Theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 47)

5. Những đóng góp của luận văn

3.3.3. Theo sinh cảnh

Dựa vào thảm thực vật huyện Đức Cơ chủ yếu 3 kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh trên núi đất, rừng khộp và rừng trồng (chiếm đa số diện tích rừng của huyện). Để phù hợp với sinh cảnh sống của các loài BS ở KVNC

0 5 10 15 20 25 30 35 100 -> 200 m 200 -> 300 m 300 -> 400 m Trên 400 m Agamidae Gekkonidae Lacertidae Scincidae Varanidae Typhlopidae Pythonidae Xenopeltidae Colubridae Homalopsidae Lamprophiidae Natricidae Elapidae Viperidae Geoemydidae Testudinidae Trionychidae

chúng tôi phân chia thành 3 sinh cảnh chính: Rừng thường xanh trên núi đất bị tác động, Rừng trồng và nương rẫy, Đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư. Sự phân bố các loài BS theo sinh cảnh được thể hiện ở Bảng 3.9, Hình 3.5 và PL 6.2.

Bảng 3.9. Sự phân bố các loài BS theo sinh cảnh ở huyện Đức Cơ

Sinh Cảnh Rừng thƣờng xanh bị tác động

Rừng trồng và nƣơng rẫy

Đất canh tác nông nghiệp và khu dân cƣ

Số loài 34 28 13

Tỷ lệ 77,27% 63,64% 29,55%

Tổng số loài phân tích 44

Hình 3.5. Phân bố các loài BS theo sinh cảnh

Sinh cảnh đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư: xen kẽ các đồi núi là các vùng đất tương đối bằng phẳng và các khu dân cư. Thảm thực vật ở sinh cảnh này chủ yếu là các cây bụi và khu dân cư. Sinh cảnh này kém đa dạng

34 28 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Rừng thường xanh bị tác động Rừng trồng và nương rẫy Đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư

Sinh cảnh

nhất, số lượng loài BS ghi nhận là 13 loài (chiếm 29,55%). Các loài BS đặc trưng ở sinh cảnh này chủ yếu là các loài phổ biến như: Calotes bachae, Calotes versicolor, Hemidactylus frenatus, Eutropis multifasciatus, Xenopeltis unicolor, Hypsiscopus plumbea, Psammodynastes pulverulentus, Xenochrophis flavipunctatus, Trimeresurus albolabris,…

Sinh cảnh Rừng trồng và nương rẫy: sinh cảnh này hiện nay có diện tích lớn nhất ở KVNC. Rừng trồng chủ yếu là cây Cao su và Điều được xem là cây chủ lực để phát triển kinh tế ở địa phương, vì vậy được trồng ở khắp nơi, mọi loại địa hình từ vùng đất bằng đến vùng đồi núi. Ngoài ra còn có các cây công nghiệp khác như: cà phê, tiêu, sầu riêng,... Số lượng loài BS được ghi nhận ở sinh cảnh này là 28 loài (chiếm 63,64% số loài ở KVNC). Sinh cảnh này có các loài đặc trưng: Cyrtodactylus gialaiensis, Dixonius siamensis, D. minhlei, Eutropis macularius, Lygosoma bowringii, Boiga multomaculata, Dendrelaphis subocularis, Lycodon laoensis, Rhabdophis subminiatus …

Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đất bị tác động: sinh cảnh này hiện nay còn rất ít ở huyện Đức Cơ, chủ yếu tập trung ở khu vực đường biên giới ở 2 nước Việt Nam và Campuchia. Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm nhưng đã chịu sự tác động mạnh bởi con người như: khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, do đó rừng không còn giữ tính nguyên sinh. Sinh cảnh này tuy đã chịu sự tác động của con người nhưng vẫn có số lượng loài BS nhiều nhất với 34 loài (chiếm 77,27% số loài BS ở KVNC). Sinh cảnh tập trung các loài BS quý hiếm có giá trị bảo tồn như:

Physignathus cocincinus, Gekko gecko, Bungarus candidus, Calloselasma rhodostoma, Cyclemys pulchristriata, Cyclemys oldhami, Siebenrockiella crassicollis, Heosemys grandis, Manouria impressa,...

Nhận xét: Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đất bị tác động có số lượng loài BS nhiều nhất với 34 loài, sinh cảnh này hiện nay còn diện tích rất ít

tuy nhiên đây là sinh cảnh tập trung các loài BS quý hiếm có giá trị bảo tồn. Tiếp đến là sinh cảnh rừng trồng và nương rẫy, sinh cảnh này tuy thành phần loài thực vật đã bị xáo trộn nhưng chiếm diện tích rất lớn ở KVNC chính vì vậy thành phần loài cũng rất đa dạng với 28 loài. Kém đa dạng nhất là sinh cảnh đất nông nghiệp và khu dân cư với 13 loài, sinh cảnh này thành phần loài ít đa dạng vì thường xuyên chịu sự tác động của con người nên số lượng loài ít.

