3. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trồng trong chậu ở nhà lưới có mái che. Mỗi chậu trồng 1 cây, mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 cây, lặp lại 3 lần, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD). Mật độ trồng 4 chậu/m2. Mỗi công thức trồng 18 chậu, tương ứng 4,5 m2.
Các công thức thí nghiệm gồm: + ĐC: 100% Đất
+ CT1: 50% Đất + 50% Phân chuồng
+ CT2: 50% Đất + 25% Phân chuồng + 25% Than trấu + CT3: 25% Đất + 50% Phân chuồng + 25% Than trấu + CT4: 25% Đất + 25% Phân chuồng + 50% Than trấu Sơ đồ thí nghiệm như sau:
CT1a CT2a CT3a CT4a ĐCa CT4b CT3b ĐCb CT1b CT2b
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Tổng số cây sống
Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày (%) = x 100. Tổng số cây trồng
Thời gian từ trồng đến ra nụ 50% (ngày).
Thời gian từ trồng đến đẻ nhánh 50% (ngày).
Thời gian từ trồng đến ra hoa 50% (ngày).
Số lá/cây (lá): Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + số lá mới ra thêm.
Động thái ra lá (lá/tháng): (Số lá đếm được của tháng sau – số lá đếm được của tháng trước)/ tháng.
Số nhánh đẻ/cây (nhánh): Đánh dấu cây theo dõi và đếm toàn bộ số nhánh đẻ của các cây trong ngày theo dõi.
Động thái ra nhánh (nhánh/tháng): (Số nhánh đếm được của tháng sau – số nhánh đếm được của tháng trước)/ tháng.
Đường kính tán cây (cm): Đánh dấu cây theo dõi và mỗi cây đo ở 2 vị trí vuông góc với nhau (tán cây xoè ra rộng nhất). Đường kính tán là trung bình cộng của 2 lần đo.
2.4.2.2. Một số chỉ tiêu năng suất hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Số hoa/cây (bông): Đánh dấu số hoa nở sau mỗi lần đếm, số hoa nở của mỗi lần theo dõi bằng số hoa của lần đếm trước + số hoa mới nở thêm.
Số hoa/chậu: Đếm số hoa ở chậu, sau đó quy về mỗi CT thí nghiệm. Tổng số hoa nở x 100
Tỷ lệ hoa nở (%) =
2.4.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng hoa đồng tiền trồng trên 3 nền giá thể khác nhau
Đường kính cành hoa (cm): Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Dùng kẹp panme đo ở vị trí to nhất của cành.
Chiều dài cuống hoa (cm): Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Đo từ đáy cuống hoa đến cổ bông.
Đường kính bông hoa (cm): Dùng thước panme đo ở vị trí to nhất của hoa khi hoa đã nở hoàn toàn.
Số cánh hoa/bông (cánh): Đếm toàn bộ số cánh hoa trên bông ở tất cả các cây theo dõi.
Độ bền hoa tự nhiên: Tính từ khi hoa nở đến khi hoa tàn.
2.4.2.4. Tỉ lệ cây hoa bị sâu, bệnh
Theo dõi thành phần, mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu.
Phương pháp theo dõi sâu, bệnh hại (Theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng). + Điều tra định kỳ 10 ngày/lần, chọn 05 cây theo đường chéo góc/ô lặp. + Ghi nhận tất cả các loại sâu, bệnh hại.
+ Đối với sâu hại ghi nhận: Sâu hại, mật độ sâu/ô lặp.
+ Đối với rệp/nhện đỏ/bọ trĩ, được đánh giá theo thang điểm 4 cấp: Cấp 0: Trên các lá không có rệp/nhện đỏ/bọ trĩ
Cấp 1: Trên các lá có rệp/nhện đỏ/bọ trĩ nhưng chưa hình thành quần tụ (còn phân bố rải rác).
