Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng ở tỉnh bình định (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở tỉnh Bình Định

2.2.1. Về hoạt động lƣu trú du lịch

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 324 khách sạn với tổng số phòng đạt 8.034 phòng [30]. Ngoài ra, theo số liệu thống kê năm 2019 của Công an Bình Định, toàn tỉnh có 831 cơ sở lưu trú, riêng thành phố Quy Nhơn có 513 cơ sở lưu trú, trong đó hộ kinh doanh lưu trú là 296 hộ [55] và homestay dạng hộ gia đình là gần 100 hộ phục vụ cho DL nói chung và DLCĐ nói riêng. Homestay là loại hình cơ sở lưu trú đặc trưng phổ biến, được khách DL ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ những năm gần đây. Đây cũng là loại hình lưu trú phù hợp nhất cho hoạt động DLCĐ. Ở tỉnh Bình Định loại hình lưu trú này bắt đầu từ năm 2016 và đến nay đã có những bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là từ khi có đề án thí điểm DLCĐ được phê duyệt năm 2019 đã tạo nên sự tin tưởng của người dân và thu hút, đẩy mạnh sự đầu tư vào loại hình DLCĐ thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1. Cơ sở lƣu trú homestay ở tỉnh Bình Định (2016 - 2020) Đơn vị tính: Cơ sở Năm Số lƣợng 2016 1 2017 5 2018 27 2019 48 2020 54 Tổng 102 Nguồn: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - Công an tỉnh Bình Định

Qua bảng 2.1 ta thấy trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2020 có 102 cơ sở lưu trú homestay, tăng nhanh qua các năm, năm 2016 chỉ có một cơ sở của tư nhân đến năm 2020 tăng lên 102 cơ sở trong đó có 22 cơ sở của doanh nghiệp và 80 cơ sở của tư nhân, phần lớn các các cơ sở lưu trú homestay có số lượng phòng từ 2 đến 5 phòng chiếm hơn 50% và chủ yếu tập trung ở những nơi có DLCĐ phát triển trên địa bản tỉnh như: xã Nhơn Lý, phường Ghềnh Ráng, xã Nhơn Châu và các phường khác (thành phố Quy Nhơn), xã Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ) xã An Toàn (huyện An Lão),… các cơ sở này phần lớn chưa hoạt động có hiệu quả vì thiếu tính chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầu tư chưa nhiều, chưa đa dạng chưa tạo ra nét riêng biệt của mô hình homestay gắn với nét văn hóa truyền thống của địa phương đó. Hiện nay, các cơ cở lưu trú dạng homestay phục vụ khách DL trên địa bàn các huyện, thị xã khu vực nông thôn còn ít, chất lượng vẫn chưa đảm bảo, hoạt động còn mang tính tự phát.

2.2.2. Về hạ tầng giao thông đến các tuyến, điểm du lịch cộng đồng

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Định đã chú trọng phát triển DLCĐ với sự đa dạng của các loại hình DLCĐ dựa trên tiềm năng lợi thế của

địa phương để hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, tạo nên sự khác biệt thỏa mãn nhu cầu và thu hút hơn nữa khách DL đến tỉnh Bình Định. Tỉnh đang tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối đến các điểm DL, cũng như hạ tầng giao thông. Nhiều công trình vừa được xây dựng, nâng cấp, đưa vào khai thác và phát huy có hiệu quả, trong đó có các dự án lớn như nâng cấp QL1A, QL1D, Đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, Đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan, Đường Gò Găng - Cát Tiến…. Tuyến đường tuyến đường 629 tại An Lão đã mở rộng và trải nhựa, một số đoạn đường ngập úng đã được nâng cấp giúp khách DL và người dân đi lại thuận lợi, đã tạo điều kiện phát triển kinh tế, ngành DL và loại hình DLCĐ ở tỉnh Bình Định.

