Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân nitơ và kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất cây chanh leo đài nông 1 (passiflora edulis sims) trồng tại xã hnol, huyệnđăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 35)

1. 5 Tình hình sản xuất chanh leo trên thế giới và ở Việt Nam

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích một số chỉ tiêu nông hóa và dinh dƣỡng của đất trồng trƣớc và sau thí nghiệm.

- Phân tích ảnh hƣởng của liều lƣợng phân nitơ và kali đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của giống chanh dây Đài nông 1.

tiêu về năng suất, phẩm chất của giống chanh dây Đài nông 1..

- Phân tích ảnh hƣởng của liều lƣợng phân nitơ và kali đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống chanh dây Đài nông 1.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống chanh leo trái tím Đài nông 1, cây ghép khoảng 30 ngày tuổi chiều cao khoảng 20 cm, gồm 2 cặp lá.

- Phân kali là phân chứa KCl và K2O hàm lƣợng ≥ 61% sản xuất tại Israel đƣợc nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH MTV Phú Định.

- Phân đạm là phân Urê (Đạm Phú Mỹ) hàm lƣợng nitơ đạt 46,3% đƣợc sản xuất bởi Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCo).

2.4.2.Các công thức và bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 công thức phân bón thí nghiệm với 3 lần lặp lại. Phân bón nền gồm 12 kg phân chuồng hoai + 500g supe lân + 0,5kg vôi/hố.

+ Công thức 1 (Đối chứng): Nền + 300g N (Urê) + 200g kali/gốc. + Công thức 2: Nền + 400g N (Urê) + 300g kali/gốc. + Công thức 3: Nền + 500g N (Urê) + 600g kali/gốc. + Công thức 4: Nền + 1000g N (Urê) + 900g kali/gốc

Lƣợng phân bón ở các công thức đƣợc chia đều cho 10 lần bón cách nhau 20 ngày/lần bón. Lƣợng phân lân nền (500g/gốc) bón riêng và chia hai lần bón (lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo là 150 ngày sau trồng). Bón lấp xung quanh bồn, tránh gây đứt rễ. Mật độ trồng 1000 cây/ha (khoảng cách 3 x 3m). Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 30 x 3 = 100m2, tổng diện tích thí nghiệm là 1.200m2, kể cả hàng rào bảo vệ.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hàng rào bảo vệ Hàng rào bảo vệ CT 1 CT 2 CT 3 Hàng rào bảo vệ CT 2 CT 3 CT 4 CT 3 CT 4 CT 1 CT 4 CT 1 CT 2 Hàng rào bảo vệ

2.4.3. Kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc

Khi trồng dùng kéo cắt bầu nilong, tránh làm bể bầu. Đào 1 lỗ chính giữa hố, đặt cây vào sao cho mặt bầu bằng mặt đất hoặc cao hơn một chút. Lấp đất và nén nhẹ xung quanh gốc. Sau khi trồng cần tƣới nƣớc ngay để cây không bị héo. Cần tiến hành che nắng cho cây bằng tàu lá dừa, cành cây… ít nhất 2 tuần để cây kịp hồi phục. Có thể đánh bồn rộng 1m, cao 20- 40cm để tiện tƣới tiêu, cần vun gốc để nƣớc không đọng ở gốc.

Kỹ thuật chăm sóc chanh leo

Tƣới nƣớc: Cây chanh leo cần nhiều nƣớc nhƣng không chịu đƣợc

ngập úng, thƣờng xuyên kiểm tra độ ẩm và tƣới nƣớc kịp thời, đặc biệt là giai đoạn cây nảy chồi, giai đoạn cây đậu quả đến lúc thu hoạch quả. Trong mùa khô sử dụng trấu, rơm, xác bèo… để phủ gốc.

Làm cỏ: Làm cỏ thƣờng xuyên, giữ khu vực thí nghiệm thông thoáng,

hạn chế đƣợc các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại. Làm cỏ bằng tay để hạn chế làm tổn thƣơng bộ rễ

Cắt tỉa cành, tạo tán:

Khi cây cao đƣợc 0,8 – 1m, tiến hành bấm ngọn, giữ lại 3-5 cành khỏe mạnh, tỏa đều các hƣớng trên giàn. Khi cây bắt đầu phủ giàn, cắt tỉa các cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh.

trồng tiến hành bón thúc cho cây để kích thích cây phát triển rễ, cành, lá. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6, bón lƣợng phân bón ở các công thức thí nghiệm.

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Các chỉ tiêu nông hóa và dinh dưỡng của đất

Lấy mẫu theo nguyên tắc đƣờng chéo (dùng dao nhọn đào hố kích thƣớc 20 x 20 x 20 cm trong diện tích trồng cây, lấy đất ở 5 vị trí khác nhau (4 góc và vùng trung tâm của lô đất trồng). Mỗi hố lấy 200 g trộn chung, phơi khô ở nhiệt độ trong phòng, loại bỏ các tạp chất rồi cho đất vào hộp nhựa hoặc túi nilon [17].

