Kiến thức của bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương bằng giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con từ0 3 tháng tuổi tại thành phố nam định (Trang 60 - 71)

4.2.1. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh trước và sau giáo dục sức khỏe.

Trong nghiên cứu này cho thấy kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh còi xương do thiếu vitamin D còn nhiều hạn chế. Còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ có thể được phòng ngừa nếu bà mẹ có những kiến thức tốt về các nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như khi trẻ mắc một số bệnh thận, bệnh hệ tiêu hóa, một số thuốc chống động kinh kéo dài nhưng với trẻ khỏe mạnh thì nguyên nhân bị còi xương chủ yếu do thiếu vitamin D. Kiến thức bà mẹ cần biết đó là vitamin D được sản xuất trong cơ thể chủ yếu ở da dưới tác động của ánh sáng mặt trời nếu trẻ ở trong môi trường chật chội, thiếu ánh sáng, không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mặc quá nhiều quần áo là một trong những nguyên nhân cản trở sự hấp thu vitamin D. Nghiên cứu của Bener A [26]đã chỉ ra rằng (60,6%) trẻ em thiếu vitamin D do không có hoạt động thể chất và (57,5%) do không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước GDSK 62,4% bà mẹ có kiến thức đúng nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng là nguyên nhân gây bệnh còi xương cho trẻ. Ngay sau can thiệp GDSK kiến thức đúng của bà mẹ tăng lên 94,1% và vẫn duy trì 89,4% bà mẹ có kiến thức đúng sau can thiệp 2 tháng. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của OO Adegbehingbe và các cs (2009) tại Nigienia chỉ có (21,3%) bà mẹ có kiến thức chính xác về nguyên nhân gây bệnh còi xương như tiếp xúc không đủ với ánh nắng mặt trời [25]. Lý giải về vấn đề này cho thấy phương pháp can thiệp GDSK của chúng tôi đang áp dụng phù hợp, dễ nhớ, dễ hiểu.

và ăn bột quá sớm. Tình trạng cho trẻ ăn bột sớm rất phổ biến tại cộng đồng có thể do bà mẹ phải đi làm sớm, do quan niệm nuôi dưỡng trẻ như ăn bột chắc dạ hơn, trẻ ăn bột nấu với nước xương hầm trẻ sẽ cứng cáp hơn nhưng bà mẹ lại không biết đó là nguyên nhân gây bệnh còi xương cho trẻ. Nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hòa, Huỳnh Nam Phương [9] cho thấy có tới 76,7% trẻ được cho ăn sớm trước 6 tháng. Nghiên cứu của Lương Ngọc Trương tại 3 huyện của Thanh Hóa năm 2011 cho thấy tỷ lệ trẻ được ăn bột trước 6 tháng là 39,8%[19]. Trong nghiên cứu này cho thấy bà mẹ có kiến thức đúng nguyên nhân trẻ bị còi xương do ăn bột nhiều, ăn bột quá sớm là rất thấp. Trước GDSK nguyên nhân do ăn bột nhiều có 8,2% bà mẹ có kiến thức đúng. Sau giáo dục sức khỏe kiến thức của bà mẹ đã được cải thiện rõ rệt có 74,1% bà mẹ có kiến thức đúng và sau can thiệp GDSK 2 tháng có 67,1% bà mẹ có kiến thức đúng, nguyên nhân ăn bột quá sớm từ 14,1% trước GDSK tăng lên 76,5% ngay sau can thiệp GDSK và duy trì 52,9% bà mẹ có kiến thức đúng sau can thiệp GDSK 2 tháng. Khi cho trẻ ăn bột sớm, ăn nhiều trong bột có nhiều Axit phytic sẽ làm giảm hấp thu vitamin D, Canxi ở ruột dẫn đến trẻ bị còi xương. Đây là vấn đề điều dưỡng cần chú ý khi tư vấn phải cung cấp cho bà mẹ kiến thức nuôi dưỡng trẻ, thời gian cho trẻ ăn thức ăn bổ xung để bà mẹ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.