Do loại hình DLCĐ ở tỉnh mới được hình thành và phát triển trong thời gian gần đây, cho nên việc đầu tư hạ tầng giao thông đến các tuyến điểm DLCĐ chưa nhiều. Cụ thể xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn là địa phương phát triển mạnh nhất về DLCĐ trong tỉnh do có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Kỳ Co, khu du lịch Eo Gió, làng chài ven biển... đã đẩy mạnh kết hợp các tuyến DL biển đảo với DL văn hóa, lịch sử một cách hợp lý, tạo tiền đề phát triển DLCĐ làm nên các giá trị riêng biệt. Thành phố đã có sự quan tâm quy hoạch đầu tư xây dựng mở rộng trục đường chính như đường bộ Quy Nhơn - Nhơn Hội, tuyến đường thủy Đống Đa - Nhơn Lý, Nhơn Lý - Kỳ Co. Phần lớn tuyến đường liên xóm của xã đã được bê tông hóa, đường ngõ sạch, không lầy lội vào mùa mưa. Đầu tư xây dựng hai bãi đậu xe, với tổng diện tích gần 4.000 m2

tại xã Nhơn Lý, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển DL, nhất là những thời điểm nhiều phương tiện vận chuyển khác cùng tham gia.

Khu vực Bãi Xép, phường Ghềnh Ráng nằm trên tuyến Quốc lộ ven biển của thành phố Quy Nhơn, cạnh nhiều khu/điểm DL cao cấp là điều kiện phát triển loại hình DLCĐ. Hiện nay, Bãi Xép, phường Ghềnh Ráng có 07 cơ

sở kinh doanh lưu trú; 03 hộ phục vụ ẩm thực; 02 hộ đưa khách tham quan lặn biển; một số hộ gia đình bán hàng tạp hóa, đồ dùng cho người dân địa phương và du khách. Người dân hoạt động kinh doanh dịch vụ chủ yếu theo hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên đường nội bộ trong khu vực còn nhỏ, nước sạch còn hạn chế, chưa có hệ thống thoát nước thải chung. Chưa có bến thuyền DL, bãi đỗ xe, bảng chỉ dẫn, nhà vệ sinh phục vụ khách DL chưa thu hút được nhiều khách và chưa thực sự làm cho DLCĐ phát triển mạnh trong khu vực giàu tiềm năng này.

Xã Nhơn Hải DLCĐ thời gian qua được chú trọng đầu tư khai thác, tuy nhiên tuyến đường chính ở xã Nhơn Hải hiện vẫn chưa đáp ứng được cho 2 xe DL loại 50 chỗ di chuyển tránh, vượt thuận tiện; bãi đậu xe không đủ chỗ đậu, đỗ xe, quay đầu xe. Các cầu tàu DL tại xã Nhơn Hải còn ít, hiện chỉ có cầu tàu DL tại bãi biển Kỳ Co được doanh nghiệp DL đầu tư nhưng quy mô nhỏ, hẹp, tạm bợ và thường xuyên quá tải khi nhiều tàu DL cùng cập bến đưa, đón khách.

Hệ thống giao thông đến các làng nghề, vùng nông thôn và miền núi tỉnh có sự quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đường giao thông chưa đáp ứng được các phương tiện vận chuyển lớn (xe từ 24 chỗ - 54 chỗ trở lên)... một số điểm DL khó tiếp cận, đường đi nguy hiểm đặc biệt vào mùa mưa lũ (như huyện An Lão, huyện Vĩnh Thạnh...), như tuyến đường 5B nối huyện An Lão với huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) chưa thông suốt, khó đi lại, các tuyến đường liên xã liên thôn (đặc biệt là tuyến đường liên xã An Quang đi An Toàn) tuy đã nâng cấp nhưng nhiều điểm còn hẹp, không an toàn, tốn nhiều thời gian di chuyển.

