7. Phương pháp nghiên cứu
1.4. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TTCM TRƯỜNG THCS
1.4.1. Quy hoạch đợi ngũ TTCM
Đảng ta đã có chủ trương lớn đó là phải xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị, kế cận góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau, gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có chiều sâu, có tầm nhìn xa, chủ động đáp ứng được tất cả yêu cầu của nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”[2].Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu, xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp phải vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức, có năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo và gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước[15].Như vậy, trong công tác cán bộ vấn đề quy hoạch vừa là nội dung,
vừa là khâu trọng yếu.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM trường THCS nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự luôn luôn được đáp ứng một cách thích hợp. Xây dựng quy hoạch thơng qua việc phân tích các nhân tố như: Tình hình chung về đội ngũ TTCM đương nhiệm ở các trường THCS; TTCM đến tuổi nghỉ chế độ, cần thay thế; đội ngũ kế cận hiện có và sẽ cần đến; sự mở rộng hay thu gọn số lượng TCM trong đơn vị trường hay thu gọn số lượng trường.
Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM cần phải đảm bảo tính mục đích, mục tiêu rõ ràng, đánh giá được, mang tính khả thi, đáp ứng với mục tiêu phát triển của từng nhà trường.
Hàng năm cần phải rà soát lại đội ngũ TTCM của các trường THCS để đảm bảo định hướng chung, đảm bảo tính khách quan, tính khoa học, hợp lý, cơng khai và cần cho đội ngũ nhà giáo được biết để ủng hộ, giúp đỡ và tán thành quy hoạch. Công tác quy hoạch phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và mang tính chiến lược sống còn, có như thế mới nâng cao được đội ngũ TTCM ngày càng phát triển có hiệu quả cao.
1.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Theo định nghĩa chung nhất đào tạo, bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của người lao động với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói về cơng tác cán bộ, đây là tư tưởng lớn trong suốt cuộc đời làm cách mạng của Người. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải lâu dài, cần mẫn, chu tồn. Người dạy: “Khơng phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được” [16].
Điều 16, Luật Giáo dục (2009) quy định: “Cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”[30, tr.35]. Nâng cao năng lực,
phẩm chất cho đội ngũ TTCM trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để TTCM làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động TCM, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Nội dung bồi dưỡng TTCM hết sức phong phú và đa dạng: bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực hoạt động xã hội, năng lực quản lý, kỹ năng quản lý, cách thức quản lý, bồi dưỡng về kiến thức bổ trợ, kiến thức ngoại ngữ, tin học, phương pháp dạy học, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức mới, …
Các hình thức bồi dưỡng cho TTCM như: tập trung, không tập trung, thường xuyên theo chu kỳ, trong giờ, ngồi giờ, trao đởi, hội thảo, tham quan, trãi nghiệm thực tế,…
Vì vậy, tở chức đào tạo, bồi dưỡng TTCM là quá trình tác động của nhà quản lý giáo dục cấp cao với đội ngũ TTCM tạo cơ hội để họ cập nhật, bổ sung kiến thức, năng lực sư phạm, năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của q trình đởi mới giáo dục hiện nay.
1.4.3. Đề bạt, bổ nhiệm, sử dụngđội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Theo Khoản 1, Điều 16, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phở thơng có nhiều cấp học quy định: “Tổ trưởng chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”[4].
Đề bạt là quá trình xem xét, lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn, năng lực làm tổ trưởng. Các tiêu chuẩn này trước hết là căn cứ vào Luật Giáo dục, Luật viên chức, Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT, cùng với yêu cầu cụ thể của nhà trường và của TCM[30], [31], [10].
Đề bạt và bổ nhiệm TTCM là việc thực hiện chức năng tổ chức của hiệu trưởng nhà trường, nhằm sắp xếp khoa học bộ máy trong nhà trường một cách tinh gọn theo đúng quy định của Điều lệ trường học. Đây là một vấn đề tất yếu
hết sức quan trọng, nếu đề bạt và bở nhiệm đúng theo qui trình thì TTCM sẽ phát huy được vai trò quan trọng cho việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường. Để đề bạt và bở nhiệm đúng, hiệu trưởng có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều nguồn: qua Chi bộ Đảng, qua các phó hiệu trưởng, qua các tở chức đồn thể, qua các thành viên của TCM, qua giáo viên, qua dư luận của học sinh và cha mẹ học sinh, qua theo dõi, kiểm tra và đánh giá công việc.
Sử dụng TTCM là sắp xếp, bố trí, đề bạt TTCM vào các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực sở trường là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm phát huy hết khả năng hiện có của TTCM để vừa hoàn thành mục tiêu của TCM, của nhà trường và tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, bầu khơng khí sư phạm tốt nhất cho giáo viên phát triển.
1.4.4. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách tiền lương. Phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và tồn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nịng cốt, có vai trị rất quan trọng[2].
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định chế độ, chính sách cho TTCM như: thơng tư 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2015 qui định TTCM được hưởng hệ số phụ cấp là 0,2 [3]; tại khoản 5- Điều 8 của văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGD&ĐT ngày 23/6/2017 qui định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên làm TTCM được giảm là 3 tiết/ tuần.
Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, Ngành Giáo dục và Đào tạo cần tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỡ trợ cho đội ngũ giáo viên và TTCM.