Kết quả bảng 3.2. Sữa mẹ là thứcăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu nhất đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và được bú mẹ đến 24 tháng tuổi sẽ ít bị còi xương do thiếu vitamin D hơn vì vitamin D trong sữa mẹ cao hơn sữa bột, tỷ lệ Canxi ở sữa mẹ là sinh lý nên Canxi và Phospho được hấp thu dễ dàng hơn. Nghiên cứu của Trần Thị Nguyệt Nga [12]cho thấy trẻ cai sữa <12 tháng có nguy cơ thiếu vitamin D cao gấp 4,3 lần so với trẻ được bú mẹ đến 24 tháng. Tuy nhiên theo WHO trên thế giới chỉ có 40% trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tại Việt Nam

theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng & Tổng cục thống kê (2010) tỷ lệ 19,6% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và 36% trẻ được tiếp tục bú mẹ đến 19-24 tháng[23]. Nghiên cứu của Alive & Thrive, cho kết quả, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 20,2%, 52,2% biết cần cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi [1], nghiên cứu của Hà Thị Thu Trang cho thấytỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ rất thấp chỉ đạt17,5%[18], báo cáo điều tra của Nguyễn Thị Thanh Tâm là 25,3% [13]. Tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tương đối thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phòng bệnh còi xương của trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trước GDSK có 69,4% bà mẹ biết trẻ thiếu sữa mẹ là nguyên nhân gây bệnh còi xương, ngay sau can thiệp GDSK kiến thức của bà mẹ tăng lên 97,6% và sau can thiệp GDSK 2 tháng 91,8% bà mẹ có kiến thức đúng về vấn đề này. Một trong những nguyên nhân còi xương mà bà mẹ cần phải biết là do trẻ bị thiếu sữa mẹ nhưng vì nhiều lý do trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng vì bà mẹ cho rằng sữa mình nóng nên trẻ không lớn, cho trẻ ăn sữa ngoài sẽ tăng cân nhanh,ăn sữa ngoài có thêm những chất để trẻ thông minh hơn và con một lý do là ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bà mẹ. Từ kết quả này cho thấy can thiệp giáo dục trực tiếp đem lại hiệu quả rất cao vì vậy ngoài việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức để các bà mẹ có nhận thức đúng để trẻ không thiếu sữa mẹ còn cần phải thường xuyên và tăng cường các hoạt động tập huấn về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đến việc phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D.

Kết quả bảng 3.2. Bổ xung vitamin D trong quá trình mang thai và cho con bú rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến sự thiếu hụt vitamin D của trẻ. Chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin D thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Nghiên cứu của Walaa Kamal kamel (2018) có 56,9% các bà mẹ có kiến thức kém, 76,8% bà mẹ có những thực hành không đạt yêu cầu về phòng ngừa thiếu vitamin D[30].Nghiên

bà mẹ về mối quan hệ giữa sức khỏe trẻ sơ sinh và vitamin D không đạt yêu cầu chỉ có 46,9% bà mẹ được giáo dục về việc sử dụng vitamin D trong khi mang thai. Nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân do mẹ thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Trước giáo dục có 85,9% bà mẹ có kiến thức đúng, ngay sau can thiệp đã có 98,8% bà mẹ và sau 2 tháng can thiệp GDSK có 92,9% bà mẹ có kiến thức đúng. Kết quả tương đối cao cho thấy bà mẹ đã hiểu khi mang thai bà mẹ thiếu hụt vitamin D sau sinh đứa trẻ sẽ thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới còi xương. Tuy nhiên sau sinh do phong tục tập quán không được ăn thức ăn tanh như cua, cá, phải kiêng dầu, mỡ mà đây là những thực phẩm cung cấp canxi và vitamin D. Vấn đề này điều dưỡng trong quá trình tư vấn cần khuyến khích, hướng dẫn bà mẹ duy trì chế độ ăn giàu canxi như cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm bổ sung thêm dầu hoặc mỡ trong chế biến bữa ăn hàng ngày để hấp thu vitamin D nhằm cung cấp đầy đủ lượng canxi cho trẻ qua sữa mẹ do đó điều dưỡng tại các trạm y tế cần phải có chương trình can thiệp giáo dục cụ thể, đa dạng, thường xuyên và liên tục.

4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về yếu tố nguy cơ trước và sau giáo dục sức khỏe.

