh ra các hài không mong muốn và một số hài sẽ lọt vào băng tần truyền dẫn của các sóng mang đã được khuếch đại ở đầu ra bộ HPA, chúng được gọi là các tạp âm điều chế tương hỗ. Để khắc phục hiện tượng này, người ta chia các sóng mang cần khuếch đại đồng thời này cho nhiều bộ HPA và tại mỗi thời điểm một HPA sẽ phải chỉ khuếch đại duy nhất một sóng mang, do đó sẽ hạn chế được điều chế tương hỗ.
Ví dụ bộ phát đáp trong hệ thống thông tin vệ tinh:
Tín hiệu nhận được từ anten vệ tinh có tần số là tần số tuyến lên fct, sau khi qua bộ lọc sẽ được khuếch đại tạp âm thấp bởi bộ LNA sau đó được trộn đổi tần từ tần số cao tần tuyến lên fct thành tần số trung tần của tuyến xuống ftt sau đó đưa tới bộ tách kênh. Tại đây, từ băng tần 500MHz của tín hiệu thông tin vệ tinh, người ta chia thành các băng tần nhỏ hơn 36 MHz
với tín hiệu analog hoặc 72 MHz với tín hiệu số và khuếch đại công suất lớn riêng rẽ từng sóng mang. Tín hiệu sau khi được khuếch đại riêng rẽ bởi các bộ HPA sẽ được đưa tới bộ ghép kênh, đầu ra bộ ghép kênh ta có băng tần 500MHz của tần số cao tần tuyến xuống fct , đưa ra anten và phát xuống các trạm mặt đất đã được chỉ định.
Hình 16 Phương pháp khuếch đại riêng rẽ từng sóng mang
Nhận xét: phương pháp khuếch đại riêng rẽ từng sóng mang tỏ ra tương đối có hiệu quả trong việc hạn chế ảnh hưởng của điều chế tương hỗ. Tuy nhiên, khi số lượng sóng mang lớn sẽ cần đến một lượng lớn các bộ HPA và do đó làm cho thiết bị trở nên cồng kềnh, phức tạp và rất tốn kém.