Khái quát chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính chất quang của bột huỳnh quang sử dụng trong đèn chiếu sáng chuyên dụng cho nông nghiệp (Trang 34 - 36)

4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc

2.3.1. Khái quát chung

Hiện nay, các vật liệu photpho thƣơng mại hầu hết là các hợp chất vô cơ, ở dạng bột với kích thƣớc cỡ 2-20 m hoặc là dƣới dạng màng mỏng. ác vật liệu photpho thƣờng đƣợc pha tạp một hoặc nhiều loại tạp chất khác nhau (tâm kích hoạt), với nồng độ thay đổi từ 0.01-100 mol%. Vì thế, các bức xạ mà chúng ta quan sát thấy trong thực tế đƣợc phát ra từ các ion tạp chất này. ác tạp chất thƣờng đƣợc sử dụng là các ion đất hiếm, các ion kim loại chuyển tiếp, các ion trong đó cho phép các chuyển mức s-p. Trong một số trƣờng hợp, khi các tạp chất không phát quang khó bị kích thích do các chuyển mức cấm, một số các chất nhạy sáng có thể đƣợc sử dụng. Trong trƣờng hợp này, năng lƣợng kích thích đƣợc hấp thụ bởi chất nhạy sáng và sau đó năng lƣợng này đƣợc truyền cho chất hoạt động và phát ra ánh sáng.

Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của ánh sáng tới cây hoa cúc, các tác giả Yulian và Fujime (1995) đƣa ra kết luận cúc là cây ngày ngắn, ƣa sáng và đêm ƣa lạnh. Ngoài ra, theo Narumon [7]độ dài ngày có ảnh hƣởng đến sự ra hoa của cúc. Thời gian chiếu sáng tốt nhất vào thời kỳ phân hóa mầm hoa là 10 giờ - 11 giờ/ngày-đêm. Thời gian chiếu sáng dài, sinh trƣởng của hoa cúc kéo dài hơn, thân cây cao hơn, lá to, ra hoa muộn. Thời gian chiếu sáng giai đoạn hình thành hoa phù hợp sẽ cho chất lƣợng hoa cúc tốt nhất.

ác tác giả Jeong, Strojuy[8] cũng khẳng định thời gian chiếu sáng trong một chu kỳ ngày đêm (quang chu kỳ) rất quan trọng cho sự sinh trƣởng và ra hoa của cây cúc, hay nói cách khác: ngày, đêm dài ngắn khác nhau có tác dụng khác nhau với loại cây này. Hầu hết các giống cúc trong thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng cần thời gian chiếu sáng trong ngày là trên 13 giờ, còn trong giai đoạn kích thích phân hóa hoa, cây cần thời gian chiếu sáng trong

ngày là 10 giờ -11 giờ/ngày-đêm. Nhìn chung, các giống cúc thuộc nhóm cây ngày ngắn hay nói cách khác là cây đêm dài, để ra hoa đƣợc chúng cần trải qua một thời gian trong điều kiện có chiếu sáng ngày ngắn hay đêm dài.

Theo những nghiên cứu khác của Mortensen [9] thì tuyệt đại bộ phận giống hoa cúc dƣới ánh sáng ngày dài không thể ra hoa đƣợc, hoặc những nụ đã đƣợc phân hóa, cũng dừng lại tạo thành hình đầu lá liễu. Trong điều kiện ngày ngắn đêm dài, cây mới có thể phân hóa hoa và mới tiếp tục tạo thành hoa. Kết quả nghiên cứu trên cây hoa cúc mùa thu của các tác giả này cho thấy giống này có yêu cầu nhƣ sau: lúc mầm hoa bắt đầu phân hóa, độ dài chiếu sáng mỗi ngày nằm trong giới hạn 14,5 giờ; trên 14,5 giờ thì không thể phân hóa hoa. Mầm hoa sau khi đã phân hóa, ở độ dài chiếu sáng dƣới 13,5 giờ ngày mới có thể tiếp tục phát triển thành hoa, nếu không sẽ hình thành đầu lá liễu.

Ở một số nƣớc nhƣ Hà Lan, Mỹ, ngƣời ta căn cứ vào thời gian bắt đầu phân hóa hoa đến khi hoa nở hoàn toàn, để phân thành các giống khác nhau gọi là nhóm giống quang chu kỳ.Họ đặt tên các giống theo số tuần bắt đầu có ánh sáng ngày ngắn đến khi ra hoa. hẳng hạn: nhóm giống phải qua 50-56 ngày từ lúc bắt đầu phân hóa mầm hoa đến khi hoa nở hoàn toàn gọi là nhóm giống phản ứng 8 tuần, nhóm giống phải qua 57- 60 ngày gọi là nhóm giống 9 tuần. Với cách gọi đó họ đã chia ra 10 nhóm giống với mức dao động từ 6-15 tuần, trong đó số nhóm từ 9-11 tuần là nhiều nhất, số nhóm 13-15 tuần, (gần giống cúc đông của Việt Nam). òn ở Nhật ản, Hàn Quốc các nhà khoa học đã xác định đƣợc số giờ chiếu sáng và số ngày chiếu sáng cho từng giống, để tiện cho ngƣời trồng xác định đƣợc thời vụ trồng thích hợp và biện pháp điều tiết hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính chất quang của bột huỳnh quang sử dụng trong đèn chiếu sáng chuyên dụng cho nông nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)