Theo địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 43 - 46)

5. Những đóng góp của luận văn

3.3.1. Theo địa điểm nghiên cứu

Trong tổng số 44 loài BS ghi nhận ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai có 40 loài thu được mẫu, 4 loài quan sát và chụp ảnh. Số lượng các loài ghi nhận ở từng địa điểm nghiên cứu được thống kê ở Bảng 3.6, Hình 3.2, PL 6.1.

Bảng 3.6. Sự phân bố các loài BS theo các xã, thị trấn ở huyện Đức Cơ

TT Địa điểm nghiên cứu Bò sát

Số loài Tỷ lệ % 1 Xã Ia Krêl 6 13,64% 2 Xã Ia Kriêng 15 34,09% 3 Xã Ia Dom 28 63,64% 4 Xã Ia Pnôn 20 45,45% 5 Thị trấn Chư Ty 13 29,55% Tổng số loài phân tích 44

Số loài BS ghi nhận nhiều nhất ở xã Ia Dom với 28 loài (chiếm 63,64% trong tổng số loài BS ở KVNC), tiếp đến xã Ia Pnôn với 20 loài (chiếm 45,45%), xã Ia Kriêng với 15 loài (chiếm 34,09%), thị trấn Chư Ty với 13 loài (chiếm 29,55%) và thấp nhất là xã Ia Krêl với 6 loài (chiếm 13.64%).

Hình 3.2. Số lƣợng loài BS phân bố theo địa điểm nghiên cứu

Xét về mức độ tương đồng thành phần loài giữa các địa điểm nghiên cứu, kết quả phân tích thống kê (Bảng 3.7) cho thấy thị trấn Chư Ty và xã Ia

Krêl có mức độ tương đồng thành phần loài cao nhất (djk = 0,63158), tiếp theo là giữa xã Ia Dom và xã Ia Pnôn (djk = 0,50000) với giá trị trên mức trung bình, thấp nhất là giữa xã Ia Dom và xã Ia Krêl (djk = 0,35294).

Bảng 3.7. Mức độ tƣơng đồng về thành phần loài BS giữa các xã ở huyện Đức Cơ Địa điểm Xã Ia Pnôn Xã Ia Dom Xã Ia Krêl Xã Ia Kriêng Thị trấn Chƣ Ty Xã Ia Pnôn 1

Xã Ia Dom 0,50000 1

Xã Ia Krêl 0,38462 0,35294 1

Xã Ia Kriêng 0,45714 0,32558 0,47619 1

Thị trấn Chƣ Ty 0,42424 0,48780 0,63158 0,35714 1

Phân tích tập họp nhóm (Hình 3.3) thành phần loài BS của các khu vực ở huyện Đức Cơ được chia làm 2 nhóm chính với chỉ số gốc nhánh là 100:

Hình 3.3. Phân tích tập họp nhóm về sự tƣơng đồng thành phần loài BS giữa các địa điểm trong huyện Đức Cơ (giá trị gốc nhánh với số lần lặp lại là 1000)

Ghi chú: Ia_Krel: xã Ia Krêl, Chu_Ty: thị trấn Chư Ty, Ia_Kriêng: xã Ia Kriêng, Ia_Dom: xã Ia Dom, Ia_Pnon: xã Ia Pnôn.

Nhóm thứ nhất gồm xã Ia Dom và xã Ia Pnôn. Hai xã này tách thành nhánh riêng với chỉ số gốc nhánh là 51.

Nhóm thứ hai gồm xã Ia Kriêng, xã Ia Krêl và thị trấn Chư Ty. Trong nhóm thứ nhất xã Ia Kriêng lại tách thành nhánh riêng so với xã Ia Krêl và thị trấn Chư Ty với chỉ số gốc nhánh là 28. Chỉ số gốc nhánh giữa thị trấn Chư Ty và xã Ia Krêl là 76.

Nhận xét: Khi đánh giá mức độ tương về thành phần loài BS giữa các địa điểm nghiên cứu trong huyện Đức Cơ có sự tách biệt thành từng nhóm điều này có thể giải thích như sau: do diện tích và chất lượng lượng giữa các khu vực trong huyện Đức Cơ không đồng đều và do mức độ nghiên cứu của các khu vực nghiên cứu cũng không đồng đều. Tuy nhiên kết quả này phản ánh diện tích và chất lượng rừng ở khu vực các xã Ia Dom, Ia Pnôn tốt hơn các khu vực còn lại nên số lượng loài nhiều nhất và giữa 2 các khu vực này có mức độ tương đồng thành phần loài cao hơn so với các khu vực còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)