3.4. So sánh tƣơng đồng về thành phần loài bò sát huyện Đức Cơ với các KBTTN và VQG ở khu vực lân cận

Để so sánh mức độ tương đồng về thành phần BS ở huyện Đức Cơ với các KBTTN và VQG ở khu vực lân cận là VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai), KBTTN Kon Chư Răng (Gia Lai), Hành lang kết nối VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng (Gia Lai) và VQG Chư Mom Ray (Kon Tum) chúng tôi tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả như: Hoàng Văn Chung và

cs. (2013) [3], Báo cáo nghiên cứu các quần xã lưỡng cư và bò sát ở khu vực

rừng nhiệt đới trên cao nguyên Tây Nguyên miền Trung Việt Nam (2016) [19], Nguyễn Ái Tâm và cs. (2017) [12], Jestrzemski và cs. (2013) [27]. Việc so sánh mức độ tương đồng thành phần loài chỉ mang tính chất tương đối do ghi nhận thành phần loài ở mỗi khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: diện tích khu vực nghiên cứu, chất lượng sinh cảnh, thời gian khảo sát và nỗ lực của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả so sánh sẽ góp phần cung cấp dẫn liệu ban đầu nhằm xem xét quan hệ địa lý động vật của các loài BS ở KVNC với các khu vực lân cận.

Khu hệ BS ở huyện Đức Cơ có số loài BS kém đa dạng hơn so với KBTTN Kon Chư Răng (45 loài), nhiều hơn so với VQG Kon Ka Kinh (37 loài), VQG Chư Mom Ray (37 loài), Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng (30 loài). Kết quả thống kê sử dụng phần mềm PAST Statistic (Hammer và cs., 2001) cho thấy các chỉ số đa dạng như Shannon_H,

Simpson_1-D và Margalef của khu vực nghiên cứu thấp hơn so với KBTTN Kon Chư Răng nhưng cao hơn so với các khu vực còn lại (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. So sánh chỉ số đa dạng loài BS ở huyện Đức Cơ với các khu vực lân cận

Chỉ số DC KKK KCR HLKKK&KCR CMR

Taxa_S 44 37 45 30 37 Shannon_H 3,784 3,611 3,807 3,401 3,611 Simpson_1-D 0,9773 0,9730 0,9778 0,9667 0,9730 Margalef 11,360 9,970 11,560 8,526 9,970

Ghi chú: DC: Huyện Đức Cơ; KKK: VQG Kon Ka Kinh; KCR: KBTTN Kon Chư Răng; HLKKK&KCR: Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng; CMR: VQG Chư Mom Ray.

ảng 3.11. So sánh mức độ tƣơng đồng thành phần loài BS huyện Đức Cơ với các VQG và K TTN lân cận

Địa điểm DC KKK KCR HLKKK&KCR CMR

DC 1

KKK 0,29630 1

KCR 0,31461 0,46341 1

HLKKK&KCR 0,24324 0,44776 0,45333 1

CMR 0,34568 0,43243 0,31707 0,35821 1

Ghi chú: DC: Huyện Đức Cơ; KKK: VQG Kon Ka Kinh; KCR: KBTTN Kon Chư Răng; HLKKK&KCR: Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng; CMR: VQG Chư Mom Ray.

Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy mức độ tương đồng về thành phần loài BS giữa huyện Đức Cơ và VQG Chư Mom Ray là cao nhất (djk = 0,34568) và khác biệt nhất với Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng (djk = 0,24324).

Phân tích tập họp nhóm (Hình 3.6) cho thấy thành phần loài BS của huyện Đức Cơ với các VQG và KBTTN được chia làm hai nhóm chính với chỉ số gốc nhánh là 100:

Nhóm thứ hai gồm VQG Chư Mom Ray, Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng, KBTTN Kon Chư Răng và VQG Kon Ka Kinh. Trong nhóm thứ hai này VQG Chư Mom Ray lại tách thành nhánh riêng so với các khu vực còn lại với chỉ số gốc nhánh là 60. Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng lại tách thành nhánh riêng so với KBTTN Kon Chư Răng và VQG Kon Ka Kinh với chỉ số gốc nhánh là 57. Chỉ số gốc nhánh của KBTTN Kon Chư Răng và VQG Kon Ka Kinh là 33.

Hình 3.6. Mức độ tƣơng đồng thành phần loài BS ở huyện Đức Cơ với các khu vực lân cận khác (giá trị gốc nhánh với số lần lặp lại là 1000).

