Xây dựng bản đồ đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả (Trang 58 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Xây dựng bản đồ đất đai

3.3.1.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trên cơ sở vận dụng Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ của Hội đất Việt Nam [12] và lưu ý về yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ của FAO [31], chúng tôi lựa chọn 8 chỉ tiêu:

Bảng 3.3. Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mang Yang

1. Độ cao (H) 5. Thành phần cơ giới (F) 2. Loại đất (G) 6. Lượng mưa TB năm (R) 3. Độ dốc (SL) 7. Nhiệt độ TB năm (T) 4. Tầng dày (D) 8. Điều kiện tưới (I)

1) Độ cao địa hình (H)

Địa hình là một thành phần quan trọng trong tổng hợp thể TN, không những ảnh hưởng đến các thành phần TN khác như thổ nhưỡng, khí hậu, dòng chảy, lớp phủ thực vật... mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí các LHSD đất đai và hoạt động KT-XH khác của con người.

Cho đến nay, ở nước ta, các chỉ tiêu phân cấp độ cao địa hình vẫn chưa thống nhất. Theo Trần An Phong, khi đánh giá các LHSD đất đai vùng Trung tâm miền núi Bắc Bộ Việt Nam đã chia địa hình thành các kiểu: núi cao (>2000m), núi trung bình (1000-2000 m), núi thấp và đồi (<1000 m). Nhiều tác giả khác (Fridland, Dương Kế Cảo, Trần Ngũ Phương, Nguyễn Văn Khánh) dựa vào đặc điếm khí hậu, sự phân bố thảm thực vật rừng và đất rừng đã lấy độ cao tuyệt đối 300 m làm ranh giới giữa vùng đồi và vùng núi. Hiện nay, trong nhiều dựa án phát triến nông thôn, các dự án lâm nghiệp đã xuất hiện thuật ngữ vùng cao (upland), đây là vùng phân biệt với vùng đồi, thế hiện độ khó khăn kém phát triến về KT - XH, cần được đầu tư xây dựng.

Qua phân tích tài liệu và khảo sát thực tế cho thấy vùng đồi núi huyện Mang Yang có những nét đặc thù trong sự phân bậc nhẹ trong địa hình trong sự phân hoá tự nhiên, trong phân bố dân cư và đặc điểm KT-XH có liên quan đến sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp, đồng thời thể hiện phù hợp với quy hoạch ở địa phương, đề tài chọn các bậc địa hình theo độ cao: <400 m, 500- 700 m, 700-1000 m, >1000 m.

suối đây là vùng đất bồi tụ ven khe suối rất phù hợp cho phát triển cây ngắn ngày, nhất là cây lúa, hoa màu và chăn nuôi đại gia súc.

- H2: Có độ cao từ 400 – 700 m, vùng cao nguyên nằm ở phía Tây huyện, vùng địa hình này đất đai tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm là: Cà phê, cao su, chè… Dạng địa hình này có diện tích khoảng 44.200 ha, chiếm 39,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu các khu dân cư, bố trí các công trình công cộng và là nơi sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chủ yếu của huyện. - H3: Có độ cao từ 700 – 1000 m, vùng núi thấp tập trung chủ yếu ở phía Nam huyện, thực vật ở đây là rừng lá rộng thường xanh, xen lẫn tre nứa, rừng hỗn giao. Dạng địa hình này có diện tích khoảng 30.450 ha, chiếm 27% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phù hợp với phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp dài ngày như bời lời, điều, cây nguyên liệu giấy… - H4: Có độ cao trên 1000 m, núi trung bình phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, địa hình này có độ dốc lớn, độ cao trên 1.000 m, diện tích khoảng 13.045 ha (tập trung chủ yếu ở xã A Yun, Hà Ra, Lơ Pang) chiếm 11,59 % tổng diện tích tự nhiên, có độ chia cắt mạnh, khả năng khai thác cho NN hạn chế, lợi thế cho phát triển lâm nghiệp.

- Trong dự án quy hoạch tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp và định hướng phát triển KT-XH huyện Mang Yang đến năm 2025 cũng phân chia các bậc địa hình tương tự.

