Nông nghiệp Tuy An phát triển toàn diện cả về trồng trọt, chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện tuy an, tỉnh phú yên thời kỳ đổi mới (1986 2019) (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Nông nghiệp Tuy An phát triển toàn diện cả về trồng trọt, chăn

Tuy An là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ năm 1986 đến năm 2019, huyện Tuy An đã chú trọng đầu tƣ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vì thế, sản xuất nông nghiệp từng bƣớc phát triển. Cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi thay đổi, có sự chuyển dịch rõ rệt theo hƣớng đa cây trồng, đa vật nuôi. Diện tích các loại cây nhƣ rau màu đậu các loại, cây ăn quả và chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo tăng dần; các loại cây trồng nhƣ khoai lang, sắn, mía... ngắn ngày giảm dần về diện tích. Huyện Tuy An hình thành các loại cây trồng đƣợc xác định là thế manh, đặc trƣng của địa phƣơng nhƣ lúa, chuối... Trong đó, tại xã An Xuân, An Hiệp, An Thọ đã hình thành đƣợc vùng chuyên canh cây chuối với diện tích gần 245 ha. Tại xã An Hiệp có hàng chục hộ thâm canh trồng xoài, mít với diện tích từ 2 ha trở lên. Với những hộ này, thu nhập từ việc trồng chuối là khoảng 35- 40 triệu đồng/năm.

Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Tuy An giai đoạn 1986 - 2019 là ngành kinh tế phát triển tƣơng đối mạnh cả về quy mô và chất lƣợng sản phẩm. Ngành chăn nuôi Tuy An đã dần thoát khỏi quy mô nhỏ lẻ phát triển theo hƣớng hình thành nhiều gia trại, trang trại. Đã có mô hình chăn nuôi bò

66

tập trung ở An Hiệp, mô hình chăn nuôi heo theo hình thức trang trại, gia trại tại An Cƣ, An Nghiệp, và An Ninh Tây.

Ngành lâm nghiệp huyện Tuy An có bƣớc phát triển đáng kể. Kinh tế lâm nghiệp phát triển đa dạng, hoạt động của sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An trong giai đoạn 1986 - 2019 chủ yếu là: trồng, chăm sóc rừng và bảo vệ rừng, khai thác lâm sản và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.

Tuy An cũng là huyện đồng bằng ven biển có nhiều tiềm năng cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ngƣời dân Tuy An đã nuôi nhiều loại cá nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn, nuôi tôm sú, tôm hùm vừa đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, vừa đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc. Những năm gần đây, các hộ nuôi tôm đã mạnh dạn đấu thầu nhận khoán ao hồ để đầu tƣ, cải tạo ao nuôi trồng thủy sản lâu dài, góp phần tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Trong phát triển kinh tế của huyện Tuy An thì ngành nông nghiệp là ngành có thế mạnh và ƣu thế vƣợt trội. Trong sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi lợn và nuôi trồng thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ năm 1986 đến 2019, chăn nuôi huyện Tuy An phát triển tƣơng đối mạnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Sản phẩm thịt lợn bán ra đƣợc nhiều vùng thị trƣờng chấp nhận, tính cạnh tranh cao. Năm 2019, giá trị ngành thủy sản đạt 610 tỷ đồng, trong đó nuôi trồng thủy sản 276 tỷ đồng, khai thác thủy sản 334 tỷ đồng, tăng 5% so với 2018. Nuôi trồng thủy sản: từ diện tích thả nuôi, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản, tổng sản lƣợng khai thác đều tăng.