Ghi chú: DC: Huyện Đức Cơ; KKK: VQG Kon Ka Kinh; KCR: KBTTN Kon Chư Răng; HLKKK&KCR: Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng; CMR: VQG Chư Mom Ray.

Nhận xét: Khi so sánh mức độ tương đồng thành phần loài BS giữa huyện Đức Cơ với các VQG và KBTTN lân cận sở dĩ có sự tách biệt thành

từng nhóm là do: ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, diện tích và chất lượng của rừng, do khoảng cách về mặt địa lý giữa các khu vực và do mức độ nghiên cứu giữa các khu vực chưa đồng đều.

Nhóm BS của huyện Đức Cơ tách thành nhánh riêng so với các khu vực còn lại và có mối quan hệ gần gũi với VQG Chư Mom Ray nhất điều này có thể giải thích như sau: khu vực huyện Đức Cơ và VQG Chư Mom Ray có các yếu tố môi trường tương tự nhau đều nằm phía Tây của dãy Trường Sơn và giáp với Campuchia, có sinh cảnh tượng tự nhau; có khoảng cách địa lý gần nhau, gần hơn so với các khu vực so sánh còn lại. Tương tự nhóm BS của Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng, KBTTN Kon Chư Răng, VQG Kon Ka Kinh tách ra thành nhánh riêng so với VQG Chư Mom Ray vì các khu vực này có khoảng cách địa lý gần nhau và đều nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, có các yếu tố môi trường như: sinh cảnh, đại độ cao, khí hậu tương tự nhau.

3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn

3.5.1. Các nhân tố đe dọa đến khu hệ bò sát ở Khu vực nghiên cứu

- Các nhân tố tác động đến sinh cảnh sống:

Sự suy thoái và mất đi sinh cảnh sống là mối nguy hại lớn nhất của khu hệ BS ở huyện Đức Cơ trong đó sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng là yếu tố quan trọng nhất. Theo số liệu thống kê vào những năm 2011 huyện Đức Cơ có khoảng 13.012 ha đất rừng tự nhiên nhưng sau 10 năm diện tích rừng tự nhiên hiện chỉ còn 3.470,76 ha (Hình 3.7). Diện tích rừng tự nhiên giảm do các nguyên nhân:

Hoạt động khai thác gỗ trái phép: theo thống kê của hạt kiểm lâm huyện

Đức Cơ tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn huyện diễn ra thường xuyên và liên tục trong nhiều năm, từ năm 2011 đến năm 2021 chỉ trong vòng 10 năm diện tích rừng tự nhiên của huyện đã giảm 9.541,24 ha (Hình 1, 2; PL 4).

lâm huyện Đức Cơ từ năm 2017 đến nay đã xảy ra 16 vụ lấn chiếm đất rừng với 3.558 ha đất bị lấn chiếm (Hình 4, PL 8).

Hình 3.7. Diễn biến diện tích rừng huyện Đức Cơ từ năm 2011-2021

Buôn lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương: nhiều vụ

chặt phá rừng có sự tiếp tay của các cán bộ địa phương.

Sự suy thoái sinh cảnh tự nhiên: trong quá trình khảo sát thực địa chúng

tôi nhận thấy rằng môi trường sinh sống của các loài BS đang bị suy giảm một cách đáng lo ngại do sự tác động của con người như: việc xây dựng công trình thủy điện Ia Krêl 2, trên suối Ia Krêl 2, xã Ia Dom làm ảnh hưởng đến nguồn nước và dòng chảy của suối Ia Krêl; ô nhiễm nguồn nước nguyên nhân là do: trong quá trình chế biến, sản xuất các sản phẩm từ mủ cây Cao su của Công ty 75 thuộc Binh đoàn 15 trên địa bàn xã Ia Krêl đã xã thải ra môi trường nước chưa được xử lý. Vì vậy đã gây ra hiện tượng ô nhiễm nước của các con suối trong vùng đặc biệt là suối Ia Krêl. Ngoài ra việc sử dụng thuốc

13012 7029 6849 3867 3470 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Năm 2011 Năm 2014 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2021

Số ha

Diện tích rừng (ha)

diệt cỏ quá mức cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài BS (Hình 5, 6 PL 4).

