Lấy mẫu bùn và sa lắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tồn lưu, phân tích và nhận diện nguồn phát thải một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) trong môi trường nước và bùn ở TP đà nẵng (Trang 73 - 75)

7. Bố cục của luận án

2.3.2. Lấy mẫu bùn và sa lắng

Mẫu bùn, sa lắng được lấy ở lớp bề mặt, tức là ở độ sâu từ 0 ÷ 5 cm, vì kết quả nghiên cứu của một số tác giả, thí dụ như [17,22], bằng kỹ thuật đánh dấu đồng vị cho thấy ở các độ sâu > 5 cm, thì bùn hoàn toàn không có POP. Điều này được giải thích là do các hoạt động của các chủng vi sinh vật yếm khí đã phân hủy hết các hợp

chất POP có hàm lượng thấp trong môi trường bùn/sa lắng.

Dụng cụ lấy mẫu là thìa inox. Các loại dụng cụ bằng plastic không được sử dụng, vì trong plastic có chứa các phụ gia như chất hóa dẻo, chất chống lão hóa v.v…có thể gây nhiễm sang mẫu môi trường. Các phụ gia trong plastic là những hợp chất có khả năng chiết cùng POP trong mẫu, nhưng rất khó tách và làm sạch do vậy sẽ làm cao đường nền (gây nhiễu) trong phép định lượng nhiều hợp chất POP.

Mỗi mẫu bùn/sa lắng được lấy khoảng 50 g (ướt). Mẫu đựng trong lọ thủy tinh màu được xử lí bằng hỗn hợp sunfo-cromic, tráng rửa bằng nước khử ion và sau cùng là bằng n-hexan (PG), cuối cùng sấy ở 130oC qua đêm. Lọ chứa mẫu, sau khi lấy ở từng vị trí, được đậy nắp kín, đánh dấu địa danh vị trí, ngày, tên người lấy mẫu theo quy định của chương trình đảm bảo chất lượng. Bảng 2.1 trình bày danh sách cùng ký hiệu mẫu và tọa độ của các vị trí lấy mẫu.

Bảng 2.1. Kí hiệu mẫu phân tích và tọa độ tại Đà Nẵng

TT Mẫu phân tích Kí hiệu mẫu nước Kí hiệu mẫu bùn Tọa độ

1 Nước + bùn sông Cu Đê NĐN1 BĐN1 16o07.240N 108o07.406E

2 Nước + bùn KCN Hòa Khánh (mương nước thải)

NĐN2 BĐN2 16o05.842N 108o08.000E 3 Nước + bùn KCN Hòa Khánh (hồ nước) NĐN3 BĐN3 16o04.409N 108o08.255E

4 Nước sông + bùn suối Đa Cô NĐN4 BĐN4 16o03.612N 108o09.756E

5 Nước sông + bùn chân cầu Đa Cô NĐN5 BĐN5 16o03.298N 108o09.698E

6 Nước sông + bùn sông Hàn (đầu sông)

NĐN6 BĐN6 16o01.017N 108o10.947E

7 Nước vịnh + sa lắng sông Hàn (cống thải từ khu dân cư)

NĐN7 BĐN7 16o03.407N 108o10.774E

8 Nước vịnh + bùn từ cống thải khu dân cư Thanh Bình ra vịnh Đà Nẵng

NĐN8 BĐN8 16o04.401N 108o12.058E

9 Nước + bùn/sa lắng cửa sông Phú Lộc NĐN9 BĐN9 16o04.562N 108o16.609E 10 Nước + bùn bãi rác Khánh Sơn NĐN10 BĐN10 16o07.656N

108o09.495E 11 Nước + bùn kênh thoát nước khu

nghĩa trang Hòa Khương

NĐN11 BĐN11 15o56.523N 108o08.070E 12 Nước + bùn kênh thoát nước xa Hòa

Khương (gần khu nghĩa địa)

NĐN12 BĐN12 15o56.523N 108o08.070E

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tồn lưu, phân tích và nhận diện nguồn phát thải một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) trong môi trường nước và bùn ở TP đà nẵng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)