Bảng 3.4. Bảng phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện Mang Yang

STT Độ cao (m) Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 <400 H1 4.174,6 3,7

2 400-700 H2 43.507,4 38,5

3 700-1000 H3 48.954,0 43,3

4 >1000 H4 16.422,6 14,5

2) Loại đất (G)

Đất (Soil) được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá mẹ. Đất hình thành trên nền các đá mẹ khác nhau thì các tính chất lý, hóa, nguồn vật chất vô cơ, thành phần cơ giới và độ phì cũng khác nhau. Đất là một chỉ tiêu đánh giá về khả năng đất đai cho các LHSD và bố trí cây trồng trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Muốn xác định khả năng cụ thể thì loại đất phải gắn liền với các yếu tố khác như độ dốc, tầng dày, điều kiện tưới...

Kết quả nghiên cứu bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1:50.000, huyện Mang Yang có các nhóm đất chính, được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.5. Các nhóm đất chính huyện Mang Yang

Nhóm đất Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Phân loại

Đất phù sa P 2.361,5 2,09 G1 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 26.267,7 23,23 G2 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 4.737,2 4,19 G3 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 23.261,2 20,57 G4 Đất mùn vàng đỏ

trên đá macma axit Ha 30.997,6 27,42 G5

Đất xám Xa 3.988,6 3,53 G6

Đất đen Rk 1.578,1 1,40 G7

Đất xói mòn trơ sỏi

đá E 19.418,4 17,18 G8

Mặt nước 448,4 0,40

3) Độ dốc (SL)

Độ dốc là yếu tố đặc trưng cho địa hình vùng đồi núi. Độ dốc có quan hệ trực tiếp đến mức độ xói mòn, rửa trôi, các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Độ dốc không chỉ được xem xét ở giới hạn đối với việc bố trí các loại cây trồng mà còn liên quan đến vấn đề bảo vệ đất và môi trường. Tiêu chuẩn độ dốc đối với các loại cây trồng khác nhau đã được thử nghiệm và quy định khá cụ thể. Dựa vào đặc điểm đặc thù của huyện Mang Yang và mục tiêu đánh giá cho CAQ, đề tài chia các cấp độ dốc:

- Đất có độ dốc < 30: bằng phẳng, rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. - Đất có độ dốc 30 - 150: thoải và dốc vừa, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, thực hiện nông - lâm kết hợp.

- Đất có độ dốc từ 15 - 250: dốc mạnh, việc sản xuất nông nghiệp khó khăn, cần thực hiện phương châm lâm - nông kết hợp.

- Đất có độ dốc từ > 250: dốc rất mạnh, không thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.6. Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Mang Yang

STT Độ dốc (O) Đặc điểm Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 < 150 Thoải và dốc vừa SL1 29.649,6 26,22

2 15 - 250 Dốc mạnh SL2 39.539,7 34,97

3 > 250 Dốc rất mạnh SL3 43.864,3 38,81

4) Độ dày tầng đất (D)

Độ dày tầng đất là một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá và phân hạng đất đai. Đối với cây trồng dài ngày có hệ rễ ăn sâu, độ dày tầng đất có ý nghĩa to lớn vì nó giúp cây hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng, giúp cây đứng vững, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển lâu bền.

Trên địa bàn huyện Mang Yang, tầng dày được chia thành các cấp sau:

- Tầng dày trên 100 cm: Rất thích nghi đối với tất cả các CAQ. - Tầng dày từ 50 - 100 cm: Thích nghi đối với các CAQ.

- Tầng dày <50 cm: Cấp này cũng thích nghi với CAQ, nhưng cần phải có biện pháp thâm canh, bảo vệ tốt.

Bảng 3.7. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Mang Yang

STT Độ dày

(cm) Đặc điểm Kí hiệu Diện tích

(ha)

Tỉ lệ (%)

1 > 100 Dày D1 56.855,5 50,29

2 50 - 100 Trung bình và tương đối dày D2 3.348,7 2,96

3 < 50 Tương đối mỏng D3 52.849,4 46,75

5) Thành phần cơ giới

Kết quả của quá trình hình thành đất đã tạo ra được các hạt đơn đất có kích thước và hình dạng khác nhau. Những hạt đơn đất đó được gọi là "phần tử cơ giới đất" hay còn gọi là hạt cơ giới đất. Những phần tử cơ giới nằm trong một phạm vi kích thước nhất định thì có đặc tính và thành phần hoá học khác với những hạt trong phạm vi kích thước khác. Người ta gọi những hạt có phạm vi cùng kích thước đó là cấp hạt cơ giới. Ta có 3 cấp hạt cơ giới cơ bản: cấp hạt cát, cấp hạt bụi (Limon) và cấp hạt sét. Hàm lượng các cấp hạt được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm khối lượng. Tỷ lệ tương đối giữa các cấp hạt cơ giới gọi là thành phần cơ giới đất hay còn gọi là thành phần cấp hạt. Dựa trên tỷ lệ của các cấp hạt đó tên đất được gọi là đất cát, đất thịt hoặc đất sét...Nhiều khi người ta cũng gọi là đất nhẹ, đất trung bình hoặc đất nặng.

