Các hoạt động ưu tiên bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 56 - 65)

5. Những đóng góp của luận văn

3.5.3 Các hoạt động ưu tiên bảo tồn

Bảo vệ rừng: Rừng chính là nơi sinh sống của các loài BS. Chính vì thế để bảo vệ sinh cảnh sống của các loài BS trước hết cần bảo vệ tốt các diện tích rừng tự nhiên hiện có, đảm bảo khả năng phục hồi của các khu rừng tái sinh vì những dạng sinh cảnh này là nơi cư ngụ của nhiều loài trong đó có BS.

Tăng cường công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc: cần quy hoạch và có kế hoạch trồng rừng bổ sung nhằm phủ xanh đất trống giảm diện tích đồi trọc trong tỉnh nhằm tạo hành lang xanh liên kết giữa các khu vực, tạo không gian rộng lớn cho sự phát triển động vật hoang dã.

- Giảm thiểu đến tác động quần thể loài:

Trong quá trình khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy rằng nhiều loài BS có giá trị kinh tế cao thường xuyên bị người dân săn bắt làm thực phẩm hoặc vì mục đích thương mại (Bảng 3.12). Trong số này đáng chú ý là các loài

Physignathus cocincinus, Leiolepis belliana, Varanus nebulosus, Ptyas mucosa

đây là những loài thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, hơn nữa chúng ăn được nhiều loại thức ăn, vì vậy cần đề xuất nhân nuôi các loài này đối với người dân sống ở ven rừng nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm áp lực lên tài nguyên rừng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp:

Bên cạnh các chương trình phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập thay thế, cần có các chương trình tuyên truyền như áp phích, phát thanh, truyền hình để giảm thiểu sự phụ thuộc của cộng đồng địa phương vào tài nguyên rừng. Từ đó có thể duy trì sinh cảnh sống phù hợp cho các loài động vật nói chung BS nói riêng, đảm bảo cho quần thể của các loài có khả năng phát triển bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Đa dạng thành phần loài: đã ghi nhận ở khu vực huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai có 44 loài bò sát thuộc 36 giống, 17 họ, 2 bộ.

Ghi nhận bổ sung cho khu hệ BS tỉnh Gia Lai 9 loài bao gồm : 1 loài thằn lằn, 5 loài rắn và 3 loài rùa.

Nghiên cứu này đã cung cấp số liệu về đặc điểm hình thái của 40 loài BS ở huyện Đức Cơ.

1.2. Đặc điểm phân bố: Theo địa điểm nghiên cứu: Số loài BS ghi nhận nhiều nhất ở xã Ia Dom với 28 loài, tiếp đến xã Ia Pnôn với 20 loài, xã Ia Kriêng với 15 loài và thấp nhất là xã Ia Krêl với 6 loài. Theo đai độ cao: hầu hết các loài BS ghi nhận ở đai độ cao từ 200 đến 300 m (33 loài) đây là đai độ cao có diện tích rừng tự nhiên khá lớn và chất lượng rừng còn tốt, phù hợp với các loài BS. Theo sinh cảnh: số lượng loài đa dạng nhất ở sinh cảnh rừng thường xanh bị tác động (34 loài); dạng sinh cảnh này cũng là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm và đặc hữu.

1.3. Sự tương đồng thành phần loài: mức độ tương đồng về thành phần loài BS giữa huyện Đức Cơ và VQG Chư Mom Ray là cao nhất (djk = 0,34568) và khác biệt nhất với Hành lang VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng (djk = 0,24324).

1.4. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn:

Về giá trị bảo tồn: Đã xác định 15 loài quý, hiếm; theo Danh lục Đỏ IUCN (2021) 2 loài ở bậc CR, 2 loài ở bậc EN và 7 loài ở bậc VU; theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) 1 loài ở bậc CR, 3 loài ở bậc EN và 6 loài bậc ở VU; theo Phụ lục của Công ước CITES (2019) 1 loài thuộc Phụ lục I và 10 loài thuộc Phụ lục II. Đã ghi nhận 5 loài đặc hữu có giá trị bảo tồn (3 loài đặc hữu cho Đông Dương và 2 loài chỉ ghi nhận ở Việt Nam).

Các nhân tố tác động đến khu hệ BS: khai thác gỗ trái phép; sự suy thoái sinh cảnh tự nhiên; săn bắt và buôn bán trái phép.

