1.3.1. Vài nét về mô hình niềm tin sức khỏe
Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) là một mô hình tâm lý dùng để giải thích và dự đoán các hành vi sức khỏe. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung vào thái độ và niềm tin của các cá nhân. HBM được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội Hochbaum, Rosenstock và Kegels làm việc trong Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ
Mô hình bao gồm 6 khái niệm:
Mức độ nghiêm trọng nhận thức: Đề cập đến đánh giá chủ quan về mức độ nghiêm trọng của một vấn đề sức khỏe và hậu quả tiềm ẩn của nó. Những người nhận thấy vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi để ngăn chặn vấn đề sức khỏe xảy ra (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó).
Sự nhạy cảm nhận thức: Đề cập đến đánh giá chủ quan về nguy cơ phát triển một vấn đề sức khỏe. Mô hình dự đoán rằng những người nhận thức được rằng họ dễ bị một vấn đề sức khỏe cụ thể sẽ tham gia vào các hành vi để giảm nguy cơ phát triển vấn đề sức khỏe. Các cá nhân có độ nhạy cảm nhận thức thấp có thể phủ nhận rằng họ có nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe và có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi không lành mạnh hoặc rủi ro. Các cá nhân nhận thấy nguy cơ cao rằng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi một vấn đề sức khỏe cụ thể có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.
về giá trị hoặc hiệu quả của việc tham gia vào một hành vi tăng cường sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh, rủi ro. Nếu một cá nhân tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm tính nhạy cảm đối với vấn đề sức khỏe hoặc giảm mức độ nghiêm trọng, thì người đó có khả năng tham gia vào hành vi đó bất kể sự thật khách quan liên quan đến hiệu quả của hành động.
Rào cản nhận thức: Đề cập đến đánh giá của một cá nhân về những trở ngại đối với thay đổi hành vi. Ngay cả khi một cá nhân nhận thấy tình trạng sức khỏe là đe dọa và tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm mối đe dọa một cách hiệu quả, các rào cản có thể ngăn chặn hành vi thúc đẩy sức khỏe. Rào cản bao gồm sự: bất tiện, chi phí, sự khó chịu liên quan đến hành vi.
Tín hiệu hành động: Là một sự gợi ý, tác động từ bên ngoài để đối tượng thực hiện hành vi. Ví dụ như sự truyền thông, giám sát...
Tự hiệu quả: Đề cập đến nhận thức của một cá nhân về năng lực của mình thực hiện thành công một hành vi. Nó giải thích rõ hơn sự khác biệt của từng cá nhân trong hành vi sức khỏe.
1.3.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu
Bà mẹ là người dành nhiều thời gian nhất cho việc chăm sóc trẻ nên họ chính là người có ảnh hưởng lớn nhất và là người trực tiếp theo dõi được gần như toàn bộ quá trình phát triển của trẻ. Theo mô hình niềm tin sức khỏe nếu các bà mẹ nhận thức được sự nguy hiểm của còi xương do thiếu vitamin D, tính nhạy cảm của con họ với bệnh cũng như các rào cản để họ dự phòng bệnh cho trẻ thì họ sẽ tìm hiểu các kiến thức về bệnh và thực hành các biện pháp để dự phòng bệnh cho con.
Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu theo mô hình Niềm tin sức khỏe
Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi, giới, nơi làm
việc, số con, kiến thức về bệnh, kênh thông tin
tiếp nhận
Nhận thức về sự nhạy cảm của trẻ đối với bệnh. Nhận thức về sự trầm trọng của bệnh ở trẻ. Nhận thức lợi ích phòng bệnh so với những trở ngại khi thay đổi hành vi
Khả năng thực hiện các hành vi
dự phòng bệnh Nhận thức về mối
đe dọa của bệnh
Động lực cho hành động: + Giáo dục
+ Chứng kiến hậu quả của bệnh + Thông tin, truyền thông
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bà mẹ có con từ 0-3 tháng tuổi cho trẻ đến tiêm phòng ở Trạm y tế Phường tại Thành phố Nam Định.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Bà mẹ có con từ 0-3 tháng tuổi đến tiêm phòng tại Trạm y tế.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các bà mẹ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Các bà mẹ không thể tiếp nhận và trả lời được các câu hỏi. - Các bà mẹ có con là những trẻ bị còi xương do bệnh lý. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2019 - 6/2020 tại Thành phố Nam Định. Trong đó thời gian can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp từ tháng 12/2019 - 3/2020.
2.3. Thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có đánh giá trước và sau. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu được mô tả cụ thể như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ triển khai nghiên cứu
T0: Thu thập số liệu liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương của bà mẹ có con từ 0 - 3 tháng tuổi trước khi thực hiện can thiệp.
T1: Thu thập số liệu liên quan đến kiến thức về phòng bệnh còi xương của bà mẹ có con từ 0 - 3 tháng tuổi ngay sau khi thực hiện can thiệp.
T2: Thu thập số liệu liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương của bà mẹ có con từ 0 - 3 tháng tuổi sau khi thực hiện can thiệp 02 tháng.
