Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả (Trang 27 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Khu vực nghiên cứu

Gia Lai là một tỉnh thuộc Tây Nguyên có nhiều nét đặc trưng cho khu vực cao nguyên của Việt Nam. Có nhiều công trình nghiên cứu với từng hợp phần TN như: địa chất, địa mạo, tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất, tài nguyên sinh vật…cho tỉnh Gia Lai hoặc vùng Tây Nguyên. Điển hình có các nghiên cứu:

trong chương trình Tây Nguyên 2, Tây Nguyên 3 của các tác giả: Lê Đức An, Nguyễn Văn Chiển đã thành lập bản đồ địa mạo của Tây Nguyên tỷ lệ 1: 250.000 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong công tác nghiên cứu các hợp phần của TN, phục vụ cho việc đánh giá, định hướng phát triển về mặt không gian, lãnh thổ cụ thể.

- Nghiên cứu về địa chất, khoáng sản: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất – Đại học Mỏ Địa chất đã thành lập bản đồ địa chất của Gia Lai tỷ lệ 1:200.000. Bản đồ địa chất đã nghiên cứu các hệ tầng, đứt gãy, các điểm mỏ, điểm quặng tại khu vực này. Ngoài ra, Sở Công nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2001 có đề tài nghiên cứu “Hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản tỉnh Gia Lai (số mỏ và điểm quặng)”. Các nghiên cứu về địa chất và khoáng sản đã chỉ ra được những điểm mỏ, quặng có khả năng khai thác, trữ lượng và thành phần… Đối với nghiên cứu về thổ nhưỡng: Các tác giả như: Cao Liêm, Nguyễn Bá Nhuận, Viện Nông hóa và Thổ nhưỡng đã thành lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai 1:100.000 với 7 nhóm và 16 loại đất. Từ nghiên cứu này phân tích, đánh giá và phân loại đất dựa theo các tiêu chí chủ yếu như: tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới…Trần Kông Tấu, 2009 cũng đã có nghiên cứu và đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam. Đối với nghiên cứu về khí hậu: đã có nhiều công trình nghiên cứu từ trước đến nay, có thể kể đến như các tác giả: Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 1988 đã nghiên cứu về khí hậu Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có một số tác giả như: Nguyễn Khanh Vân (2000, 2015) xây dựng bản đồ sinh khí hậu Tây Nguyên (tỷ lệ 1:250.000) phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái bền vững. Năm 2003, Liên đoàn Địa chất Thủy văn, Địa chất Miền Trung đã có nghiên cứu “Đánh giá cân bằng nước và định hướng sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Về đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật có một số các công trình nghiên cứu thuộc chương trình Tây Nguyên 1, Tây Nguyên 2 về thành phần loài, sự

đa dạng của tài nguyên và phân bố của chúng cũng như mức độ quý, hiếm với các tác giả như: Phan Kế Lộc, Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh…

- Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp có:

+ Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh năm 2004 đã nghiên cứu “Mô hình phát triển kinh tế - xã hội làng đồng bào dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai” của Sở KHCN Gia Lai; hay đề tài “Kinh tế trang trại Gia Lai, thực trạng và giải pháp” (1999) Phạm Đức Long; hoặc đề tài của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai “Điều tra bình tuyển các dòng điều tốt có triển vọng và xây dựng mô hình thâm canh cây điều”… những công trình này đã nghiên cứu về một khía cạnh trong phát triển nông, lâm nghiệp của Tỉnh Gia Lai. Thông qua chương trình Tây Nguyên 2, Tây Nguyên 3 đã có một số nghiên cứu các vấn đề về phát triển KT-XH của Gia Lai trong khu vực Tây Nguyên nói chung. Những nghiên cứu này là cơ sở trong phát triển trong những năm tới.

- Các nghiên cứu về ĐKTN của huyện Mang Yang rất ít, chỉ mới có luận văn của học viên Lê Thị Thủy (2016) về “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”, trong luận văn tác giả chỉ đề cập chung về NN của huyện Mang Yang, mà không tập trung cho cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth.

Nhận xét: Đã có khá nhiều nghiên cứu về quy hoạch lãnh thổ, ngành tại Gia Lai nhằm phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường (BVMT). Các công trình nghiên cứu được giải quyết ở góc độ mang tính đơn ngành hay được lồng ghép trong quy hoạch phát triển KT-XH hoặc trong thuộc phạm vi lớn khu vực Tây Nguyên. Một số ít các công trình nghiên cứu từng hợp phần của TN nhằm phát triển NN tại các khu vực cụ thể trong tỉnh. Tuy nhiên, về thời gian và dữ liệu đã cũ và mang tính khái quát. Như vậy, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về ĐKTN cho phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ

Booth trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai được thực hiện. Do vậy, nghiên cứu của tác giả là mới và cần thiết.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu, nhận thấy việc nghiên cứu TN của một vùng lãnh thổ được thực hiện từ rất sớm nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu được sử dụng cho khai thác và sử dụng lãnh thổ hoặc phục vụ cho phát triển KT-XH. Riêng việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên tỉnh, huyện,... cho phát triển CAQ gần như chưa có công trình nào. Chính vì vậy, thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích, trên cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cụ thể về đặc điểm tự nhiên của huyện Mang Yang, của ngành NN, đặc điểm sinh thái một số CAQ và tác động của các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố.

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG DONA VÀ CÂY BƠ BOOTH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)