- Các nhân tố tác động đến quần thể:

Bảng 3.12. Các loài BS bị săn bắt mạnh ở huyện Đức Cơ

TT Tên khoa học Giá trị sử dụng

Thực phẩm Dược phẩm Buôn bán Làm cảnh 1 Physignathus cocincinus x x x 2 Leiolepis belliana x x 3 Gekko gecko x x x 4 Takydromus sexlineatus x 5 Varanus nebulosus x x 6 Python molurus x x 7 Xenopeltis unicolor x x 8 Coelognathus radiatus x x 9 Ptyas mucosa x x 10 Hypsiscopus plumbea x x 11 Xenochrophis flavipunctatus x x 12 Bungarus candidus x x 13 Cyclemys pulchristriata x x x 14 Cyclemys oldhami x x x 15 Heosemys grandis x x x 16 Siebenrockiella crassicollis x x x 17 Indotestudo elongata x x x 18 Manouria impressa x x x 19 Amyda cartilaginea x x x 20 Pelodiscus sinensis x x x Tổng cộng 16 9 19 5

Huyện Đức Cơ thuộc huyện kinh tế chưa phát triển đời sống người dân còn nghèo, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, có rất nhiều người đồng bào sinh sống với tập quán săn bắt, hái lượm do vậy áp lực lên tài nguyên

rừng là điều không thể tránh khỏi. Kết quả điều tra các loài BS đang bị săn bắt mạnh phục vụ cho các mục đích khác nhau được thể hiện qua Bảng 3.12.

Tổng cộng có 20 loài BS được khai thác cho nhu cầu làm thực phẩm, dược phẩm, buôn bán và làm cảnh chiếm 45,45% (tổng số loài BS ở KVNC). Trong đó 16 loài được sử dụng là thực phẩm chiếm 36,36%, 9 loài sử dụng là dược phẩm chiếm 20,45%, 19 loài sử dụng để buôn bán chiếm 43,18%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của người dân huyện Đức Cơ ngoài thị trấn Chư Ty và xã Ia Krêl trên 40 triệu đồng/người/năm, thì tất cả các xã còn lại đều có thu nhập bình quân đầu người dưới 30 triệu đồng/người/năm, thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước, mức sống của người dân thấp là nguyên nhân gây áp lực lên tài nguyên rừng hiện có trong đó có các loài BS.

Sử dụng thuốc hóa học quá mức để diệt cỏ, diệt các loại côn trùng cũng là nguyên nhân làm đứt gãy chuỗi thức ăn, là nguyên nhân gián tiếp tác động đến quần thể của các loài BS.

3.5.2. Các loài cần ưu tiên bảo tồn

Các loài cần được ưu tiên bảo tồn là những loài quý, hiếm, đặc hữu được trình bày ở Bảng 3.4 và Bảng 3.5. Đây những loài đã bị săn bắt nhiều trong một thời gian dài nên số lượng đã bị suy giảm một cách trầm trọng do đó cần ưu tiên kiểm soát việc săn bắt trái phép các loài này như: Physignathus

cocincinus, Varanus nebulosus, Cyclemys pulchristriata, Cyclemys oldhami, Heosemys grandis, Pelodiscus sinensis,…

Trong KVNC cũng có một số loài không thuộc dạng quý hiếm nhưng cũng bị săn bắt mạnh vì mục đích thương mại như: Leiolepis belliana, Xenopeltis unicolor, Xenochrophis flavipunctatus … Vì thế các hoạt động bảo

tồn cũng cần chú ý nhằm duy trì và khôi phục quần thể của các loài này.

3.5.3 Các hoạt động ưu tiên bảo tồn - Bảo vệ sinh cảnh sống: - Bảo vệ sinh cảnh sống:

Bảo vệ rừng: Rừng chính là nơi sinh sống của các loài BS. Chính vì thế để bảo vệ sinh cảnh sống của các loài BS trước hết cần bảo vệ tốt các diện tích rừng tự nhiên hiện có, đảm bảo khả năng phục hồi của các khu rừng tái sinh vì những dạng sinh cảnh này là nơi cư ngụ của nhiều loài trong đó có BS.

Tăng cường công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc: cần quy hoạch và có kế hoạch trồng rừng bổ sung nhằm phủ xanh đất trống giảm diện tích đồi trọc trong tỉnh nhằm tạo hành lang xanh liên kết giữa các khu vực, tạo không gian rộng lớn cho sự phát triển động vật hoang dã.

- Giảm thiểu đến tác động quần thể loài:

Trong quá trình khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy rằng nhiều loài BS có giá trị kinh tế cao thường xuyên bị người dân săn bắt làm thực phẩm hoặc vì mục đích thương mại (Bảng 3.12). Trong số này đáng chú ý là các loài

Physignathus cocincinus, Leiolepis belliana, Varanus nebulosus, Ptyas mucosa

đây là những loài thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, hơn nữa chúng ăn được nhiều loại thức ăn, vì vậy cần đề xuất nhân nuôi các loài này đối với người dân sống ở ven rừng nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm áp lực lên tài nguyên rừng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp:

Bên cạnh các chương trình phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập thay thế, cần có các chương trình tuyên truyền như áp phích, phát thanh, truyền hình để giảm thiểu sự phụ thuộc của cộng đồng địa phương vào tài nguyên rừng. Từ đó có thể duy trì sinh cảnh sống phù hợp cho các loài động vật nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)