Các chỉ tiêu đánh giá trước và sau can thiệp giống nhau
2.4. Cỡ mẫu
= ( / ) (1 − ) + (1 − )
Trong đó:
n là số người tham gia của mỗi nhóm
Z(1-/2) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị .
p1 là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành tốt trước can thiệp (ước tính 0,3).
p2 là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành tốt trước sau can thiệp (ước tính 0,5).
lệ của quần thể (P). Trong nghiên cứu này chọn d = 0,05.
Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu là 79 bà mẹ. Thực tế đã nghiên cứu trên 85 bà mẹ đủ tiêu chuẩn.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn bà mẹ cho con đến tiêm phòng Chọn địa điểm: Chọn ngẫu nhiên 03 phường trên địa bàn Thành phố Nam Định tham gia thực hiện can thiệp. Kết quả chọn được phường Hạ Long, phường Trần Tế Xương, phường Mỹ Xá là địa điểm trong nghiên cứu.
Chọn đối tượng: Chọn các bà mẹ có con 0-3 tháng tuổi đến trạm y tế phường để sử dụng dịch vụ tiêm chủng hàng tháng.
2.6. Bộ công cụ
2.6.1. Công cụ đánh giá
Công cụ đánh giá được xây dựng dựa trên tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em của Viện Dinh dưỡng [20], chăm sóc sức khỏe trẻ em, Đại học Điều dưỡng Nam Định [6] và xin ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực Nhi khoa và đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của chuyên gia.
- Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm 8 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con…..).
- Phần B: Kiến thức về phòng bệnh còi xương cho trẻ của bà mẹ gồm 11 câu, từ câu B1 đến B11. Các câu hỏi liên quan đến nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, yếu tố nguy cơ, di chứng, dấu hiệu sớm trên hệ thần kinh của trẻ, thời điểm tắm nắng, địa điểm, thời gian 1 lần tắm nắng, cách nhận biết màu da để dừng tắm nắng và cách phòng bệnh. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai/ không biết 0 điểm và tính điểm chung.
- Phần C: Thực hành về phòng bệnh còi xương cho trẻ của bà mẹ gồm 6 câu, từ câu C1 đến C6 liên quan đến các bước thực hành tắm nắng. Mỗi bước
đúng được 1 điểm, sai/ không làm 0 điểm và tính điểm chung.
2.6.2. Công cụ giáo dục
Phương tiện truyền thông (phụ lục 3) gồm tờ rơi và tài liệu truyền thông. Các tài liệu truyền thông được xây dựng dựa trên tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em của Viện Dinh dưỡng [20], chăm sóc sức khỏe trẻ em, Đại học Điều dưỡng Nam Định [6] và xin ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực Nhi khoa và đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của chuyên gia.
2.6.3. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu
Bộ công cụ nghiên cứu được kiểm tra độ tin cậy bằng phương pháp test và retest trên 30 đối tượng (không tham gia nghiên cứu chính thức), thời gian test cách nhau hai tuần. Kết quả kiểm định cho thấy thang đo kiến thức có độ tin cậy rất cao với hệ số tương quan giữa hai lần kiểm tra trên cùng một đối tượng là 0,79-mức chấp nhận được.
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong luận văn được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn và quan sát bà mẹ thực hành tắm nắng cho trẻ (phụ lục 02).
Người thu thập số liệu: Người nghiên cứu và nhóm cộng sự gồm giảng viên đang giảng dạy sinh viên tại bệnh viện Nhi Nam Định và cán bộ y tế phường có trình độ chuyên môn là điều dưỡng (đã được tập huấn).
Địa điểm thu thập: Tại trạm y tế các phường được chọn thuộc Thành phố Nam Định.
Thời điểm phỏng vấn và truyền thông: Các bà mẹ đang chờ tiêm phòng cho con hoặc trong thời gian nghỉ theo dõi sau khi tiêm phòng.
2.8. Quy trình thu thập số liệu
Sau khi được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và Ủy ban Nhân dân phường được chọn.
thiết.
* Quy trình
Bước 1:
Tập huấn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp can thiệp cho cộng tác viên.
Bước 2:
- Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.
- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu.
- Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.
Bước 3: Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về phòng bệnh còi xương cho trẻ của các bà mẹ trước can thiệp (T0)
- Kiến thức: Người nghiên cứu và cộng tác viên sử dụng bộ câu hỏi thu thập số liệu với phương pháp phỏng vấn trực tiếp để đánh giá thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu
- Thực hành: Người nghiên cứu và cộng tác viên quan sát bà mẹ thực hành các bước tắm nắng cho trẻ thông qua bảng kiểm quy trình được thực hiện vào thời điểm khi bà mẹ cho trẻ nghỉ theo dõi sau khi tiêm phòng (phụ lục 2).
Bước 4: Tiến hành truyền thông
- Kiến thức: Người nghiên cứu sử dụng công cụ giáo dục (phụ lục 3) được thiết kế sẵn để truyền thông giáo dục sức khỏe cho 1- 3 đối tượng nghiên cứu trong thời gian 15-20 phút. Truyền thông kiến thức về phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D (các bà mẹ không trong đối tượng nghiên cứu nhưng ngồi tại phòng chờ vẫn được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe).
