3. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Tổng số cây sống
Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày (%) = x 100. Tổng số cây trồng
Thời gian từ trồng đến ra nụ 50% (ngày).
Thời gian từ trồng đến đẻ nhánh 50% (ngày).
Thời gian từ trồng đến ra hoa 50% (ngày).
Số lá/cây (lá): Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + số lá mới ra thêm.
Động thái ra lá (lá/tháng): (Số lá đếm được của tháng sau – số lá đếm được của tháng trước)/ tháng.
Số nhánh đẻ/cây (nhánh): Đánh dấu cây theo dõi và đếm toàn bộ số nhánh đẻ của các cây trong ngày theo dõi.
Động thái ra nhánh (nhánh/tháng): (Số nhánh đếm được của tháng sau – số nhánh đếm được của tháng trước)/ tháng.
Đường kính tán cây (cm): Đánh dấu cây theo dõi và mỗi cây đo ở 2 vị trí vuông góc với nhau (tán cây xoè ra rộng nhất). Đường kính tán là trung bình cộng của 2 lần đo.
2.4.2.2. Một số chỉ tiêu năng suất hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Số hoa/cây (bông): Đánh dấu số hoa nở sau mỗi lần đếm, số hoa nở của mỗi lần theo dõi bằng số hoa của lần đếm trước + số hoa mới nở thêm.
Số hoa/chậu: Đếm số hoa ở chậu, sau đó quy về mỗi CT thí nghiệm. Tổng số hoa nở x 100
Tỷ lệ hoa nở (%) =
2.4.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Đường kính cành hoa (cm): Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Dùng kẹp panme đo ở vị trí to nhất của cành.
Chiều dài cuống hoa (cm): Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Đo từ đáy cuống hoa đến cổ bông.
Đường kính bông hoa (cm): Dùng thước panme đo ở vị trí to nhất của hoa khi hoa đã nở hoàn toàn.
Số cánh hoa/bông (cánh): Đếm toàn bộ số cánh hoa trên bông ở tất cả các cây theo dõi.
Độ bền hoa tự nhiên: Tính từ khi hoa nở đến khi hoa tàn.
2.4.2.4. Tỉ lệ cây hoa bị sâu, bệnh
Theo dõi thành phần, mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu.
Phương pháp theo dõi sâu, bệnh hại (Theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng). + Điều tra định kỳ 10 ngày/lần, chọn 05 cây theo đường chéo góc/ô lặp. + Ghi nhận tất cả các loại sâu, bệnh hại.
+ Đối với sâu hại ghi nhận: Sâu hại, mật độ sâu/ô lặp.
+ Đối với rệp/nhện đỏ/bọ trĩ, được đánh giá theo thang điểm 4 cấp: Cấp 0: Trên các lá không có rệp/nhện đỏ/bọ trĩ
Cấp 1: Trên các lá có rệp/nhện đỏ/bọ trĩ nhưng chưa hình thành quần tụ (còn phân bố rải rác).
Cấp 3: Trên lá rệp/nhện đỏ/bọ trĩ xuất hiện từ 01 - 05 quần tụ. Cấp 5: Trên là rệp/nhện đỏ/bọ trĩ hình thành 01 - 05 quần tụ. + Đối với bệnh hại:
Số cây bị bệnh x 100 Tỷ lệ cây bệnh (%) = --- Tổng số cây điều tra
* Đánh giá, phân cấp đối với nhóm bệnh hại lá theo 5 cấp độ: Cấp 0: Các lá không bị bệnh. Cấp 1: Có từ 1 - 10% diện tích lá bị bệnh. Cấp 2: Có từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 3: Có từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 4: Có từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh. Cấp 5: Có > 75% diện tích lá bị bệnh.
2.4.2.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa đồng tiền
Tổng giá trị thu nhập (GR) = số chậu x giá bán trung bình;
Tổng chí phí lưu động (TVC) = vật tư + lao động + chí phí khác;
Lợi nhuận (RVAC) = GR – TVC;
Tỷ suất lợi nhuận (VCR) = RVAC/TVC.