Tình hình nghiên cứu tác dụng của phân bón kali đối với cây trồng ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân nitơ và kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất cây chanh leo đài nông 1 (passiflora edulis sims) trồng tại xã hnol, huyệnđăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 28 - 30)

1. 5 Tình hình sản xuất chanh leo trên thế giới và ở Việt Nam

1.8.2. Tình hình nghiên cứu tác dụng của phân bón kali đối với cây trồng ở

Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Soàn so sánh 5 loại đất phù sa sông Hồng, phù sa sông Thái Bình, chua mặn Hải Phòng, bạc màu Bắc Giang thì thấy kali có hiệu lực trên hai loại đất sau cùng, cứ 1kg K2O làm tăng 5-5,8 kg thóc. Năm 1969 Lê Duy Mỳ nghiên cứu đất xám bạc màu đã công bố 1kg K2O làm tăng 9,7 kg thóc [1].

Theo Trần Đức Toàn và kết quả nghiên cứu của Viện thổ nhƣỡng Nông hóa về vai trò của phân kali đối với cây đậu tƣơng cho thấy kali làm tăng năng suất đậu tƣơng khoảng 45% so với không bón, hiệu suất kali đạt từ 5,8 – 15 kg đậu/kg K2O. Đối với cây lạc, tùy theo lƣợng kali bón vào, năng

suất lạc tăng từ 13- 41% so với không bón, với hiệu suất sử dụng kali từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ khô/kg K2O [35].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân (2006) về ảnh hƣởng của số lần bón thúc và liều lƣợng phân kali đến cây đậu Hà lan tại Đà Lạt cho thấy mức bón 150 kg/K2O/ha làm tăng tỉ lệ nẩy mầm và tăng năng suất, hiệu suất của 1kg K2O tăng 2 kg đậu [48].

Theo tài liệu của Khuyến nông Việt Nam (2005), phân bón kali có hiệu lực cao đối với cây chuối. Lƣợng phân kali phù hợp cho chuối là 200 kg K2O/ha. Hiệu lực của 1kg K2O là 13,2- 27 kg quả chuối [54]. Công trình nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp về kali đối với cây mía cho thấy cây mía cần một lƣợng lớn kali cho sinh trƣởng, phát triển và tích lũy đƣờng. Lƣợng phân kali phù hợp cho cây mía là 250 kg K2O/ha thu hoạch đạt 10 tấn mía ở vùng nguyên liệu mía Tây Ninh [45].

Theo Trần Trung Kiên, Phan Xuân Hào (2008) liều lƣợng phân kali trong giới hạn có ảnh hƣởng tác động tỉ lệ thuận đến chiều dài bắp, đƣờng kính bắp, số hạt/hàng và khối lƣợng 1000 hạt của giống ngô QP4, LVN10. Lƣợng phân bón phù hợp cho cây ngô là 160kg K2O/ha cho năng suất 56,4 tạ/ha, hàm lƣợng protein tổng số tăng 11,11% so với không bón kali [20]. Lê Khánh Luận, Trần Văn Minh nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân kali đến khả năng sinh trƣởng, năng suất và hàm lƣợng tinh bột của giống sắn KM94 trên đất cát đã nhận định mức bón kali từ 60 -120 kg K2O/ha có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trƣởng. Lƣợng tinh bột tăng cao khi bón kali ở mức trên 80 kg K2O/ha [24]. Theo Võ Thị Minh Tâm (2011), sử dụng phân bón kali ở mức 300 kg K2O/ha đối với cây cà làm tăng chiều cao từ 3,92- 8,8%, số nhánh tăng từ 12,64% - 28,59%, năng suất đạt 44,44 tấn/ha so với mức đối chứng [30].

1.9.Tình hình nghiên cứu tác dụng của phân bón nitơ đối với cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân nitơ và kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất cây chanh leo đài nông 1 (passiflora edulis sims) trồng tại xã hnol, huyệnđăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)