2. KIẾN NGHỊ

Đối với công tác nghiên cứu: nghiên cứu này mới chỉ là bước đầu của công cuộc điều tra thành phần BS ở huyện Đức Cơ và do thời gian có hạn nên chắc chắn còn nhiều loài, nhiều nhóm chưa được phát hiện, chưa đánh giá được hết tiềm năng đa dạng sinh học. Do đó cần tiếp tục mở rộng điều tra nghiên cứu thành phần loài BS ở khu vực này.

Đối với công tác sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên: cần tiến hành nghiên cứu nhân nuôi thử nghiệm các loài có khả năng phát triển kinh tế địa phương như: Ptyas mucosa, Cyclemys oldhami, Heosemys grandis,

Siebenrockiella crassicollis,… nhằm phục vụ nhu cầu và tăng thu nhập cho

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

[2] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cơ quan quản lý Cites Việt Nam (2019), Thông báo danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites), Hà Nội.

[3] Hoàng Văn Chung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Nguyễn Thiên Tạo (2013), “Đa dạng thành phần loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ V, Nxb Nông

Nghiệp, tr. 401-409.

[4] Cục thống kê Gia Lai, Chi cục thống kê huyện Đức Cơ (2020), Niên giám

thống kê huyện Đức Cơ, Chi cục thống kê huyện Đức Cơ, 92 tr.

[5] Hendrie D.B., Bùi Đăng Phong, McCormack T., Hoàng Văn Hà, Van Dijk P.P. (2011), Sách hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa nước ngọt Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 66 trang.

[6] Lê Vũ Khôi, Nguyễn Quảng Trường (2019), “Những công trình tiêu biểu trong nghiên cứu khu hệ lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát lần thứ tư, Nxb Khoa học Tự nhiên

và Công nghệ, Thanh Hóa, tr. 7-16.

[7] Nguyễn Văn Sáng (2007), Động vật chí Việt Nam (Phân bộ rắn), Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 247 trang.

[8] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 264 trang.

[9] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh mục lưỡng cư và bò sát Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 180

trang.

[10] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009), “Nhìn lại quá trình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam qua từng thời kỳ”, Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, tr. 9-16.

[11] Stuart L.B., Van Dijk P., Hendrie D.P. (2001), Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Desig Group, Phnompenh, Cambodia, 84 trang.

[12] Nguyễn Ái Tâm, Trần Hữu Vỹ, Nguyễn Thành Luân, Bùi Văn Tuấn, Hoàng Quốc Huy, Nguyễn Thị Kim Yến, Hà Thăng Long (2017), Dẫn liệu đa dạng thành phần loài động vật có xương sống (thú, lưỡng cư, bò sát) tại hành lang kết nối Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 1/2017, 104 – 116.

[13] Tiến Đào Văn Tiến (1978), “Về khóa định loại rùa và cá sấu Việt Nam”,

Tạp chí Sinh vật - Địa học, 16(1), tr. 1-6.

[14] Tiến Đào Văn Tiến (1979), “Về khóa định loại thằn lằn Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật - Địa học, 1(1), tr. 2-10.

[15] Tiến Đào Văn Tiến (1981), “Về khóa định loại rắn Việt Nam (phần 1)”,

Tạp chí Sinh vật - Địa học, 3(4), tr. 1-6.

[16] Tiến Đào Văn Tiến (1982), “Về khóa định loại rắn Việt Nam (phần 2)”,

Tạp chí Sinh vật - Địa học, 4(5), tr. 5-9.

[17] Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ (2021), Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng đất rừng, điều chỉnh lại 3 loại rừng đến năm 2030 trên địa bàn huyện.

[18] Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ (2021), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

[19] Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2016), Báo cáo nghiên cứu các quần xã

lưỡng cư và bò sát ở khu vực rừng nhiệt đới trên cao nguyên Tây Nguyên miền Trung Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư

Răng, tỉnh Gia Lai.

Tiếng anh

[20] Anon (1999), Investment plan for Kon Cha Rang Nature Reserve, Gia Lai province, Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute, In Vietnamese.

[21] Campden-Main S.M. (1970), Afield guide to snakes of South Vietnam,

Washington, 114 pp.

[22] Darevsky I.S. & Kupriyanova L.A. (1993), “Two new all-female lizard species of the genus Leiolepis (Cuvier, 1829) from Thailand and Vietnam”, Herpetozoa, 6, pp. 3-20.

