3. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn
1.6. Tình hình sản xuất hoa cản hở Bình Định
cảnh (mai vàng, mai chiếu thủy, sanh, sung, bồ đề, lộc vừng, vạn tuế…), còn lại chủ yếu là các loại hoa truyền thống: huệ, cúc, layơn, thược dược... Trong đó, hoa huệ và hoa cúc là loài hoa được trồng phổ biến nhất.
Kết quả điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) năm 2007 ở các vùng trồng hoa tại thành phố Quy Nhơn, xã Phước Hiệp, xã Phước Hòa, phường Bình Định và xã Nhơn Khánh cho thấy: Diện tích trồng cây cảnh bình quân chiếm 50,11%; hoa cúc chiếm 20,94%, hoa huệ chiếm 13,94% và các loài hoa khác chiếm 15,27%. Trong đó, các giống hoa cúc chủ lực là cúc Thượng Hải được trồng rất lâu đời tại Bình Định, cúc Vàng hè, Vàng đông, Đại đóa, Fram vàng, Pha lê…được nhập về từ Đà Lạt; hoa cúc được trồng dưới hai hình thức: cắt cành và hoa chậu.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số loại hoa tại Bình Định
Stt Loại hoa Diện tích (ha) Sản lượng (1.000 bông hoặc cây)
1 Hoa Lay ơn 1,2 38
2 Hoa Hồng - -
3 Hoa Huệ 107,5 10.687,5
4 Hoa Cúc 39 2.893,2
5 Hoa Ly 1,4 47,2
6 Hoa Mai 338,5 19.087,22 (cây)
7 Hoa Khác 23,6 1.594,7
(Nguồn: Cục Thống kê Bình Định, 2019)
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy hiện nay, hai loại hoa chiếm cơ cấu lớn nhất là hoa mai và hoa cúc. Với 02 làng nghề trồng hoa cảnh đã được UBND tỉnh phê duyệt là làng hoa Nhơn An (thị xã An Nhơn) và làng hoa Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước). Các vùng trồng hoa chính trong tỉnh tập trung ở An Nhơn, Tuy Phước. Các huyện khác cũng có một số hộ nông dân trồng
các loại hoa cắt cành nhưng quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu tiêu thụ ở địa phương. Kết quả điều tra về thị trường, thị hiếu sử dụng hoa ở Bình Định cũng do Viện ASISOV thực hiện (2008) cho thấy, chủng loại hoa tiêu thụ chủ yếu là: cúc, layơn, huệ, các loài hoa khác mức tiêu thụ không đáng kể. Lượng tiêu thụ nhiều nhất trong năm là hoa cúc chiếm 45,78%, sau đó là lay ơn 28,08%, huệ 17,30%; hoa hồng, đồng tiền, ly li chiếm tỉ lệ rất thấp. Lượng hoa tiêu thụ lớn nhất tập trung vào tháng 2 chiếm 18,24% (tết Nguyên đán), cao gấp gần 3 lần các tháng khác trong năm; sau đó là tháng 1 chiếm 11,48%, các tháng còn lại tiêu thụ mức thấp (6,3 - 8,01%).
*Tình hình sản xuất hoa đồng tiền tại Bình Định
Vì còn nhiều khó khăn về giống nên hiện nay tại Bình Định, hoa đồng tiền chưa được trồng phổ biến, chủ yếu tập trung ở làng hoa Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu tiêu thụ ở địa phương.
1.7. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHÂN CHUỒNG VÀ THAN TRẤU ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
1.7.1. Giá trị sử dụng của phân chuồng
Phân chuồng có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được. Ngoài ra, phân chuồng cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, xói mòn. Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyển cao, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng [32].
Vào những năm của thập kỷ 60 thế kỷ 20 do nguồn phân khoáng có hạn nên sử dụng phân chuồng bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ. Trong giai đoạn 15 năm (1980 - 1995) việc sản xuất và sử dụng phân 586 hữu cơ có giảm sút, nhưng từ năm 1995 lại đây do yêu cầu thâm canh, do sự khuyến khích sản xuất, sử
dụng phân hữu cơ được phục hồi, nên số lượng phân hữu cơ được sản xuất, sử dụng đã tăng lên đáng kể. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá ở một số vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ cho thấy bình quân mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8 - 9 tấn/ha/vụ. Ước tính toàn quốc sản xuất, sử dụng khoảng 65 triệu tấn phân hữu cơ/năm [32].
Hiệu quả sử dụng phân chuồng đối với một số cây trồng chính như sau: Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất lúa đạt cao nhất khi tỷ lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 – 40% (bón 10 tấn phân chuồng/ha thường cho khoảng 30 - 35 kg N tương đương 65 - 75 kg urê). Cân đối hữu cơ – vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân chuồng. Trên nền có bón phân khoáng, hiệu lực 1 tấn phân chuồng đạt 53 - 89 kg thóc, trong khi không có phân khoáng chỉ đạt 32 - 52 kg [32].