- Xác định hàm lƣợng mùn tổng số trong đất (%) theo phƣơng pháp Walkley – Black (TCVN 8941:2011).

- Xác định hàm lƣợng nitơ dễ tiêu theo phƣơng pháp Chiurin – Cononova (TCVN 8557:2010).

- Xác định hàm lƣợng kali dễ tiêu theo phƣơng pháp Kiecxano (TCVN 8562:2010).

- Xác định độ chua trao đổi (pHKCl) bằng phƣơng pháp cực chọn lọc hydro.

- Hàm lƣợng kali tổng số (mg K2O/100g đất) theo TCVN 8660 : 2011.

2.5.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây chanh leo

Các chỉ tiêu về sinh trƣởng đƣợc theo dõi cố định trên 10 cây/lô thí nghiệm.

+ Chiều cao cây (cm): dùng thƣớc dây đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trƣởng của thân chính ở các giai đoạn cây con, ra hoa và đậu quả.

+ Số lá /cây (lá): tính số lá trên thân cây ở các giai đoạn cây con, ra hoa và đậu quả.

+ Xác định hàm lƣợng diệp lục trong lá (diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số) theo phƣơng pháp so màu quang phổ. Diệp lục đƣợc chiết bằng cồn tuyệt đối 96%, sau đó đo mật độ trên máy quang phổ ở các bƣớc sóng 649nm và 665nm, sử dụng máy so màu quang phổ UV-VIS CE-2011 (CECIL Instruments, Anh Quốc). Hàm lƣợng diệp lục (mg/g chất tƣơi) đƣợc tính theo công thức Wintermans, De Most (1965).

Ca (mg/l) = 13,70 x E665 – 5,76 x E649 Cb (mg/l) = 25,80 x E649 – 7,60 x E665 Ca+ b (mg/l) = 6,10 x E665 + 20,04 x E649 P.1000 C.V A

Trong đó: A: hàm lƣợng diệp lục trong mẫu (mg/g chất tƣơi)

C: nồng độ sắc tố (mg/l) (Ca, Cb, Ca+ b) P: trọng lƣợng mẫu (g)

V: thể tích dịch chiết sắc tố (ml). + Số hoa/cây (hoa): tổng số hoa/cây.

+ Tỉ lệ đậu quả (%) = số quả đậu/ số hoa quả x 100.

2.5.3 Các chỉ tiêu về năng suất

- Số quả/cây (quả): số quả trung bình/cây. Đếm số quả trên cây ở các công thức thí nghiệm.

- Khối lƣợng quả/cây (kg) : cân khối lƣợng tất cả các quả của cây, từ đó tính tổng khối lƣợng quả của cây.

- Khối lƣợng trung bình quả (g/quả): dùng cân đồng hồ cân khối lƣợng quả và tính ra khối lƣợng trung bình.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = số cây/m2 x số quả/cây x trọng lƣợng trung bình quả quả (kg), sau đó quy ra tấn/ha.

đƣợc ở mỗi công thức thí nghiệm (kg) sau đó quy về tấn/ha.

- Phân tích hiệu quả kinh tế

+ Tổng giá trị thu nhập = năng suất (kg) x giá bán trung bình (đ/kg) + Chi phí sản xuất = chi phí vật tƣ + chi phí lao động + các chi phí khác. Lợi nhuận = Tổng giá trị thu nhập - Chi phí sản xuất.

+ Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí sản xuất

2.5.4. Các chỉ tiêu chất lượng quả chanh leo

- Xác định hàm lƣợng đƣờng trong quả (% Brix) bằng khúc xạ kế cầm tay Atago N-4E.

- Xác định hàm lƣợng vitamin C trong quả bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) (TCVN 8977:2011).

- Hàm lƣợng chất khô trong lá, vỏ và ruột quả (%):theo phƣơng pháp sấy khô đến khối lƣợng không đổi ở nhiệt độ 105°C trong 72 giờ. Hàm lƣợng chất khô (%) tính theo công thức :

X (%) = 2 1 m m x 100. Trong đó: + X (%): hàm lƣợng chất khô

+ m1: Trọng lƣợng lá, vỏ và ruột quả tƣơi ban đầu.

+ m2: trọng lƣợng lá (quả) sau khi sấy khô ở 1050C trong 72 giờ.

- Xác định hàm lƣợng nƣớc tổng số lá, vỏ và ruột quả (%): đƣợc tính theo công thức sau:

x100 m m m (%) H 1 2 1   Trong đó:

+ H (%): hàm lƣợng nƣớc trong lá, vỏ và ruột quả. + m1: khối lƣợng lá, vỏ và ruột quả tƣơi ban đầu.