3.1.2. Nông nghiệp Tuy An phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường

Trong quá trình thực hiện đổi mới về phát triển kinh tế nông nghiệp, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Tuy An đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây

67

dựng kế hoạch vận động nhân dân phát triển nông nghiệp theo hƣớng tập trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tăng năng suất, chất lƣợng, phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Vì thế, đến năm 2019, huyện đã xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa liên kết chuỗi giá trị, bƣớc đầu mang lại kết quả thiết thực nhƣ: mô hình ―cánh đồng mẫu lớn‖ dồn điền đổi thửa đƣợc áp dụng ở các xã An Hiệp, An Nghiệp, An Ninh Tây… Điển hình nhƣ xã An Nghiệp, trong 5 năm (2015-2019) thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, xây dựng mô hình các ―cánh đồng mẫu lớn‖ trên diện tích 102 ha ở 2 thôn Phong Nhiên và Trung Lƣơng với 185 hộ tham gia. Nhờ vậy, năng suất lúa bình quân của xã đã đạt tới 72 tạ/ha, tăng hơn 6 tạ/ha so vái mức binh quân chung của huyện. Kế đến, có thể nói tới mô hình trồng chuối, cải tạo vƣờn tạp của các hộ dân ở xã An Lĩnh, An Dân, An Hiệp.... Nếu nhƣ giai đoạn trƣớc các hộ dân chỉ trồng chuối ở quy mô nhỏ thì đến nay các hộ dân đã mạnh dạn đầu tƣ nhƣ trồng chuối lai cao sản, chuối cấy mô. Đặc biệt hộ ông Lƣơng Vĩnh Thái ở thôn Phƣớc Hậu, xã an Hiệp, tính đến năm 2019 đã trồng hơn 10ha chuối cấy mô cho năng suất cao. Trong đó, có hơn 4ha chuối đã cho thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng chuối chuyên canh là một trong những cách thức giúp giải quyết nhiều lao động ở nông thôn.

Trong những năm từ 2000 đến 2019 với các chính sách, chủ trƣơng của huyện phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đầy quá trình phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng hàng hoá. Ngành chăn nuôi phát triển theo hƣớng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, nâng cao tầm vóc đàn bò lai và nuôi lợn hƣớng siêu thịt. Với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng cùng với hiệu quả to lớn mà mô hình chăn nuôi theo hƣớng trang trại hàng hóa đem

68

lại, số lƣợng trang trại chăn nuôi huyện Tuy An đã tăng nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng và quy mô. Đây cũng là hƣớng đi mới trong quá trình phát triển nghề nuôi bò lai, nuôi lợn siêu thịt. Mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp, có khối lƣợng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều địa phƣơng trong huyện nhƣ: Xã An Ninh Tây, An Nghiệp, xã An Mỹ. Trong đó có 2 xã An Ninh Tây, An Nghiệp là những nơi có số lƣợng trang trại nhiều hơn cả. Năm 2000, toàn huyện Tuy An có 74 trang trại, gia trại chăn nuôi, đến năm 2019 đã tăng lên đến 168 trang trại, gia trại mới quy mô trên 200 con. Đến ngày 15/7/2000 toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi (căn cứ theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2010 là 24 trang trại, năm 2015 là 31 trang trại, đến năm 2019 số lƣợng trang trại trong huyện tăng lên là 37 trang trại. Những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn ở huyện có thể kể tới nhƣ: Trang trại ông Nguyễn Hồng Ánh ở xã An Ninh Tây, năm 2013 ông quyết định thuê đất và hợp tác với Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam xây dựng trang trại nuôi lợn giống khép kín, áp dụng công nghệ cao; trên diện tích hơn 59.000 m2

, có 3 dãy chuồng nuôi lợn chửa, 4 dãy chuồng nuôi lợn đẻ và 5 dãy chuồng cho lợn sữa, 3 dãy nhà cách ly, 1 nhà kho chứa thức ăn. Tất cả các dãy chuồng đều có hệ thống máy làm mát và hệ thống xử lý chất thải. Bình quân mỗi tháng, trang trại xuất bán 1.800 con lợn giống. Trang trại của ông Nguyễn Hữu Cầu, ở thôn Phong Niên, xã An Nghiệp. Ồng Cầu cho biết, ―Năm 2012, trang trại này đƣợc xây dựng biệt lập với khu dân cƣ, trên diện tích khoảng 2.000 m2, trang trại gồm nhiều dãy chuồng, chia thành nhiều ô, nuôi nhốt từng loại lợn khác nhau; hiện có 48 con lợn nái, có 450 con lợn thịt và hơn 1000 lợn con, tất cả đều đƣợc thực hiện theo quy trinh khép kín, lợn ăn, uống đều tự động, chỉ cần 3 lao động cũng có thể đảm nhận hết tất cả công việc trong trang trại. Năm 2013, trang trại đã xuất bán đƣợc 850 con lợn thịt với sản lƣợng 78 tấn, thu về 2,1 tỷ đồng‖ [80].