Cấp 3: Trên lá rệp/nhện đỏ/bọ trĩ xuất hiện từ 01 - 05 quần tụ. Cấp 5: Trên là rệp/nhện đỏ/bọ trĩ hình thành 01 - 05 quần tụ. + Đối với bệnh hại:
Số cây bị bệnh x 100 Tỷ lệ cây bệnh (%) = --- Tổng số cây điều tra
* Đánh giá, phân cấp đối với nhóm bệnh hại lá theo 5 cấp độ: Cấp 0: Các lá không bị bệnh. Cấp 1: Có từ 1 - 10% diện tích lá bị bệnh. Cấp 2: Có từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 3: Có từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 4: Có từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh. Cấp 5: Có > 75% diện tích lá bị bệnh.
2.4.2.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa đồng tiền
Tổng giá trị thu nhập (GR) = số chậu x giá bán trung bình;
Tổng chí phí lưu động (TVC) = vật tư + lao động + chí phí khác;
Lợi nhuận (RVAC) = GR – TVC;
Tỷ suất lợi nhuận (VCR) = RVAC/TVC.
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi theo dõi được xử lý thống kê theo phần mềm EXCEL, STATISTIX 8.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT KHÍ HẬU THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM
Quy Nhơn mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 03 – 09, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau; nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 24,50C.
Thời tiết khí hậu là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây hoa đồng tiền nói riêng. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm thời tiết, khí hậu của thành phố Quy Nhơn được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1. Thời tiết thành phố Quy Nhơn từ tháng 10 – 12/ 2019 và từ tháng 01 – 05/ 2020
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định,2020)
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa (mm) Độ ẩm trung bình (%) 10 27,7 223,0 622,6 83 11 26,0 123,0 438,4 83 12 24,2 141,0 23,7 77 01 24,8 194,0 15,6 83 02 24,5 185,0 42,4 81 03 27,1 295,0 0,4 84 04 27,7 246,0 144,3 83 05 29,5 318,0 10,5 80
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa đồng tiền. Nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao mà còn góp phần làm cho màu sắc hoa đẹp, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa từ 15 – 250C. Qua bảng 3.1 ta thấy các tháng trồng hoa từ tháng 10 đến tháng 05 có nhiệt độ trung bình từ 24,2 – 29,50C, cao hơn so với nhiệt độ tối thích, vì thế chúng tôi tiến hành che thêm lưới đen để giảm nhiệt, cũng như bổ sung lượng nước tưới thường xuyên đảm bảo cho cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. Thời điểm cây hoa đồng tiền hình thành hoa và hoa nở bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 có nhiệt độ từ 24,5 – 29,50C, cây hoa đồng tiền nở hoa rộ, màu sắc hoa tươi sáng, chất lượng tốt. Qua đó cho thấy giống hoa đồng tiền này có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao ở thành phố Quy Nhơn.
Ẩm độ: cùng với nhiệt độ, ẩm độ là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền. Ẩm độ của các tháng từ 77 – 84% khá phù hợp với hoa đồng tiền, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là ở thời điểm cây ra nụ và ra hoa.
Lượng mưa giữa các tháng không đều, tổng lượng mưa dao động từ 0,4 – 622,6 mm, trong đó mưa nhiều nhất là tháng 10/2019 (622,6 mm), thấp nhất là tháng 3/2020 (0,4 mm). Tổng số giờ nắng dao động từ 123 – 318 giờ/tháng, trong đó cao nhất là tháng 05/2020 (318 giờ/tháng), thấp nhất là tháng 11/2019 (123 giờ/tháng). Lượng mưa, ánh sáng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Qua số liệu về thời tiết và so sánh với đặc điểm nông học của hoa đồng
tiền cho thấy nhiệt độ, độ ẩm tương đối phù hợp cho hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển.
3.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 2 GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN 3 NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN 3 NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU
3.2.1. Ảnh hưởng của 3 nền giá thể khác nhau đến tỷ lệ sống sau trồng và thời gian sinh trưởng, phát triển của 2 giống hoa đồng tiền
Hai giống hoa đồng tiền trồng thí nghiệm sau khi ươm hạt có tỉ lệ nảy mầm tương đương nhau với tỉ lệ 83,33% ở giống hoa màu đỏ và 83,67% ở giống hoa màu cam. Sau đó cây được chuyển sang các giá thể đã được chuẩn bị trước và bắt đầu tính tỉ lệ sống sau khi trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng. Căn cứ vào tỉ lệ sống của 2 giống hoa thí nghiệm cho phép ta đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển ban đầu của giống trên các nền giá thể, từ đó lựa chọn được giá thể cho tỉ lệ sống cao nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình sinh trường, phát triển và năng suất của cây.
Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống đồng tiền tại Quy Nhơn – Bình Định được trình bày ở bảng 3.2.
Kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy:
Cây hoa đồng tiền sau khi ươm được đưa vào các giá thể có sự chênh lệch về tỷ lệ sống. Giống hoa màu đỏ có tỷ lệ sống dao động từ 85,0 – 100%, trong đó CT2 (50% đất + 25% phân chuồng + 25% than trấu) có tỷ lệ sống cao nhất đạt 100% sau 15 ngày, tiếp đến là ở CT4 (95%), CT ĐC (93%) và thấp nhất là tỷ lệ sống ở CT1 (50% đất + 50% phân chuồng) là 85%. Giống hoa màu cam có tỷ lệ sống dao động từ 87,0 – 100%, trong đó CT2 và CT4 đều có tỷ lệ sống như nhau và đạt cao nhất (100%), cao hơn CT ĐC (92%). Trong cùng một công thức thí nghiệm nhưng tỉ lệ sống ở CT4 của giống hoa màu cam cao hơn rõ rệt so với giống hoa màu đỏ đến 5%. Công thức có tỷ lệ sống thấp nhất là CT3 (90,0%) và CT1 (87,0%). Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống sau trồng ở CT2, CT4 và CT ĐC của 2 giống cho thấy hoa đồng tiền nhập nội
này có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại thành phố Quy Nhơn.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của 3 nền giá thể khác nhau đến tỉ lệ sống sau trồng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của 2 giống hoa đồng tiền
Giốn g Công thức Tỉ lệ sống sau trồng 15 ngày (%)
Thời gian từ sau trồng đến…. (ngày) Ra lá mới (50%) Ra nụ (50%) Đẻ nhánh (50%) Nở hoa (50%) Màu đỏ CT1 85 22,9b 0 0 0 CT2 100 19,5c 77,1b 85,70a 94,3b CT3 90 22,5b 0 0 0 CT4 95 19,0c 76,9b 83,48b 94,0c
ĐC 93 25,1a 80,6a 86,04a 96,5a
CV(%) - 1,51 0,36 0,56 0,15 LSD0,05 - 0,61 0,32 0,53 0,16 Màu cam CT1 87 23,0b 0 0 0 CT2 100 19,6c 78,6b 86,6b 94,6b CT3 90 22,5b 0 0 0 CT4 100 20,3c 78,1b 86,2b 94,0b
ĐC 92 25,3a 82,7a 89,1a 98,8a
CV(%) - 1,54 0,64 0,79 1,38
LSD0,05 - 0,64 0,57 0,78 1,49
Quá trình sinh trưởng, phát triển là một quá trình mà cây trồng phản ứng lại với điều kiện sống của chúng cũng như phản ánh khả năng thích nghi của chúng với điều kiện ngoại cảnh của vùng thí nghiệm. Hai giống hoa đồng tiền thí nghiệm có thời gian từ trồng đến ra lá mới ngắn và khá tương đồng nhau. Sau 19,0 – 25,3 ngày ở các công thức trồng, các giống đã ra lá mới. Giống
hoa màu đỏ có thời gian ra lá mới ngắn nhất ở CT4 (19,0 ngày) không có ý nghĩa về mặt thống kê so với CT2 (19,5 ngày); dài nhất ở CT ĐC (25,1 ngày); các công thức còn lại có thời gian ra lá mới tương đương nhau và ngắn hơn CT ĐC (25,1 ngày). Giống hoa màu cam có thời gian ra lá mới dao động từ 19,6 – 25,3 ngày, trong đó ở CT2 cây ra lá mới sớm nhất (19,6 ngày), ở CT đối chứng cây ra lá muộn nhất (25,2 ngày). CT2, CT4 có thời gian ra lá mới ngắn nhất (19,6 và 20,3 ngày). Hai công thức này có thể do giá thể thích hợp nên đã tạo điều kiện cho rễ cây phát triển thuận lợi, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình ra lá mới.
