Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa đồng tiề nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ba nền giá thể khác nhau đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống hoa đồng tiền trồng tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn

1.5.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa đồng tiề nở Việt Nam

1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa đồng tiền ở Việt Nam

Cây đồng tiền ở Việt Nam đã được trồng từ rất lâu đời, song chủ yếu là những loại đồng tiền đơn cho nên các kết quả nghiên cứu về giống hoa này còn hạn chế. Từ những năm 1950 trở lại đây, với sự xuất hiện của nhiều giống hoa đồng tiền nhập nội đã làm thay đổi cơ cấu đồng tiền ở nhiều vùng trồng hoa và nhận được những sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước. Năm 1996, Mai Kim Tâm và cộng sự [12] đã nghiên cứu phương pháp nuôi cấy mô in vitro giống hoa đồng tiền từ Tiệp Khắc bước đầu thu được một số kết quả:

 Tạo được nguồn mẫu sạch ban đầu bằng nuôi cấy meristem trên môi trường MS – 62 cải tiến có bổ sung auxin và cytokinin với tỉ lệ là 1 : 2 và kích thước meristem từ 1 – 2 mm cho khả năng tạo callus và cụm chồi tốt nhất.

 Môi trường tốt nhất để tạo chồi là MS + 15% nước dừa + (8 – 10 mg)/l IBA + 0,5 mg/l IAA cho hệ số nhân giống đạt từ 6,3 – 7 cây/tháng.

 Môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh hiệu của nhất là MS + (8 – 10 mg)/l IAA + 3% saccarose.

 Tiêu chuẩn cây con khi đưa ra đất cần đạt từ 4 - 5 lá, có từ 4 - 5 rễ, cao 4 – 5 cm, giá thể thích hợp nhất là đất và phân chuồng hoai mục phối trộn với

tỉ lệ 1 : 2.

Viện Sinh học công nghệ - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất các giống cúc đồng tiền nuôi cấy mô tế bào nhằm đáp ứng phần nào cây giống chất lượng cao.

Công ty hoa Hasfarm (Đà Lạt, Lâm Đồng ) đã ứng dụng công nghệ trồng hồng, cúc, đồng tiền, lily từ Hà Lan và xây dựng nhiều nhà lưới để trồng các giống hoa này, hiệu quả cao gấp 10 – 15 lần so với trồng hoa thông thường (Đặng Văn Đông, 2004) [2].

Bằng phương pháp lai giữa đồng tiền lâu năm ở Đà Lạt với các loại mới du nhập vào Việt Nam từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…một hộ nông dân ở Đà Lạt đã lai tạo được rất nhiều chủng giống mới. Qua quá trình chọn lọc đã chọn được 20 giống có ưu thế và cung cấp hàng chục vạn cây giống cho nhà sản xuất [19].

Qua nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống hoa đồng tiền bằng kỹ thuật in vitro, Đỗ Năng Vịnh và cộng sự [4] đã rút ra một số kết luận sau:

 Sử dụng HgCl2 ở nồng độ 0,1% với thời gian khử trùng 10 phút là thích hợp cho hoa đồng tiền, tỉ lệ mẫu giống đạt 82%.

 Môi trường tạo callus và tái sinh chồi: MS + TD (0,2 mg/l) + NAA (0,1 mg/l) + đường (50 g/l) + thạch (6 g/l) là cách tốt nhất để tạo mẫu chồi in vitro.

 Nhân nhanh chồi hiệu quả nhất là môi trường bán lỏng MS + BAP (1,5 mg/l) + 10% nước dừa + B1 (1 mg/l) + đường (50 g/l) + thạch (3 g/l).

 Môi trường ra rễ thích hợp là MS + NAA(0,5 mg/l) + đường(50 g/l) + thạch (6 g/l). Môi trường này đảm bảo tạo cây hoàn chỉnh, khỏe, có sức sống tốt khi ra vườn.

 Công thức giá thể thích hợp cho ra cây con ở giai đoạn vườn ươm là: 1 đất + 1 cát + 1 trấu hun + ¼ phân vi sinh cho tỉ lệ cây con đạt 90%.

Theo Lê Kim Hoàn và cộng sự [11]:

 Môi trường tạo callus: MS + 0,1 NAA + 0,25 mg/l TD.

 Môi trường nhân chồi (nhân nhanh): MS + 2 mg/l Ki + 0,01 mg/l NAA + 0,05 mg/l TD.

 Môi trường tạo cây con hoàn chỉnh: ½ MS + 0,1 mg/l IAA.

 Nên tạo rễ invitro đối với hoa đồng tiền kép sẽ thu được lượng rễ nhiều hơn, và đặc biệt giá thành cho một cây con rẻ hơn so với cho ra rễ invitro. Liều lượng xử lý ra rễ thích hợp với hoa đồng tiền kép là 1000 ppm IBA.

Ngoài ra, Đặng Văn Đông và cộng sự (2007) [3] đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến sản xuất hoa đồng tiền tại miền Bắc Việt Nam cho biết:

 Thời vụ thích hợp trồng hoa đồng tiền là vào tháng 3 và tháng 9.