69

Từ việc tăng nhanh số lƣợng, quy mô trang trại chăn nuôi mà chủ yếu là chăn nuôi lợn ta có thể thấy ngành chăn nuôi huyện Tuy An giai đoạn 2000. ―2015 đã chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát chuyển dịch theo hƣớng phát triển quy mô chăn nuôi trang trại. Ông Trần Sáu, Trƣởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuy An cho biết “Huyện quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung nằm xa khu dân cư, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi công nghệ cao, nuôi heo sạch, thực hiện liên kết chuỗi chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái [79]. Việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Tuy An phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

3.1.3. Nông nghiệp Tuy An từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Thực hiện đổi mới phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa về kinh tế ở nƣớc ta“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học; đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường' [23, tr.156]. CNH-HĐH nông nghiệp chủ yếu là đƣa máy móc thiết bị và phƣơng pháp sản xuất công nghiệp cùng với các hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác triệt để lợi thế của mỗi ngành, trên cơ sở đó nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. CNH-HĐH nông nghiệp đƣợc cụ thể hóa trên các mặt cơ giới hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa, sinh học hóa trong các ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

70

nông nghiệp. Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp dần dần làm tan rã dần nền nông nghiệp chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống đi theo hƣớng nông nghiệp hàng hóa. Vì vậy, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp đƣợc huyện Tuy An xem là bƣớc đi ban đầu, là biện pháp rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong suốt 33 năm (từ 1986 - 2019), nông nghiệp huyện Tuy An đã phát triển tƣơng đối khá, theo hƣớng nâng cao năng suất và trình độ thâm canh. Về cây lúa diện tích gieo trồng năm 1990 là 6579 ha, năm 2000 là 6961 ha, năm 2018 là 6839 ha. Mặc dù diện tích giảm nhƣng nhờ tích cực trong chuyển đổi các giống lúa mới có chất lƣợng cao nhƣ nhị ƣu 838, lúa thuần TBR-1, ĐB5, ĐB6 lúa thuần TP5... nên sản lƣợng lúa tăng [11]. Do áp dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật thâm canh đƣợc chuyển giao sâu rộng đến từng hộ nên giá trị kinh tế trên 1 ha canh tác tăng từ 10,9 triệu đồng năm 2000, lên 32 triệu đồng năm 2010 và năm 2019 đạt 62 triệu đồng [47, tr.4 ].

Về trồng trọt: một là, kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo Nghị quyết số 169/2015/NQ-HĐND của HĐND, Tổng diện tích đã chuyển đổi: 18,5242 ha. Trong đó: Cây ngô lai 4,4 ha; cây đậu xanh 2,562 ha; cây rau thực phẩm 11,5622 ha.

+ Diện tích đất trồng lúa 2 vụ/năm: 0,5ha. + Diện tích đất trồng lúa 1 vụ/năm: 18,0242 ha. - Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: 23.052.300 đồng.

+ Kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa 2 vụ/năm: 500.000 đồng

+ Kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa 1 vụ/năm: 22.552.300 đồng [40]

Hai là, thực hiện Chƣơng trình giảm lƣợng giống gieo sạ theo Quyết định số 307/QĐ-SNN ngày 27/5/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT: Chú trọng hƣớng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhất là bón phân đủ, cân đối; tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ, kali,... Áp dụng rộng