Biểu đồ 3.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa đồng tiền màu đỏ trồng trên 3 nền giá thể khác nhau.
Giá thể đóng vai trò quyết định trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hoa; là nơi tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, là chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây. Giá thể thích hợp sẽ giúp cho cây hút nước và dinh dưỡng thuận lợi, thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển khỏe, từ đó cho năng suất hoa cao, chất lượng hoa đẹp. Nghiên cứu ảnh hưởng của
0 20 40 60 80 100 120 Ra lá 50% Ra nụ 50% Đẻ nhánh 50% Ra hoa 50% N g ày CT1 CT2 CT3 CT4 ĐC
3 nền giá thể đến năng suất chất lượng, thời gian ra hoa của cây hoa đồng tiền cho thấy giống hoa màu đỏ có thời gian từ trồng đến khi ra nụ 50% ngắn nhất là ở CT4 (76,9 ngày), không có sự sai khác về mặt thống kê so với CT2 (77,1 ngày), dài nhất là ở CT đối chứng (80,6 ngày). Ở CT1 và CT3 sau 64 – 80 ngày cây bắt đầu chết dần và không ra nụ ở cả 2 giống. CT2 và CT4 của giống hoa màu cam có thời gian từ khi trồng đến giai đoạn ra nụ 50% ngắn nhất ở CT2 (78,6 ngày), và ở CT4 (78,1 ngày), CT đối chứng có thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ 50% dài nhất (82,7 ngày). Theo dõi thời gian ra nụ ở từng công thức khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong trồng trọt, giúp người trồng hoa xác định được cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển, đây là thời kì rất nhạy cảm của cây hoa, cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi nụ, từ đó làm cơ sở để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp để cây cho nhiều hoa, hoa to, chất lượng hoa đẹp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Biểu đồ 3.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa đồng tiền màu cam trồng trên 3 nền giá thể khác nhau.
0 20 40 60 80 100 120 Ra lá 50% Ra nụ 50% Đẻ nhánh 50% Ra hoa 50% N g ày CT1 CT2 CT3 CT4 ĐC
Giai đoạn từ trồng đến khi đẻ nhánh 50% có sự khác nhau rõ rệt ở các công thức. Loại trừ CT1 và CT3 thì giống hoa màu đỏ có thời gian từ khi trồng đến giai đoạn đẻ nhánh 50% dài nhất là ở CT đối chứng (86,04 ngày) không có sự sai khác về mặt thống kê so với CT2 (85,7 ngày). Thời gian từ khi trồng đến đẻ nhánh 50% ngắn nhất là ở CT4 (83,48 ngày). Giống hoa màu cam có thời gian đẻ nhánh 50% dài hơn so với giống hoa màu đỏ. Thời gian từ trồng đến khi đẻ nhánh 50% ngắn nhất ở CT4 (86,2 ngày) không có sai khác có ý nghĩa thống kê so với CT2 (86,6 ngày), dài nhất ở CT đối chứng (89,14 ngày).
Đối với cây hoa nói chung, cây đồng tiền nói riêng, thời gian từ trồng đến khi ra hoa có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép người sản xuất chủ động được thời vụ, nhân công, thời điểm thu hoạch cho hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng hoa. Hai giống hoa đồng tiền trồng thí nghiệm có thời gian từ trồng đến khi ra hoa 50% khá tương đồng nhau. Thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa 50% ở các công thức khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể, giống hoa màu đỏ có thời gian ra hoa 50% dao động từ 94,0 – 96,5 ngày, trong đó không có sự sai khác giữa CT4 (94,0 ngày) và CT2 (94,3 ngày); ở CT ĐC (96,56 ngày) chậm hơn so với các công thức khác. Thời gian từ khi trồng đến ra hoa 50% ở giống hoa màu cam từ