Bảng 3.8. Thành phần cơ giới đất huyện Mang Yang

STT TPCG Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Nhẹ F1 58.829,8 52,03

2 Trung bình F2 23.369,2 20,67

3 Nặng F3 30.859,6 27,30

6) Lượng mưa trung bình năm (R)

Lượng mưa thể hiện khả năng cấp nước cho cây trồng, đặc biệt là ở các vùng miền núi, nơi nền NN nhờ nước trời. Tham khảo các công trình đi trước, lượng mưa được phân thành các cấp:

- Lượng mưa dưới 1800 mm/năm: Ít thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của CAQ.

- Lượng mưa từ 1400 - 1800 mm/năm: Tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của CAQ.

- Lượng mưa trên 1800 - 2000 mm/năm: Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của CAQ.

- Lượng mưa trên 2000 mm/năm: Rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của CAQ.

Bảng 3.9. Phân cấp chỉ tiêu lượng mưa TB năm huyện Mang Yang

STT Lượng mưa TB năm

(mm) Đặc điểm hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 < 1.800 Thuận lợi ít R1 67.266,40 59,50 2 1.800 -2.200 Khá thuận lợi R2 32.704,80 28,93 3 2.200 – 2.600 Thuận lợi R3 13.087,40 11,57 Tổng diện tích 113.058,6 100

7) Nhiệt độ TB năm (T)

Nhiệt độ trung bình năm thể hiện khả năng cung cấp nhiệt cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là ở các vùng miền núi, nơi có nền nhiệt phân hóa theo độ cao và hướng của địa hình rõ nét. Ở khu vực nghiên cứu, nhiệt độ được phân thành các cấp:

- Nhiệt độ : < 200C: Se lạnh. - Nhiệt độ : 20 - 220 C: Mát. - Nhiệt độ : 22 - 250C: Hơi nóng. - Nhiệt độ : > 250C: Nóng.

Bảng 3.10. Phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm huyện Mang Yang

STT Nhiệt độ TB năm (0C)

Đặc điểm Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 < 20 Se lạnh T1 13.077,90 11,57 2 20 - 24 Mát T2 85.626,40 75,74 3 >24 Hơi nóng T3 14.354,30 12,69 Tổng diện tích 113.058,6 100

8) Điều kiện tưới

Dựa vào đặc điểm địa hình, chế độ thủy văn cũng như sự bố trí hệ thống thủy lợi của lãnh thổ nghiên cứu, điều kiện tưới được chia thành 4 cấp như sau:

- Tưới rất chủ động (I1): Vùng này gần các sông suối, có hệ thống thủy lợi, hoàn toàn chủ động về mặt tưới tiêu.

- Tưới tương đối chủ động (I2): Vùng này gần sông suối, có thể tưới nước theo phương pháp tự chảy.

- Tưới hạn chế (I3): Vùng này có địa hình tương đối cao và xa nguồn nước, chỉ có thể tưới được khi làm tốt công tác thủy lợi.

Bảng 3.11. Bảng phân cấp chỉ tiêu điều kiện tưới huyện Mang Yang

TT Điều kiện tưới Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Chủ động I1 26.025,5 23,02

2 Tương đối chủ động I2 69.343,8 61,33

3 Hạn chế I3 17.689,3 15,65

3.3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Mang Yang được thực hiện trên cơ sở phân tích liên hợp các bản đồ đơn tính đã được thành lập với sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo 15 và kết hợp với việc thực địa trên địa bàn huyện.

Kết quả đã xây dựng đượcbản đồ ĐVĐĐ [Bản đồ 10] của huyện Mang Yang gồm có 106 ĐVĐĐ, trong đó lựa chọn 67 ĐVĐĐ đưa vào đánh giá với các đặc điểm của từngĐVĐĐ được hệ thống hóa, trình bày ở bảng phụ lục [Phụ lục II, III].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)