Vị trí lấy mẫu và tiêu chí quyết định số mẫu cần lấy cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tồn lưu, phân tích và nhận diện nguồn phát thải một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) trong môi trường nước và bùn ở TP đà nẵng (Trang 72 - 73)

7. Bố cục của luận án

2.3.1. Vị trí lấy mẫu và tiêu chí quyết định số mẫu cần lấy cho nghiên cứu

Các vị trí lấy mẫu được lựa chọn đảm bảo đủ đại diện về phương thức phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đó là khu công nghiệp, khu canh tác nông nghiệp, khu

đông dân cư trong nội đô, khu thưa dân cư vùng ngoại ô, trong phần đất liền và dọc bờ biển. Tổng số vị trí lấy mẫu lựa chọn là 12. Sơ đồ lấy mẫu trình bày trên hình 2.1.

TT Địa danh 1 Nước + bùn sông Cu Đê

2 Nước + bùn KCN Hòa Khánh (mương) 3 Nước + bùn KCN Hòa Khánh (hồ

nước)

4 Nước sông + bùn suối Đa Cô 5 Nước sông + bùn chân cầu Đa Cô 6 Nước sông + bùn sông Hàn (đầu sông) 7 Nước vịnh + sa lắng sông Hàn (cống

thải từ khu dân cư)

8 Nước vịnh + bùn từ cống thải khu dân cư Thanh Bình ra vịnh Đà Nẵng 9 Nước + bùn/sa lắng cửa sông Phú Lộc 10 Nước + bùn bãi rác Khánh Sơn

11 Nước + bùn kênh thoát nước khu nghĩa trang Hòa Khương

12 Nước + bùn kênh thoát nước xa Hòa Khương (gần khu nghĩa địa)

Hình 2.1. Bản đồ TP Đà Nẵng và 12 vị trí lấy mẫu nước và bùn vào mùa khô (tháng 3) và mùa mưa (tháng 8) năm 2012 và 2013

Thành phố Đà Nẵng có diện tích là 1.256 km2 và dân số là 926.000 người vào năm 2010 [41]. Như vậy mật độ lấy mẫu theo diện tích là 104,67 km2/mẫu và theo dân số là 77.167 người/mẫu. Theo khuyến cáo của các tác giả [65], để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất đến sức khỏe cộng đồng dân cư, số mẫu cần lấy cho từng địa phương để nghiên cứu đánh gía tác động môi trường tối thiểu phải đạt 400 km2/mẫu theo diện tích và theo dân số tối thiểu phải là 120.000 người/mẫu. Đây chính là tiêu chí mà NCS quyết định chọn 12 vị trí lấy mẫu phân tích POP đối với thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tồn lưu, phân tích và nhận diện nguồn phát thải một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) trong môi trường nước và bùn ở TP đà nẵng (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)