Các nhân tố đe dọa đến khu hệ bò sát ở Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 53 - 56)

5. Những đóng góp của luận văn

3.5.1. Các nhân tố đe dọa đến khu hệ bò sát ở Khu vực nghiên cứu

- Các nhân tố tác động đến sinh cảnh sống:

Sự suy thoái và mất đi sinh cảnh sống là mối nguy hại lớn nhất của khu hệ BS ở huyện Đức Cơ trong đó sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng là yếu tố quan trọng nhất. Theo số liệu thống kê vào những năm 2011 huyện Đức Cơ có khoảng 13.012 ha đất rừng tự nhiên nhưng sau 10 năm diện tích rừng tự nhiên hiện chỉ còn 3.470,76 ha (Hình 3.7). Diện tích rừng tự nhiên giảm do các nguyên nhân:

Hoạt động khai thác gỗ trái phép: theo thống kê của hạt kiểm lâm huyện

Đức Cơ tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn huyện diễn ra thường xuyên và liên tục trong nhiều năm, từ năm 2011 đến năm 2021 chỉ trong vòng 10 năm diện tích rừng tự nhiên của huyện đã giảm 9.541,24 ha (Hình 1, 2; PL 4).

lâm huyện Đức Cơ từ năm 2017 đến nay đã xảy ra 16 vụ lấn chiếm đất rừng với 3.558 ha đất bị lấn chiếm (Hình 4, PL 8).

Hình 3.7. Diễn biến diện tích rừng huyện Đức Cơ từ năm 2011-2021

Buôn lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương: nhiều vụ

chặt phá rừng có sự tiếp tay của các cán bộ địa phương.

Sự suy thoái sinh cảnh tự nhiên: trong quá trình khảo sát thực địa chúng

tôi nhận thấy rằng môi trường sinh sống của các loài BS đang bị suy giảm một cách đáng lo ngại do sự tác động của con người như: việc xây dựng công trình thủy điện Ia Krêl 2, trên suối Ia Krêl 2, xã Ia Dom làm ảnh hưởng đến nguồn nước và dòng chảy của suối Ia Krêl; ô nhiễm nguồn nước nguyên nhân là do: trong quá trình chế biến, sản xuất các sản phẩm từ mủ cây Cao su của Công ty 75 thuộc Binh đoàn 15 trên địa bàn xã Ia Krêl đã xã thải ra môi trường nước chưa được xử lý. Vì vậy đã gây ra hiện tượng ô nhiễm nước của các con suối trong vùng đặc biệt là suối Ia Krêl. Ngoài ra việc sử dụng thuốc

13012 7029 6849 3867 3470 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Năm 2011 Năm 2014 Năm 2017 Năm 2019 Năm 2021

Số ha

Diện tích rừng (ha)

diệt cỏ quá mức cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài BS (Hình 5, 6 PL 4).

- Các nhân tố tác động đến quần thể:

Bảng 3.12. Các loài BS bị săn bắt mạnh ở huyện Đức Cơ

TT Tên khoa học Giá trị sử dụng

Thực phẩm Dược phẩm Buôn bán Làm cảnh 1 Physignathus cocincinus x x x 2 Leiolepis belliana x x 3 Gekko gecko x x x 4 Takydromus sexlineatus x 5 Varanus nebulosus x x 6 Python molurus x x 7 Xenopeltis unicolor x x 8 Coelognathus radiatus x x 9 Ptyas mucosa x x 10 Hypsiscopus plumbea x x 11 Xenochrophis flavipunctatus x x 12 Bungarus candidus x x 13 Cyclemys pulchristriata x x x 14 Cyclemys oldhami x x x 15 Heosemys grandis x x x 16 Siebenrockiella crassicollis x x x 17 Indotestudo elongata x x x 18 Manouria impressa x x x 19 Amyda cartilaginea x x x 20 Pelodiscus sinensis x x x Tổng cộng 16 9 19 5

Huyện Đức Cơ thuộc huyện kinh tế chưa phát triển đời sống người dân còn nghèo, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, có rất nhiều người đồng bào sinh sống với tập quán săn bắt, hái lượm do vậy áp lực lên tài nguyên

rừng là điều không thể tránh khỏi. Kết quả điều tra các loài BS đang bị săn bắt mạnh phục vụ cho các mục đích khác nhau được thể hiện qua Bảng 3.12.

Tổng cộng có 20 loài BS được khai thác cho nhu cầu làm thực phẩm, dược phẩm, buôn bán và làm cảnh chiếm 45,45% (tổng số loài BS ở KVNC). Trong đó 16 loài được sử dụng là thực phẩm chiếm 36,36%, 9 loài sử dụng là dược phẩm chiếm 20,45%, 19 loài sử dụng để buôn bán chiếm 43,18%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của người dân huyện Đức Cơ ngoài thị trấn Chư Ty và xã Ia Krêl trên 40 triệu đồng/người/năm, thì tất cả các xã còn lại đều có thu nhập bình quân đầu người dưới 30 triệu đồng/người/năm, thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước, mức sống của người dân thấp là nguyên nhân gây áp lực lên tài nguyên rừng hiện có trong đó có các loài BS.

Sử dụng thuốc hóa học quá mức để diệt cỏ, diệt các loại côn trùng cũng là nguyên nhân làm đứt gãy chuỗi thức ăn, là nguyên nhân gián tiếp tác động đến quần thể của các loài BS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)