[23] David P., Vogel G. & Pauwels O. S. G. (2008), “A new species of the genus

Oligodon Fitzinger, 1826 (Squamata: Colubridae) from southern Vietnam

and Cambodia”, Zootaxa, 1939, pp. 19-37.

[24] Hammer Ø., David A. T. Harper, Paul D. R. (2001), Past: Paleontological statistics software package for education and data analysis, Palaeontological Association.

[25] Hartmann T., Geissler P., Poyarkov N. A., Jr., Ihlow F., Galoyan E. A., Rödder D. & Böhme W. (2013), “A new species of the genus Calotes Cuvier, 1817 (Squamata: Agamidae) from southern Vietnam”,

[26] Hasan M., Islam M. M., Kuramoto M., Kurabayashi A., Sumida M. (2014), Description of two new species of Microhyla (Anura: Microhylidae) from Bangladesh, Zootaxa, 3755 (5), pp. 401–408. [27] Jestrzemski D., Schütz S., Nguyen Q. T., Ziegler T. (2013), “A survey of

amphibians and reptiles in Chu Mom Ray National Park, Vietnam, with implications for herpetofaunal conservation”, Asian Journal of Conservation Biology, 2(2), pp. 88-110.

[28] Joao S. Q., Griswold D., Nguyen D. T. & Hall P. (2013), Vietnam tropical forest and biodiversity assessment, United States Agency for

International Development.

[29] Luu, V.Q., Dung, T.V., Nguyen, T.Q., Le, M.D. & Ziegler, T. (2017) A new species of the Cyrtodactylus irregularis complex (Squamata: Gekkonidae) from Gia Lai Province, Central Highlands of Vietnam.

Zootaxa, 4362 (3), pp. 385–404.

[30] Nguyen T. Q., Schmitz A., Nguyen T. T., Orlov N. L., Böhme W. & Ziegler T.

(2011), “A review of the genus Sphenormorphus Fitzinger, 1843

(Squamata: Sauria: Scincidae) in Vietnam, with description of a new species from northern Vietnam & Hainan Island, southern China & the first

record of S. mimicus Taylor, 1962 from Vietnam”, Journal of Herpetology,

45 (2), pp. 145-154.

[31] Nguyen V. S., Ho T. C., Nguyen Q. T. (2009), Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.

[32] Smith M. A. (1935), The fauna of British India, including Ceylon and Burma, Reptilia and amphibian, 2 (Sauria), Taylor and Francis, London, 440 pp.

[33] Smith M. A. (1943), The fauna of British India, Ceylon and Burma including the whole of Indo-chinese sub-region, Reptilia and

amphibian, vol. 3 Serpentes, Taylor and Francis, London, 583 pp.

[34] Taylor E. H. (1963), “The lizards of Thailand”, University of Kansas Science Bulletin, 44, pp. 687- 1077.

[35] Vassilieva A. B, Galoyan E. A., Poyarkov Jr. N. A. & Geissel P. (2016),

A photographic Field Guide to the Amphibians and Reptiles of the Lowland Monsoon Forests of Southern Vietnam, Edition Chimaira

Frankfurt am Main, 317 pp.

[36] Ziegler T., Botov A., Nguyen T. T, Bauer A. M., Brennan I. G., Ngo H. T & Nguyen T. Q. (2016), “First molecular verification of Dixonius vietnamensis Das, 2004 (Squamata: Gekkonidae) with the description

of a new species from Vinh Cuu Nature Reserve, Dong Nai Province, Vietnam”, Zootaxa, 4136 (3), pp. 553-566.

Website

[37] Cơ quan của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra. https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan-thanh-tra/Gia-Lai-Ban-Quan-ly- Rung-phong-ho-Duc-Co-de-mat-hon-9-ngan-hecta-rung-150701.html [38] Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai. Địa chỉ: https://gialai.gov.vn/gioi-

thieu/dieu-kien-tu-nhien.7.aspx [truy cập ngày 30/08/2021]

[39] IUCN 2021, The IUCN Red List of Threatened Species. Available from: https://www.iucnredlist.org, [Accessed on 30 July 2021].

[40] Uetz P., Hošek J. (2021), The Reptile Database, Zoological Museum Hamburg, Germany. Available from: http://www.reptile-database.org, [Accessed on 30 July 2021].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)