Khi bà mẹ có kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây còi xương do thiếuVitamin D ở trẻ sẽ phòng bệnh tốt. Yếu tố nguy cơ đầu tiên mà bà mẹ cần biết liên quan đến giai đoạn phát triển của trẻ. Giai đoạn mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ được coi là giai đoạn vàng để phòng được bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Ở giai đoạn này trẻ cần được cung cấp vitamin D đầy đủ để hệ xương phát triển tốt nhất và giảm tình trạng trẻ thấp còi khi lớn. Báo cáo điều tra của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ < 5 tuổi toàn quốc là 13,4%; thể thấp còi là 23,8%. Các con số tương ứng của vùng Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 10,2% và 21,1% [22]. Báo cáo của Trần Thị

Nguyệt Nga khi nghiên cứu tại Hải Dương cho tỷ lệ SDD thấp còi chung là 25,9% [12]. Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam tương đối cao. Trong nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi ở bảng 3.4 chỉ ra rằng trước GDSK chỉ có 47,1% bà mẹ biết trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ bị còi xương. Kiến thức đúng của bà mẹ về vấn đề này tăng lên 89,4% ngay sau giáo dục sức khoẻ và đạt 67,1% sau can thiệp 2 tháng. Kết quả này cho thấy vai trò của giáo dục sức khoẻ để cải thiện kiến thức của bà mẹ là rất quan trọng. Tuy nhiên, để kết quả đạt tốt hơn theo chúng tôi điều dưỡng cần giáo dục cho bà mẹ hiểu vai trò quan trọng của vitamin D với sức khỏe của trẻ, cần can thiệp sớm để giảm tỷ lệ trẻ thấp còi khi lớn.

Thứ hai, trẻ đẻ non hoặc thiếu cân dễ bị còi xương do cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men chuyển hóa vitamin D còn yếu mà tốc độ phát triển lại nhanh hơn nhu cầu vitamin D cao. Trẻ có cân nặng sơ sinh <2500g có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn 3,2 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh ≥2500g, đây là phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của Trần Thị Nguyệt Nga [12]. Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai tốt sẽ đảm bảo bà mẹ có thai kỳ an toàn và sinh trẻ đủ tháng tuy nhiên tình trạng này đang là vấn đề cần quan tâm. Theo nghiên cứu của Trương Văn Dũng (2014)[4] bà mẹ có kiến thức đúng về lợi ích của khám thai là 75,69 %. Bà mẹ trong quá trình mang thai được theo dõi và chăm sóc tốt sẽ giảm được tình trạng đẻ non. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.4 cho thấy trước GDSK có 64,7% bà mẹ biết trẻ đẻ non có nguy cơ bị còi xương. Kiến thức đúng của bà mẹ về vấn đề này tăng lên 94,1% ngay sau giáo dục sức khoẻ và đạt 83,5% sau can thiệp 2 tháng. Theo chúng tôi để hạn chế tỷ lệ trẻ bị còi xương do sinh non thì các biện pháp can thiệp GDSK cần phải thực hiện sớm tốt nhất là các bà mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ sẽ hiệu quả hơn.

nghĩa trẻ sẽ không hấp thu được can xi dẫn tới tình trạng trẻ bị bệnh còi xương và khi trẻ bị thiếu vitamin D trẻ rất hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa đây là vòng xoắn bệnh lý. Nghiên cứu Trần Thị Nguyệt Nga [12] cho thấy trẻ đã từng bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp có nguy cơ thiếu vitamin D cao gấp 1,2 lần trẻ không bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.4 cho thấy trước can thiệp tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng trẻ mắc bệnh tiêu hóa kéo dài có nguy cơ bị còi xương đạt 71,8%, ngay sau can thiệp 98,8% và sau can thiệp 2 tháng là 91,8%. Kết quả này cho thấy phương pháp can thiệp hiện nay là phù hợp.