+ m2: khối lƣợng lá, vỏ và ruột quả khô sau khi sấy ở 1050C sau 72 giờ.

2.5.5. Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu đƣợc xử lý thống kê trên phần mềm MS. Excel 2007 và Statgraphics, MSTATC. So sánh các giá trị trung bình bằng phƣơng pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5% [27].

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng trong đất trƣớc và sau thí nghiệm

Trong canh tác cây trồng nói chung cũng nhƣ trong trồng chanh leo, lựa chọn đất trồng là một việc làm quan trọng. Năng suất, phẩm chất của cây chanh leo phụ thuộc nhiều vào tính chất lý, hóa cũng nhƣ khả năng cung cấp chất dinh dƣỡng trong đất. Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành trồng giống chanh leo Đài Nông 1 tại xã HNol, huyện ĐăkĐoa, tỉnh Gia Lai trên đất trồng hoa màu. Để đánh giá tính chất, một số đặc điểm nông hóa của đất làm thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu đất trƣớc và sau khi trồng thí nghiệm. Từ kết quả phân tích một số chỉ tiêu về đất để xác định liều lƣợng phân bón, đặc biệt là các mức bón nitơ và kali khác nhau ảnh hƣởng đến năng suất và phẩm chất của cây chanh leo. Kết quả phân tích đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trƣớc và sau khi trồng chanh dây

Chỉ tiêu Đất trƣớc khi trồng

Đất sau khi trồng

ĐC CT2 CT3 CT4

pH (KCl) 3,41 4,65 4,78 5,25 5,38

Chất hữu cơ (% đất khô) 3,65 4,26 4,97 4,74 4,85 Hàm lƣợng kali dễ tiêu (mg

K2O/100g đất) 9,06 10,91 11,27 13,80 17,53 Hàm lƣợng nitơ dễ tiêu

(mg/100g đất) 3,51 3,61 3,92 3,47 7,72

Kết quả phân tích hàm lƣợng các nguyên tố trong đất trƣớc và sau khi trồng chúng tôi thấy rằng độ chua trao đổi trong đất giảm, trƣớc khi trồng độ

phân đã cải thiện độ chua trao đổi của đất.

Sở dĩ độ chua trong đất đƣợc cải thiện nhƣ vậy là do trong quá trình canh tác chúng tôi đã bón lót vôi và phân chuồng vào đất trƣớc khi trồng cây. Vôi và phân hữu cơ là những hợp chất mang tính kiềm. Do vậy có thể phân hữu cơ và vôi có ảnh hƣởng tốt đến việc cải thiện độ chua của đất.

Hàm lƣợng nitơ dễ tiêu tăng đều ở các công thức thí nghiệm sau khi trồng chanh dây. Cụ thể, hàm lƣợng nitơ dễ tiêu trƣớc khi trồng là 3,51 mg/100g đất và sau khi trồng là 7,72 mg/100g đất (CT4). Theo Chiurin – Cononova, đất trƣớc khi trồng chanh dây thuộc đất có hàm lƣợng đạm dễ tiêu trung bình (4-8 mg/100g đất) với sự bổ sung đạm đã làm tăng hàm lƣợng đạm thủy phân trong đất .

Hàm lƣợng kali dễ tiêu tăng sau khi trồng chanh dây. Kali dễ tiêu trƣớc khi trồng là 9,06 mg/100g đất và sau khi trồng là 17,53 mg/100g đất (CT4). Kết quả phân tích cho thấy, đất khu vực thí nghiệm nghèo kali (<10mg/100g đất). Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Fridland (1973). Nguyễn Vy, Trần Khải (1978): lƣợng kali dễ tiêu trong đất đỏ bazan thấp hơn so với đất phát triển trên Pocfirit.

Hàm lƣợng chất hữu cơ tổng số có tăng, nhƣng không đáng kể (hàm lƣợng chất hữu cơ tổng số trƣớc khi trồng là 3,65% và sau khi trồng là 4,85% (CT4). Theo GS. Lê Văn Tiềm, đất trồng tại khu vực nghiên cứu có hàm lƣợng chất hữu cơ trung bình (4-6%).Các mức phân bón cải thiện đặc tính nông hóa và dinh dƣỡng của đất nhƣng các chỉ tiêu còn ở mức trung bình.