71

rãi Chƣơng trình ―1 phải 5 giảm‖, Chƣơng trình IPM, sạ hàng sạ thƣa hợp lý. Nâng cao sử dụng giống lúa có chất lƣợng, giống cấp xác nhận trở lên đạt 53,8% tổng diện tích (3.519,8 ha/6.546,5 ha); giảm dần diện tích lúa gieo sạ dƣới 120 kg/ha chiếm 21,3% tổng diện tích. Ƣu tiên chuyển đổi về bộ giống lúa mới, giống chất lƣợng để nâng cao giá trị sản phẩm. Ba là, thực hiện các mô hình, cánh đồng mẫu liên kết tiêu thụ nông sản: Mô hình liên kết sản xuất các giống lúa chất lƣợng (Bắc Thơm 7, ML49, ĐV108, HT1, TH6,...) theo tiêu chí Cánh đồng lớn trong vụ Đông Xuân và Hè Thu với diện tích 68 ha (An Nghiệp 42 ha, An Ninh Tây 06 ha, TT Chí Thạnh 20 ha), đã đáp ứng nhu cầu giống của nông dân và liên kết tiêu thụ với Viện KHKT Duyên hải Nam Trung Bộ giúp nông dân tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa. Mô hình sản xuất lúa giống chất lƣợng cao (gạo Hoa Vàng) với diện tích 20 ha tại xã An Nghiệp. Mô hình trồng cây siêu cao lƣợng với diện tích 73 ha tại xã An Hoà. Mô hình trồng rau sạch với diện tích 38,5 ha tại xã An Hoà. Mô hình trồng cây mít thái siêu sớm và giống mít địa phƣơng với diện tích 06 ha tại xã An Định và An Xuân (An Định 01 ha, An Xuân 05 ha. Mô hình trồng cây măng tây thƣơng phẩm (xã An Chấn: 0,35 ha, xã An Mỹ 0,2 ha). Mô hình trồng cây ăn quả cải tạo vƣờn tạp trồng Bƣởi da xanh (xã An Nghiệp 8,6 ha). Mô hình trồng cây dƣợc liệu: Cà gai leo, diệp hạ châu (xã An Mỹ 01 ha). Mô hình trồng cây dừa xiêm lùn kết hợp trồng rau màu (xã An Dân 01 ha). Mô hình trồng cây mãng cầu dai (xã An Dân 04 ha). Mô hình trồng cây sen (xã An Cƣ 1,2 ha, xã An Thạch 01 ha). Mô hình trồng cây đu đủ Hồng phi (xã An Thọ 03 ha). Mô hình trồng cây hồ tiêu, bơ sáp da xanh, cây sầu riêng (xã An Xuân 05 ha).

Xây dựng vùng chuyên canh, công tác quy hoạch, đƣợc nông dân huyện Tuy An đầu tƣ có hiệu quả, nhƣ chuyển các vùng sản xuất lúa có năng suất thấp tại các xã An Định, An Nghiệp, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Lĩnh

72

An Xuân, mô hình lúa - đậu phụng - lúa, đậu phụng – bắp lai. Tại các xã An Ninh Tây, An Nghiệp đã đi đầu xây dựng cánh đồng màu lớn, trồng các loại lúa VN108 đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau An Ninh Tây, An Nghiệp, các xã An Ninh Đông, An Thạch, An Cƣ đã phát triển mở rộng diện tích, áp dụng giống mới vào sản xuất.

Về chăn nuôi: nếu nhƣ trƣớc năm 2000 ngành chăn nuôi phát triển chủ yếu theo kiểu lấy công làm lời thì từ sau năm 2005 cùng với chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp nhiều hộ ở Tuy An đã đầu tu tiền tỉ xây dựng trang trại nuôi lợn công nghệ cao, khép kín, gắn với bảo vệ môi trƣờng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành chăn nuôi Tuy An đã chuyển dần sang quy mô chăn nuôi công nghiệp với việc hình thành nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi, cả huyện Tuy An tính đến năm 2019 đã có 168 trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ sử dụng thức ăn công nghiệp, hệ thống làm mát theo công nghệ cao, các giống lợn mới đƣợc đƣa vào trong sản xuất nhƣ giống lợn Duroc, Pidu, Landrace...Sự phát triển của kinh tế trang trại chăn nuôi đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, nhiều trang trại đã vƣơn lên làm giàu về kinh tế, khơi dậy các nguồn lực cả về vật chất lẫn kiến thức cơ bản góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện tuy an, tỉnh phú yên thời kỳ đổi mới (1986 2019) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)