Thứ tư, ở những trẻ bụ bẫm có nguy cơ bị còi xương vì trẻ bị thiếu vitamin D do cơ thể trẻ phát triển nhanh nên nhu cầu Canxi/Phospho cao hơn so với những trẻ bình thường mà việc cung cấp vitamin D qua con đường ăn uống lại không đủ dẫn đến giảm hàm lượng Canxi và Phospho làm trẻ bị còi xương. Kết quả bảng 3.4 cho thấy trước GDSK có 61,2% bà mẹ có kiến thức đúng, sau can thiệp GDSK từ 61,2% tăng lên 90,6% và vẫn duy trì sau 2 tháng can thiệp GDSK là 71,8% bà mẹ có kiến thức đúng. Trên thực tế các bà mẹ thường nhầm lẫn giữa trẻ bị còi xương và trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng nên những trẻ bụ bẫm chỉ phát hiện khi trẻ có các dấu hiệu rõ hoặc khi đi khám một bệnh lý khác. Đây là thông tin quan trọng điều dưỡng cần chú ý đến vấn đề này trong can thiệp để bà mẹ phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ sớm và hiệu quả. Từ các kết quả trên cho thấy can thiệp GDSK cho các bà mẹ để phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ vào thời điểm trẻ được 0-5 tháng tuổi là phù hợp.

4.2.3. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu thần kinh sớm của trẻ còi xươngtrước và sau giáo dục sức khỏe.

Bảng 3.6. Khi trẻ thiếu hụt canxi thì dấu hiệu về hệ thần kinh xuất hiện sớm nhất. Nếu bà mẹ biết phát hiện sớm các dấu hiệu này thì sẽ có các biện

pháp can thiệp kịp thời. Dấu hiệu trẻ ra mồ hôi cả khi trời lạnh. Trước can thiệp GDSK có 51,8% bà mẹ có kiến thức đúng, sau can thiệp tăng lên 89,4% bà mẹ, sau 2 tháng can thiệp GDSK còn 69,4% bà mẹ có kiến thức đúng. Lý giải về vấn đề này có thể bà mẹ cho rằng khi trẻ ngủ bà mẹ đắp chăn kín do đó trẻ ra mồ hôi chứ không nghĩ đây là dấu hiệu thần kinh sớm của trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D. Sau can thiệp GDSK kiến thức của bà mẹ đã được cải thiện rõ rệt nhưng để có phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ có hiệu quả thì điều dưỡng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ kiến thức về bệnh còi xương cũng như cách phòng bệnh, các hình thức tuyên truyền cần phải thường xuyên, liên tục, hình ảnh minh họa phải dễ hiểu, dễ nhớ.

Dấu hiệu trẻ ngủ không yên giấc trước GDSK tỷ lệ 67,1% bà mẹ có kiến thức đúng, ngay sau can thiệp có 92,9% và sau can thiệp 2 tháng vẫn có 89,4% bà mẹ trả lời đúng câu hỏi này. Dấu hiệu trẻ hay giật mình khi ngủ, trước GDSK 60,0% bà mẹ có kiến thức đúng, ngay sau can thiệp có 97,6% và sau can thiệp 2 tháng vẫn có 90,6% bà mẹ trả lời đúng câu hỏi này. Đây là câu hỏi bà mẹ rất quan tâm vì rất có thể trẻ có các dấu hiệu này.

Một trong những phát hiện nổi bật mà qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy là dấu hiệu rụng tóc sau gáy là một trong những dấu hiệu đặc trưng sớm của trẻ bị còi xương trong nghiên cứu này cho thấy kiến thức của bà mẹ tương đối tốt, trước GDSK tỷ lệ 68,2% bà mẹ có kiến thức đúng, ngay sau can thiệp có 97,6% và sau can thiệp 2 tháng vẫn duy trì là 87,1% bà mẹ trả lời đúng câu hỏi này. Kết quả này cho thấy bà mẹ rất quan tâm đến dấu hiệu rụng tóc sau gáy đây là tín hiệu đáng mừng vì bà mẹ biết được các dấu hiệu thần kinh sớm của trẻ sẽ có các biện pháp can thiệp sớm cho trẻ để phòng bệnh tốt hơn.

4.2.4. Kiến thức của bà mẹ về di chứng của trẻ bị còi xươngtrước và sau giáo dục sức khỏe.

dưỡng (2010), trẻ dưới 5 tuổi bị còi xương chiếm 29%, năm (2012) 45% trẻ bị còi xương đến tư vấn [20]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng thiếu vitamin D với suy dinh dưỡng thấp còi. Theo Rooze Shancy (2012) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn khi có dấu hiệu còi xương[33]. Tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương bằng giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con từ0 3 tháng tuổi tại thành phố nam định (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)