Tại các điểm DLCĐ phần lớn chưa có biển chỉ dẫn, biển thông tin, một số địa điểm có biển chỉ dẫn nhưng còn tạm bợ, thiếu về số lượng, chất lượng nội dung các bảng, biển chưa đảm bảo yêu cầu.

2.2.3. Về hoạt động tại các điểm du lịch cộng đồng

Hoạt động DLCĐ tỉnh Bình Định bắt đầu phát triển nhanh tại các làng chài ở khu vực ven biển thành phố Quy Nhơn như: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng. Các làng nghề tại Phù Cát, An Nhơn, Phù Mỹ và Hoài Nhơn…

Tại xã Nhơn Lý DLCĐ chủ yếu đang hoạt động tại 2 thôn Lý Hưng và Lý Lương. Theo kết quả thống kê, tổng lượng khách DL đến làng chài Nhơn Lý đang gia tăng qua các năm, điều đó cho thấy được thế mạnh DLCĐ tại Nhơn Lý đang ngày một có sức ảnh hưởng và là cơ hội để DLCĐ ở đây phát triển thể hiện ở bảng 2.2 Bảng 2.2. Số lƣợng khách du lịch đến làng chài Nhơn Lý (2016-2020) Đơn vị tính: Lượt khách Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Nội địa 218.700 298.600 309.800 338.000 135.200 Quốc tế 6.300 11.400 19.200 16.000 4.320 Tổng 225.000 310.000 329.000 354.000 139.520

Nguồn: UBND xã Nhơn lý, TP. Quy Nhơn

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy lượt khách đến DL tại Nhơn Lý gia tăng qua các năm điều đó thể hiện loại hình DLCĐ ở đây rất hấp dẫn và có xu hướng thu hút ngày càng mạnh. Khách DL đến xã Nhơn Lý chủ yếu vẫn lựa chọn hình thức DL nghỉ dưỡng, DL sinh thái. Tuy nhiên, năm 2020 lượt khách DL Nhơn Lý giảm hơn 60% so với năm 2019. Lượt khách nội địa có gia tăng nhưng khách quốc tế có sự giảm sút trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2016 là 6.300 lượt khách, năm 2018 tăng lên 19.200 lượt khách nhưng năm 2019 giảm còn 16.000 lượt khách và năm 2020 còn 4.320 lượt khách. Sở dĩ khách quốc tế có xu hướng giảm một mặt là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, mặt khác, do họ là những du khách thích sự trải nghiệm,

khám phá những miền văn hóa mới lạ, họ có sẵn tiềm lực tài chính, kiến thức và trải nghiệm cá nhân để dễ dàng so sánh cũng như có hành vi lựa chọn điểm đến dựa trên sự độc đáo, thu hút của địa phương. Trong lúc đó các dịch vụ DLCĐ tại Nhơn Lý chưa tạo nên sự khác biệt và độc đáo để thỏa mãn nhu cầu của du khách nước ngoài.

Bãi Xép là khu DL có đặc thù khá tách biệt mặc dù vẫn thuộc TP. Quy Nhơn. Khu vực Bãi Xép ngoài các dự án DL quy mô thu hút vốn đầu tư lớn của các đơn vị lữ hành chuyên nghiệp, phục vụ nghỉ dưỡng như Casa Marina resort, Avani resort & Spa, Aurora resort… thì hình thức làng chài truyền thống với 200 hộ dân sinh sống vẫn còn được lưu giữ khá độc đáo, nhờ đó đã tạo điều kiện cho phát triển loại hình DLCĐ và thu hút khách DL, đặc biệt là khách quốc tế thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3. Số lƣợng khách du lịch đến Bãi Xép Quy Nhơn (2016-2020)

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Nội địa 4.200 4.831 6.000 6.926 3.255 Quốc tế 2.800 3.220 4.000 4.618 1.940