 Khoảng cách trồng thích hợp nhất là cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 35 cm, tương đương với mật độ là 5 – 6 vạn cây/ha.

Tưới nước bằng hệ thống nhỏ giọt, hai ngày một lần, mỗi lần 60 phút là thích hợp nhất cho hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển đồng thời cho năng suất, chất lượng hoa cao nhất.

Với công thức bón 100 kg N + 120 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha/lần là phù hợp nhất với cây hoa đồng tiền: thân, lá phát triển vừa phải, tỉ lệ nhiễm bệnh thấp nhất, rễ phát triển tốt, hoa cứng, cành mập và thẳng.

Phun phân bón lá Atonik hoặc Đầu trâu 902 cho hoa đồng tiền 10 ngày/lần, có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế tăng 2,5 lần.

Biện pháp kỹ thuật tỉa bỏ 30% lá (sau trồng 6 tháng, mỗi tháng tỉa 1 lần) làm giảm mật độ nhện, giảm tỉ lệ bệnh, tăng hiệu quả phòng trừ bệnh, tăng năng suất hoa, chi phí bảo vệ thực vật giảm 50%.

Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã nghiên cứu chuyển gen vào cây đồng tiền nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens nhằm tạo vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo giống mang những đặc điểm mong muốn, bước đầu đã cho kết quả tốt [14].

1.5.2.2. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam

Ở Việt Nam, giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng đầu tiên khoảng từ năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh trưởng khỏe, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nước ta. Nhưng nhược điểm là hoa nhỏ cánh đơn, màu sắc đơn điệu nên hiện nay chúng ít được trồng. Từ năm 1990, một vài công ty và người sản xuất hoa Việt Nam đã bắt đầu nhập các giống hoa đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc về trồng. Một số giống tỏ ra có ưu điểm như hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, rất đẹp, cho năng suất cao. Vì vậy, những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó cũng có không ít giống hoa đồng tiền do không thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, cây sinh trưởng phát triển kém, sâu, bệnh phá hoại nặng gây thiệt hại cho người trồng hoa (Đặng Văn Đông, 2004) [2].

Trước năm 1975, hoa đồng tiền được trồng khá phổ biến tại Đà Lạt với mục đích cắt cành, có nhiều màu khác nhau (vàng, cam, đỏ, hồng…) năm 1980 có nhập thêm một số giống cánh kép từ Hà Nội. Từ năm 1997 đã nhập nội hơn 20 giống của Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó các giống nhập từ Hà Lan cho chất lượng cao nhất với nhiều màu sắc khác nhau.

Diện tích trồng đồng tiền nước ta ngày càng tăng. Theo Đặng Văn Đông (2007) [3], năm 2005 trong tổng số diện tích trồng hoa của cả nước, thì cây đồng tiền chiếm 9%, tăng 1,8 lần so với năm 1995, tăng xấp xỉ 1,3 lần so với năm 2000.

Tại vùng trung du và miền núi phía bắc diện tích hoa của toàn vùng có 135,7 ha. Trong đó diện tích cây đồng tiền là 9,7 ha chiếm 0,07% trong cơ cấu, sản lượng hoa của vùng đạt 44,08 triệu bông, hoa đồng tiền chiếm 3,1 triệu bông.

Tại Hà Giang, toàn tỉnh có 28 ha trồng hoa, sản lượng đạt 6,1 triệu bông thì diện tích hoa đồng tiền là 1,2 ha sản lượng đạt 0,38 triệu bông tập trung chủ yếu tại huyện Quản Ba và Đồng Văn.

Tại Sơn La, diện tích trồng hoa toàn tỉnh là 22 ha, sản lượng đạt 6,86 triệu bông. Riêng cây đồng tiền có diện tích 3,5 ha chiếm 0,16% tổng diện tích trồng hoa, sản lượng đạt 1,12 triệu bông.

Do trồng hoa đồng tiền mang lại thu nhập rất cao nên những năm qua nhiều địa phương, hộ gia đình đã tự tìm hiểu để phát triển trồng loại hoa này với quy mô vài chục ha. Điển hình là Đà Lạt (Lâm Đồng), Vĩnh Tuy (Hà Nội), thị xã Bắc Ninh, Bắc Giang [2].

Tại Hà Nội tổng diện tích các loại hoa cắt là 105 ha, đồng tiền chiếm 6,8% tập trung chủ yếu ở các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh và quận Tây Hồ.

Tại Bắc Ninh, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại hoa cây cảnh đạt hiệu quả kinh tế cao. Riêng hoa đồng tiền cho thu lãi trên 10 triệu đồng/sào/năm.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu về hoa đồng tiền ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống, các biên pháp phòng trừ sâu, bệnh. Việc nghiên cứu lai tạo những giống có đặc điểm như mong muốn vẫn đang trong giai đoạn tiền khởi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ba nền giá thể khác nhau đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống hoa đồng tiền trồng tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)