1.7.2. Giá trị sử dụng của than trấu
Than trấu có ưu điểm là giá thể sạch, tơi xốp, vô trùng, không mầm bệnh, vi khuẩn, hút và giữ nước tốt, giữ phân tốt; thoáng khí tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, chi phí sản xuất thấp và chứa nhiều kali.
Hiệu quả sử dụng than trấu đối với một số cây trồng chính như sau: Đối với đậu phộng (lạc), năng suất tăng lên đến 121% với việc sử dụng 10 tấn/hecta than trấu [33].
Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (2012), bón than sinh học kết hợp với phân hóa học làm tăng năng suất lúa từ 9 - 22 %. Đặc biệt, khi than sinh học được ủ với phân chuồng bón kết hợp với phân khoáng năng suất lúa tăng từ 23 - 32% so với đối chứng [33].
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Giống hoa đồng tiền được trồng thí nghiệm là giống hoa đồng tiền lùn gieo từ hạt, được mua tại Công ty TNHH Hạt Giống Hoa Việt Nam. Đây là giống hoa mới được du nhập từ Mỹ, chưa được trồng phổ biến tại Việt Nam. Gồm 2 giống: Giống hoa màu đỏ và giống hoa màu cam.
Đặc điểm của giống hoa màu đỏ (FGEB145 Red IMP): Có chiều cao cây từ 25 – 30 cm, đường kính hoa 8 – 10 cm, ra hoa quanh năm, hoa kép, màu đỏ, nhị xanh.
Đặc điểm của giống hoa màu cam (FGEB113 Orange): Có chiều cao cây từ 25 – 30 cm, đường kính hoa 8 – 10 cm, ra hoa quanh năm, hoa kép, màu cam, nhị xanh.
* Giá thể thí nghiệm: Gồm 3 nền: đất, phân chuồng, than trấu.
Than trấu: Vỏ trấu đem hun cháy không hoàn toàn, có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp, không ảnh hưởng đến tính chất pH.
Đất: Đất thịt phơi khô, đập nhỏ, sàng rây nhằm loại bỏ các vật hỗn tạp và sỏi đá.
Phân chuồng hoai mục: Có tính thoát nước, nhẹ, xốp, giàu dinh dưỡng. Loại phân chuồng sử dụng cho thí nghiệm là phân bò đã được ủ hoai hoàn toàn bằng trichoderma.
2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2019 đến tháng 05/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại khu nhà lưới Vườn Thực nghiệm và Nghiên cứu Sinh học – Nông Nghiệp Trường Đại học
Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của 2 giống hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau.
Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng của 2 giống hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau.
Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh của 2 giống hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 giống hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau.
Đề xuất quy trình kỹ thuật trồng hoa đồng tiền trên giá thể thích hợp.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trồng trong chậu ở nhà lưới có mái che. Mỗi chậu trồng 1 cây, mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 cây, lặp lại 3 lần, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD). Mật độ trồng 4 chậu/m2. Mỗi công thức trồng 18 chậu, tương ứng 4,5 m2.
Các công thức thí nghiệm gồm: + ĐC: 100% Đất
+ CT1: 50% Đất + 50% Phân chuồng
+ CT2: 50% Đất + 25% Phân chuồng + 25% Than trấu + CT3: 25% Đất + 50% Phân chuồng + 25% Than trấu + CT4: 25% Đất + 25% Phân chuồng + 50% Than trấu Sơ đồ thí nghiệm như sau:
CT1a CT2a CT3a CT4a ĐCa CT4b CT3b ĐCb CT1b CT2b
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Tổng số cây sống
Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày (%) = x 100. Tổng số cây trồng
Thời gian từ trồng đến ra nụ 50% (ngày).
Thời gian từ trồng đến đẻ nhánh 50% (ngày).
Thời gian từ trồng đến ra hoa 50% (ngày).
Số lá/cây (lá): Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + số lá mới ra thêm.
Động thái ra lá (lá/tháng): (Số lá đếm được của tháng sau – số lá đếm được của tháng trước)/ tháng.
Số nhánh đẻ/cây (nhánh): Đánh dấu cây theo dõi và đếm toàn bộ số nhánh đẻ của các cây trong ngày theo dõi.
Động thái ra nhánh (nhánh/tháng): (Số nhánh đếm được của tháng sau – số nhánh đếm được của tháng trước)/ tháng.
Đường kính tán cây (cm): Đánh dấu cây theo dõi và mỗi cây đo ở 2 vị trí vuông góc với nhau (tán cây xoè ra rộng nhất). Đường kính tán là trung bình cộng của 2 lần đo.
2.4.2.2. Một số chỉ tiêu năng suất hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Số hoa/cây (bông): Đánh dấu số hoa nở sau mỗi lần đếm, số hoa nở của mỗi lần theo dõi bằng số hoa của lần đếm trước + số hoa mới nở thêm.
Số hoa/chậu: Đếm số hoa ở chậu, sau đó quy về mỗi CT thí nghiệm. Tổng số hoa nở x 100
Tỷ lệ hoa nở (%) =
2.4.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Đường kính cành hoa (cm): Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Dùng kẹp panme đo ở vị trí to nhất của cành.