Tổng 7.000 8.051 10.000 11.544 5.195

Nguồn: UBND phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn

Khách DL đến các làng nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo chương trình kết hợp tham quan làng nghề và các điểm DL khác, đi theo tour, rất ít khách đi theo chương trình DL chuyên về làng nghề. Vì vậy số lượt khách đến làng nghề chưa được thống kê đầy đủ, qua tìm hiểu cho thấy năm 2018 làng nón ngựa Phú Gia (Phù Cát) đón khoảng 1.500 khách (200 khách quốc tế, 1.300 khách nội địa); làng rượu Bàu Đá (An Nhơn) khoảng 1.000 khách; làng nghề trồng bí đao (Phù Mỹ) khoảng 400 khách (năm 2019 đón được 500 khách và 1.000 khách DL tự do); làng bún số 8 (Hoài Nhơn) khoảng 100 khách. Khách

DLCĐ đến các làng nghề truyền thống góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động và chuyển dịch thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển DL.

Nhu cầu của du khách khi đến DL tại làng nghề chủ yếu là tham quan, trải nghiệm cuộc sống của người dân làng nghề (chiếm 60%), mua sắm (chiếm 30%) và kinh doanh, buôn bán (chiếm 10%).

2.3. Tình hình quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch cộng đồng ở tỉnh Bình Định

2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về du lịch cộng đồng ở tỉnh Bình Định cộng đồng ở tỉnh Bình Định

Với những tiềm năng về tự nhiên, sinh thái, lịch sử văn hóa, tỉnh Bình Định xác định phát triển DL, loại hình DLCĐ là một hướng ưu tiên phát triển, vì đây là ngành và loại hình DL cho phép khai thác thế mạnh tiềm năng DL của tỉnh góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.

Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; năm 2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và năm 2014 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng duyên hải Nam Trung Bộ”. Trên cơ sở đó, ngành DL tỉnh tiến hành điều chỉnh và công bố “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển DL Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” trong năm 2015. Với quy hoạch mới về phát triển DL, ngành DL không chỉ có định hướng phát triển mà còn cơ sở chung cho QLNN về DL.

Năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, về Phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 103/NQ-CP, về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-

NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. UBND tỉnh Bình Định ban hành các Quyết định như: Quyết định số 4772/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 1538/QĐ-UBND ngày 09/5/2019 về Định hướng phát triển DL khu vực phía Bắc (gồm 4 huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ và An Lão) tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 (Quyết định số 1538/QĐ-UBND ngày 09/5/2019); Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 về Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin ngành DL tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 17/10/2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành DL Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

Đồng thời UBND tỉnh Bình Định ban hành các Quyết định phê duyệt các Đề án phát triển DL, chú trọng phát triển loại hình DLCĐ ở tỉnh như: Quyết định số 1487/QĐ –UBND ngày 07/5/2018 về việc phê duyệt Đề cương, dự toán Đề án thực hiện thí điểm phát triển DLCĐ tại một số địa bàn ven biển thành phố Quy Nhơn đến năm 2020; Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 27/8/2019 về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm phát triển DL tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025”; Quyết định 4086/QĐ-UBND ngày 04/11/2019 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển DLCĐ tại thôn Lý Lương, Lý Hưng - xã Nhơn Lý và Bãi Xép - Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn đến năm 2025”; Quyết định 2884/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 về việc phê duyệt Đề án thu hút khách DL Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) đến năm 2025; Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đảm bảo môi trường trong

hoạt động DL tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2122/QĐ - UBND ngày 01/6/2020 về việc phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Công tác quy hoạch, phát triển DL và DLCĐ được tăng cường. Đã điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Không gian DL vịnh Quy Nhơn; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị Khoa học Quy Hòa; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu DL sinh thái nghỉ dưỡng xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội để xây dựng Khu kinh tế trở thành trung tâm phát triển DL, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng biển, năng lượng tái tạo và thủy sản của vùng và khu vực trong thời gian tới. Triển khai công tác quy hoạch, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường, các làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Đã hoàn thành và triển khai Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Làng nghề Rượu Bàu Đá, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Làng nghề Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng ở tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)