7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Đặc điểm sinh thái cây bơ Booth
Country (giữa Mianmi và Homestead) có tên là Willam J.Krome và Will Booth tạo ra. Dòng bơ này được tạo ra dưới sự lai ghép giống giữa giống Tây Ấn Độ và giống Guatemala.
Quả có hình dáng tròn đều, vỏ xanh đậm, khi cầm có cảm giác chai cứng, khi hái cuống có thể tươi lâu mà không bị rụng khỏi trái. Thịt có màu vàng tươi, phần thịt không tách khỏi hạt, hạt cũng tròn đều tương tự như quả. Quả bơ Booth thường có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại bơ khác (khoảng 400 - 700gr/trái) nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, hàm lượng chất béo khá thấp, chủ yếu là chất béo bão hòa nên rất có lợi cho sức khỏe và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Bơ Booth đã có mặt tại Việt Nam vào khoảng 10 năm trước và trở thành một trong những loại bơ ngon nhất hiện nay. Bơ thường ra quả vào khoảng tháng IX đến tháng XII dương lịch, đây là thời điểm mà các loại bơ khác đã vào giai đoạn hết mùa, lại có đặc điểm chín muộn hơn khi hái từ 5 - 7 ngày nên dễ dàng bảo quản và vận chuyển, đáp ứng được nhu cầu thường xuyên của thị trường.
So với sầu riêng Dona, bơ Booth được trồng ở Mang Yang muộn hơn, ban đầu chỉ trồng thử nghiệm ở một số xã như Đắk Yă, Đắk Taley, thị trấn Kon Dơng. Sau này nhờ hiệu quả kinh tế cao, diện tích mở rộng nhất là ở xã Đắk Djrăng. Cùng với chính sách phát triển của tỉnh và quy hoạch của huyện, việc mở rộng diện tích có cơ sở khoa học, hợp lí và ngày càng có hiệu quả cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận lớn người dân. Đối với đặc điểm sinh thái của cây:
- Độ cao: Cây bơ sinh trưởng tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới, đa số được trồng ở 400B đến 390N, trồng ở độ cao dưới 2000 m.
- Loại đất: Cây bơ thích hợp với nhiều loại đất đai khác nhau như đất pha sét, đất sét pha cát và đất thịt nặng, có độ thoáng khí tốt cùng hàm lượng oxy
trong đất phải cao. Độ pH phải dao động từ 5.0 – 6.5 trường hợp đất chua nên dùng vôi hoặc dùng thạch cao để cải tạo.
- Độ dốc: Thích hợp nhất với các dạng địa hình có độ dốc từ 3 - 80, nếu nhỏ hơn dễ bị ngập úng, độ dốc lớn hơn cần đảm bảo được công tác thủy lợi.
- Độ dày tầng đất: Để cây cho năng suất cao và ổn định hàng năm yêu cầu đất có tầng canh tác dày, nhất là với vùng khô hạn tầng đất canh tác tối thiểu là 1.0 m, vùng đất hay mưa thì tầng đất là 1.5 m còn vùng đất hay bị ngập úng tối thiểu là 2 m.
- Lượng mưa: tối thiểu là 1000 – 1500 mm/năm, thời điểm ra hoa phải khô hạn vài tháng thì mầm hoa mới nhú được. Khi ra hoa gặp điều kiện khí hậu, thời tiết mưa dầm hoặc là độ ẩm quá cao thì bông sẽ bị rụng và khả năng thụ phấn cũng kém. Độ ẩm thích hợp để cây bơ phát triển là 70 – 80%, trường hợp độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả quả, hàm lượng dầu trong quả thấp, cây dễ mắc một số bệnh về lá bệnh đốm lá, bệnh thán thư, ghẻ quả, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rệp và bọ trĩ.
- Nhiệt độ: là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm nên cây bơ Booth phát triển thuận lợi trong điều kiện có nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong phạm vi 14 – 250C.
- Điều kiện tưới: Cần đủ nước từ khi cây đậu quả cho tới khi quả già, sau khi cây đậu trái cần được cung cấp nước đầy đủ để trái lớn, lượng nước cung cấp không nên tưới quá nhiều, cây sẽ dễ bị thối rễ, và một số bệnh khác như thối thân trên cây bơ là những bệnh thường gặp.
- Khả năng thoát nước: cần trồng ở vùng đất phải rút nước nhanh và không bị ngập úng tức thời vì tình trạng ngập úng sẽ dễ dàng khiến cây mắc bệnh về rễ. Mạch nước ngầm thấp, sâu ít nhất 2 m vì rễ ăn rất sâu dễ bị úng hay nhiễm nấm phytophthora dẫn đến tình trạng cây mắc bệnh thối rễ và chết đi.