3.2. Ảnh hƣởng của các mức phân bón nitơ và kali khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của cây chanh leo Đài Nông 1

3.2.1. Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng

Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trƣởng quan trọng tạo nên bộ khung tán cây mang lá, quả, liên quan đến khả năng sinh trƣởng, tính chống đổ, năng

suất của cây chanh leo. Cây sinh trƣởng tốt, thân cây to khỏe sẽ là điều kiện để các bộ phận khác phát triển theo hƣớng tỷ lệ thuận cùng với thân cây và tạo điều kiện cho quá trình quang hợp đƣợc diễn ra một cách thuận lợi. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao nhanh hay chậm phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trƣởng và điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, chế độ phân bón, đất đai, biện pháp canh tác và giống.

Sự tăng trƣởng chiều cao cây và sự ra hoa kết quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thân cây có chiều cao lớn sẽ cho số lá và số cành trên cây nhiều tạo tiền đề tập trung các chất hữu cơ để hình thành số hoa trên cây. Việc cung cấp chất dinh dƣỡng để thân chính sinh trƣởng tốt là điều kiện cần thiết để tăng số hoa, từ đó tăng năng suất cây trồng. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân nitơ và kali đến chiều cao của cây chanh leo Đài Nông 1 đƣợc thể hiện qua bảng 3.2.

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy qua các giai đoạn nghiên cứu chiều cao cây chanh leo tăng đều và ở CT3 đạt trị số lớn nhất, kế đến là công thức ở CT4, CT3 và ĐC có chiều cao cây thấp nhất. Sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm 90, 120 và 150 ngày sau trồng.

Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng: Có sự sai khác về chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm. Cụ thể chiều cao cây nhỏ nhất là ở CT1 (1 m) và lớn nhất là ở CT3 (1,3 m). Nhƣ vậy, chiều cao cây ở công thức TN3 cao hơn chiều cao cây ở công thức ĐC là 0,3 cm.

Bảng 3.2. Chiều cao cây chanh leo qua các giai đoạn thí nghiệm CTTN

Chiều cao cây (m) ở thời điểm sau trồng

30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày CT1 1c 1,8a 2,5a 3,0a 3,5a CT2 1,2 a 2 a 2,7 a 3,2 a 3,7b CT3 1,18 a 2,2b 2,8 a 3,5 a 4,3c CT4 1,1b 2a 2,7a 3,3a 4,3c CV (%) 6,54 5,23 5,75 5,04 4,78 LSD0,05 2,026* 0,34 0,83 0,73 0,15

Ghi chú: các chữ cái a, b và c biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên, LSD (Least Significant Difference) là hệ số sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

Ở giai đoạn 60 ngày sau trồng: chiều cao cây chanh dây ở CT3 là 1,8 m lớn hơn ở ĐC (2,2 mm) là 0,4 m.

Ở giai đoạn 90 ngày sau trồng: chiều cao cây ở CT3 là 2,8 cm lớn hơn ở công thức ĐC (25 cm) là 0,3 cm.

Ở giai đoạn 120 ngày sau trồng: chiều cao cây ở CT3 là 35 cm cao hơn so với công thức ĐC (30 cm) là 0,5cm.

Ở giai đoạn 150 ngày: Cũng thấy sự khác biệt rõ rệt về chiều cao cây giữa công thức TN và ĐC, trong đó chiều cao cây ở công thức TN 3 là 43 cm cao hơn so với công thức ĐC (35 cm) là 0,8 cm.

Nhƣ vậy, sự tăng trƣởng chiều cao cây chanh dây ở CT3 là tốt nhất chứng tỏ mức bón 500gN và 600g kali/gốc là tốt nhất cho cây chanh leo Đài Nông 1. Nếu tiếp tục tăng lƣợng phân bón sẽ làm ức chế sự sinh trƣởng chiều cao cây (CT4). Theo Pranav et al. (2011), bón phân kali hợp lý giúp tăng cƣờng sức sống của cây và độ vững chắc của màng tế bào, do đó làm tăng khả

năng sinh trƣởng của cây. Sự biến động về chiều cao cây ở các giai đoạn đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ: 3.1. Chiều cao cây chanh leo qua các giai đoạn sinh trƣởng

3.2.2. Số cành trên thân chính qua các giai đoạn sinh trưởng

Khả năng phân cành của cây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất vì sự phân cành luôn đi kèm với sự phân hóa nụ hoa. Ảnh hƣởng của các mức bón kali và nitơ khác nhau đến sự phân cành trên cây chanh leo, đƣợc trình bày ở bảng 3.3.

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: số cành trên thân chính tăng dần qua các giai đoạn sinh trƣởng. Qua các giai đoạn nghiên cứu số cành trên thân chính ở CT3 đạt trị số lớn nhất, kế đến là CT4, CT2 và thấp nhất ở ĐC.

Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng: Số cành trên cây nhỏ nhất là ở ĐC (15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân nitơ và kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất cây chanh leo đài nông 1 (passiflora edulis sims) trồng tại xã hnol, huyệnđăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)