Thực hành của bà mẹ tắm nắng cho trẻ trước và sau giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương bằng giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con từ0 3 tháng tuổi tại thành phố nam định (Trang 71 - 72)

Bảng 3.14. Phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ có hiệu quả cần phải quản lý tốt thai nghén, thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện chế độ ăn cho trẻ, nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăm sóc trẻ cho bà mẹ. Để đạt được kết quả đó bà mẹ phải có kiến thứcchăm sóc trẻ trong đó thực hành tắm nắng là một trong những biện pháp quan trọng trong phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ. Như chúng ta đã biếtnguồncung cấp vitamin D có 2 nguồn đó là nguồn ngoại sinh từ thức ăn và nguồn nội sinh được sản xuất trong cơ thể chủ yếu ở da đây là nguồn vitamin D chủ yếu. Trên da có chất tiền vitamin D là 7- Dehydrocholesteron dưới ánh sáng tử ngoại của mặt trời, tiền vitamin D sẽ chuyển thành vitamin D. Nam Định là 1 tỉnh đồng bằng thời gian được hưởng nguồn ánh nắng mặt trời trong năm nhiều tuy nhiên các bà mẹ trong cộng đồng chưa tận dụng được nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Để chăm sóc và thực hành đúng tắm nắng cho trẻ bà mẹ cần có kiến thức đúng. Trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ để phòng bệnh còi xương chưa cao, bà mẹ chưa biết tầm quan trọng của việc tắm nắng đây là nguồn cung cấp vitamin D hiệu quả, dễ làm. Khi tắm nắng cho trẻ bà mẹ phải đặc biệt chú ý không để ánh nắng chiếu vào mắt sẽ làm tổn thương do đó cần phải che mắt cho trẻ bằng khăn mềm hoặc mũ. Trước can thiệp GDSK có 61,2% bà mẹ thực hành đúng và sau can thiệp có 84,7% bà mẹ thực hành đúng. Hầu hết các bà mẹ khi tắm nắng cho trẻ vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh do đó thường để nguyên quần áo của trẻ như thế tắm nắng sẽ không có hiệu quả. Bộc lộ vùng cơ thể của trẻ để tắm nắng, trước can thiệp GDSK chỉ có 63,5% bà mẹ

thực hành đúng và sau khi được hướng dẫn đã có 90,6% bà mẹ thực hành đúng bước này nhưng để thực hành của bà mẹ đạt kết quả cao điều dưỡng cần phải giải thích cho bà mẹ hiểu được để tắm nắng có tác dụng phòng bệnh cần phải cho ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ, tùy theo mùa mà ta cần bộc lộ từng phần cơ thế trẻ tránh cởi bỏ hết quần áo của trẻ tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng qua cửa kính.

Để tắm nắng có hiệu quả khi tắm tắm nắng cho trẻ đủ thời gian. Trên thực tế các bà mẹ khi tắm nắng cho trẻ rất sợ trẻ bị nhiễm lạnh nên thường chỉ tắm cho trẻ rất nhanh. Trước can thiệp tắm nắng cho trẻ đủ thời gian có 72,9% bà mẹ thực hành đúng và sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng rất cao là92,9% bà mẹ. Khi tắm nắng cho trẻ cũng làm cho trẻ mất nước do đó khi sau khi tắm nắng cần cho trẻ bú mẹ, trước can thiệp chỉ có 60% bà mẹ thực hành đúng và các bà mẹ đã làm tốt sau khi được điều dưỡng can thiệp giáo dục 83,5% bà mẹ cho trẻ bú sau khi tắm nắng.Trong nghiên cứu này kết quả thực hành tắm nắng của các bà mẹ cao hơn so với với nghiên cứu của Trần Thị Nguyệt Nga(2017), tỷ lệ các bà mẹ cho con tắm nắng đúng cách sau khi sinh chiếm 41,4% [12], có thể do đối tượng trong nghiên cứu là những bà mẹ có trình độ văn hóa tương đối cao 30,6% Trung cấp - Cao Đẳng, 28,2% Đại học và sau Đại học, nhận thức của bà mẹ tốt dẫn đến thực hành tốt.

Như vậy để phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ có hiệu quả nhất điều dưỡng cần cung cấp cho các bà mẹ đầy đủ kiến thức về bệnh và tập trung nhiều đến giáo dục truyền thông cho các bà mẹ về tầm quan trọng của tắm nắng đúng cách với sức khỏe xương của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương bằng giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con từ0 3 tháng tuổi tại thành phố nam định (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)