- Thực hành: Hướng dẫn cho các bà mẹ tắm nắng cho trẻ đúng quy trình (các bà mẹ không trong đối tượng nghiên cứu nhưng ngồi tại phòng chờ vẫn
được hướng dẫn thực hành đúng).
Bước 5: Đánh giá lại kiến thứcngay sau khi thực hiện can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe (T1)
- Người nghiên cứu và cộng tác viên tiến hành đánh giá kiến thức của các đối tượng nghiên cứu ngay sau khi thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe với cùng bộ câu hỏi nhằm so sánh sự thay đổi kiến thức của đối tượng trước và ngay sau can thiệp (phụ lục 2).
- Phần thực hành:Để cho bà mẹ thực hành tắm nắng cho trẻđúng hoặc thay đổi các bước thực hành chưa đúng cần có thời gian do đó các bước thực hành tắm nắng cho trẻ sẽ không đánh giá.
Bước 6: Đánh giá sau 2 tháng thực hiện can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe (T2) (Sau 2 tháng các bà mẹ cho trẻ đến trạm y tế tiêm chủng).
- Kiến thức: Người nghiên cứu và cộng tác viên tiến hành đánh giá kiến thức của các đối tượng nghiên cứu sau khi thực hiện truyền thông 2 tháng với cùng bộ câu hỏi lần 1 nhằm so sánh sự thay đổi kiến thức của đối tượng trước và sau can thiệp 2 tháng (phụ lục 2).
- Thực hành: Người nghiên cứu và cộng tác viên quan sát thực hành tắm nắng cho trẻ của bà mẹ thông qua bảng kiểm (phụ lục 2).
- Nội dung can thiệp: + Về kiến thức gồm:
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm của trẻ bị còi xương, di chứng của trẻ bị còi xương và cách phòng bệnh.
Tắm nắng khi nào, địa điểm tắm nắng, thời điểm, thời gian 1 lần tắm nắng, vị trí cho trẻ tắm nắng và cách nhận biết dừng tắm nắng.
+ Thực hành: Hướng dẫn cho bà mẹ cách tắm nắng cho trẻ. - Người can thiệp: Nhóm nghiên cứu
* Thông tin chung về người mẹ
- Tuổi: Là số tuổi hiện có của đối tượng nghiên cứu khi trả lời phỏng vấn. Đây là một biến định lượng được tính bằng công thức sau: tuổi = 2019-năm sinh và chia thành 3 nhóm: Dưới 20, 20- 35, trên 35 tuổi.
- Nghề nghiệp: Là hình thức công việc hiện tại bà mẹ đang làm là biến định tính gồm các giá trị sau: Công nhân, nông dân, cán bộ công chức/ viên chức, nội trợ.
- Trình độ học vấn: Là mức độ bằng cấp cao nhất mà bà có được hiện tại, là biến định danh với các giá trị: Tiểu học/Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp/Cao đẳng, Đại học và sau đại học.
- Số con của bà mẹ: Là biến định lượng gồm 2 giá trị: 1- 2 con và từ 2 con trở lên
* Thông tin chung về trẻ
- Cân nặng của trẻ khi sinh: Là số cân nặng trẻ đạt được khi lọt lòng gồm các giá trị:<2500g, 2500g - 4000g, >4000g.
- Trẻ được nuôi dưỡng trẻ: Là chế độ dinh dưỡng hiện tại trẻ được nuôi dưỡng gồm: Hoàn toàn bằng sữa mẹ, ăn hỗn hợp, ăn nhân tạo.
- Nhận được thông tin và biến định tính có 2 giá trị: Có và không - Nguồn cung cấp thông tin: Là biến định tính, xác định bà mẹ nhận được các thông tin về phòng bệnh còi xương cho trẻ gồm các giá trị: Người thân- gia đình, thông tin đại chúng, cán bộ y tế, sách báo- tờ rơi.
2.9.2. Biến số về kiến thức của bà mẹ
Kiến thức của bà mẹ về bệnh còi xương do thiếu vitamin D là sự ghi nhận những hiểu biết của bà mẹ về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, di chứng của bệnh, dấu hiệu thần kinh sớm và các biện pháp dự phòng còi xương do thiếu vitamin D, thời gian, địa điểm, thời điểm tắm nắng cho trẻ.
Có 2 mức độ đúng, sai/không biết
Cách thức thu thập: Phỏng vấn trực tiếp.
2.9.3. Biến số về thực hành tắm nắng cho trẻ của bà mẹ
Thực hành là kỹ thuật tắm nắng đúng cho trẻ của bà me để đảm bảo trẻ được an toàn và có hiệu quả.
Cách thức đo lường: Sử dụng bảng kiểm quy trình tắm nắng được nhóm xây dựng để đánh giá. Có 2 mức độ đúng, sai/không làm
Cách thức thu thập: Quan sát bà mẹ thực hành.
2.10. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được bảo quản trong một môi trường an toàn để tránh mất mát và vi phạm bí mật. Tất cả các dữ liệu thu thập được làm sạch, xác nhận, mã hóa, xử lý và lưu trữ bởi người nghiên cứu