Chiều dài cuống hoa (cm): Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Đo từ đáy cuống hoa đến cổ bông.
Đường kính bông hoa (cm): Dùng thước panme đo ở vị trí to nhất của hoa khi hoa đã nở hoàn toàn.
Số cánh hoa/bông (cánh): Đếm toàn bộ số cánh hoa trên bông ở tất cả các cây theo dõi.
Độ bền hoa tự nhiên: Tính từ khi hoa nở đến khi hoa tàn.
2.4.2.4. Tỉ lệ cây hoa bị sâu, bệnh
Theo dõi thành phần, mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu.
Phương pháp theo dõi sâu, bệnh hại (Theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng). + Điều tra định kỳ 10 ngày/lần, chọn 05 cây theo đường chéo góc/ô lặp. + Ghi nhận tất cả các loại sâu, bệnh hại.
+ Đối với sâu hại ghi nhận: Sâu hại, mật độ sâu/ô lặp.
+ Đối với rệp/nhện đỏ/bọ trĩ, được đánh giá theo thang điểm 4 cấp: Cấp 0: Trên các lá không có rệp/nhện đỏ/bọ trĩ
Cấp 1: Trên các lá có rệp/nhện đỏ/bọ trĩ nhưng chưa hình thành quần tụ (còn phân bố rải rác).
Cấp 3: Trên lá rệp/nhện đỏ/bọ trĩ xuất hiện từ 01 - 05 quần tụ. Cấp 5: Trên là rệp/nhện đỏ/bọ trĩ hình thành 01 - 05 quần tụ. + Đối với bệnh hại:
Số cây bị bệnh x 100 Tỷ lệ cây bệnh (%) = --- Tổng số cây điều tra
* Đánh giá, phân cấp đối với nhóm bệnh hại lá theo 5 cấp độ: Cấp 0: Các lá không bị bệnh. Cấp 1: Có từ 1 - 10% diện tích lá bị bệnh. Cấp 2: Có từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 3: Có từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 4: Có từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh. Cấp 5: Có > 75% diện tích lá bị bệnh.
2.4.2.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa đồng tiền
Tổng giá trị thu nhập (GR) = số chậu x giá bán trung bình;
Tổng chí phí lưu động (TVC) = vật tư + lao động + chí phí khác;
Lợi nhuận (RVAC) = GR – TVC;
Tỷ suất lợi nhuận (VCR) = RVAC/TVC.
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi theo dõi được xử lý thống kê theo phần mềm EXCEL, STATISTIX 8.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT KHÍ HẬU THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM
Quy Nhơn mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 03 – 09, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau; nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 24,50C.
Thời tiết khí hậu là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây hoa đồng tiền nói riêng. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm thời tiết, khí hậu của thành phố Quy Nhơn được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1. Thời tiết thành phố Quy Nhơn từ tháng 10 – 12/ 2019 và từ tháng 01 – 05/ 2020
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định,2020)
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa (mm) Độ ẩm trung bình (%) 10 27,7 223,0 622,6 83 11 26,0 123,0 438,4 83 12 24,2 141,0 23,7 77 01 24,8 194,0 15,6 83 02 24,5 185,0 42,4 81 03 27,1 295,0 0,4 84 04 27,7 246,0 144,3 83 05 29,5 318,0 10,5 80
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa đồng tiền. Nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao mà còn góp phần làm cho màu sắc hoa đẹp, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa từ 15 – 250C. Qua bảng 3.1 ta thấy các tháng trồng hoa từ tháng 10 đến tháng 05 có nhiệt độ trung bình từ 24,2 – 29,50C, cao hơn so với nhiệt độ tối thích, vì thế chúng tôi tiến hành che thêm lưới đen để giảm nhiệt, cũng như bổ sung lượng nước tưới thường xuyên đảm bảo cho cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. Thời điểm cây hoa đồng tiền hình thành hoa và hoa nở bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 có nhiệt độ từ 24,5 – 29,50C, cây hoa đồng tiền nở hoa rộ, màu sắc hoa tươi sáng, chất lượng tốt. Qua đó cho thấy giống hoa đồng tiền này có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao ở thành phố Quy Nhơn.
Ẩm độ: cùng với nhiệt độ, ẩm độ là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền. Ẩm độ của các tháng từ 77 – 84% khá phù hợp với hoa đồng tiền, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là ở thời điểm cây ra nụ và ra hoa.
Lượng mưa giữa các tháng không đều, tổng lượng mưa dao động từ 0,4 – 622,6 mm, trong đó mưa nhiều nhất là tháng 10/2019 (622,6 mm), thấp nhất là tháng 3/2020 (0,4 mm). Tổng số giờ nắng dao động từ 123 – 318 giờ/tháng, trong đó cao nhất là tháng 05/2020 (318 giờ/tháng), thấp nhất là tháng 11/2019 (123 giờ/tháng). Lượng mưa, ánh sáng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Qua số liệu về thời tiết và so sánh với đặc điểm nông học của hoa đồng
tiền cho thấy nhiệt độ, độ ẩm tương đối phù hợp cho hoa đồng tiền sinh