Chính sách, chế độ, đãi ngộ là tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ TTCM, CBQL. Mơi trường chính là hồn cảnh, điều kiện làm việc. Môi trường cũng là một trong những điều kiện đảm bảo cho mọi thành viên của tở chức phát triển khả năng của mình hơn. Mơi trường thuận lợi sẽ làm cho mọi thành viên gắn bó với tở chức hơn, yên tâm trong công tác và thực thi tốt nhiệm vụ được giao. Đây là nội dung rất quan trọng trong q trình phát triển đội ngũ TTCM. Chính vì vai trò quan trọng của TTCM đối với các hoạt động trong nhà trường, nên hiệu trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình, đó là:
Cần xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong môi trường sư phạm nhằm phát huy tốt vai trị của các tở chức cũng như năng lực của đội ngũ TTCM;
Cung cấp các văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông, về quyền và trách nhiệm của TTCM, của giáo viên, của GVCN, của hiệu trưởng, của phó hiệu trưởng, của các tở chức đoàn thể,…;
Cơ sở vật chất và thiết bị: phịng sinh hoạt của TCM, phịng thí nghiệm, phịng bộ mơn, phòng thư viện, các loại thiết bị dạy học, các loại máy móc (máy in, máy chiếu, máy tính, ti vi), văn phòng phẩm;
Tạo mối quan hệ phối hợp tốt giữa TTCM với các TTCM khác, các đoàn thể trong nhà trường, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, với cha mẹ học sinh;
Xây dựng văn hóa tở chức trong nhà trường; nhà trường như một hệ thống có kết cấu chặt chẽ, thống nhất; các thành viên trong nhà trường tin cậy, chia sẽ, cùng nhau hợp tác;
Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho TTCM trong điều hành chỉ đạo thực hiện chuyên môn, quản lý tổ viên;
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Công tác phát triển đội ngũ TTCM phải luôn được kiểm tra, đánh giá từ khâu quy hoạch, kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đến tổ chức triển khai thực hiện. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, đảm bảo được số lượng cơ cấu đội ngũ TTCM.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ TTCM là một khâu không thể thiếu trong công tác quản lý của các nhà trường, để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác của TTCM, là một trong những căn cứ để tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luậtvà thực hiện các chế độ chính sách.
Thơng tư 20/2018/TT-BGD&ĐT của BGD&ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, cơng chức, viên chức. Đó là căn cứ để trường THCS triển khai đánh giá TTCM trong từng năm học.
Đánh giá không những để biết thực trạng đội ngũ TTCM các trường, mà còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ, đề ra được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Kết quả đánh giá TTCM là cơ sở để cho mỗi cá nhân TTCM tự điều chỉnh bản thân để thích ứng với cơng việc, lấy đó làm căn cứ để tự mình đánh giá theo, tự đề ra kế hoạch học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực công tác, năng lực quản lý TCM. Đánh giá đúng, chính xác đội ngũ TTCMlà cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ TTCM, tạo ra động lực để TTCM cống hiến sức lực, tâm trí hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá sai, khơng đúng, thiếu chính xác dẫn đến sử dụng đội ngũ một cách tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân TTCM, đôi khi làm xáo trộn bầu tâm lí của một tập thể, gây nên sự trì trệ trong cơng việc.
Vì vậy, có thể nói kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM có liên quan mật thiết đối với công tác phát triển đội ngũ TTCM trường THCS.
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Công tác phát triển đội ngũ TTCM chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khác nhau, việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó có các yếu tố bên trong nhà trường và các yếu tố bên ngoài nhà trường.
1.5.1. Các yếu tố bên trong nhà trường
Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng cao thì cơng tác phát triển đội ngũ TTCM gặp rất nhiều thuận lợi. Bất kỳ ai cũng muốn công tác, làm việc trong một tở chức có uy tín, được nhiều người biết đến. Khi các trường có uy tín và thương hiệutrong cộng đồng thì mối quan hệ, liên hệ giữa TTCM với nhà trường sẽ càng gắn bó hơn, hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu của nhà trường sẽ giúp ích rất lớn, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ. Đây là một động lực để cho TTCM muốn gắn bó, gắn kết với nhà trường tạo thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ TTCM của hiệu trưởng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, mơi trường văn hóa cũng ảnh hưởng rất lớn, nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu khơng khí làm việc trong nhà trường chân tình, cởi mở, thân ái, tất cả vì học sinh thân u, nội bộ đồn kết, phát huy dân chủ sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, phát triển đội ngũ, đặc biệt là phát triển đội ngũ TTCM.
Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu muốn thực hiện kiểm tra, đánh giá TTCM và tạo điều kiện cho TTCM làm tốt việc được giao thì cần có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ. Khi các thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu được lưu trữ đầy đủ khoa học thì
cơng tác quản lý của TTCM, của hiệu trưởng sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều. Một yếu tố khơng thể thiếu đó là trình độ của đội ngũ: Đội ngũ CBQL trong nhà trường có vai trị rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động công tác quản lý. Những người này đòi hỏi không chỉ có trình độ năng lực chun mơn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt mà cịn phải có tài năng quản lý giỏi. Nói cách khác, người CBQL phải là thủ lĩnh trong nhà trường, nắm chắc và hiểu sâu sắc nội dung chương trình, thơng tường pháp luật, biết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức dạy – học hiệu quả, là trung tâm quy tụ tập hợp đội ngũ giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của đội ngũ TTCM góp phần lớn trong việc phát triển đội ngũ, phát triển nhà trường. Họ là những người tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, hiểu được vai trị và sứ mệnh của mình trong nhà trường nên sẽ luôn cố gắng, mẫu mực trong sinh hoạt, rèn luyện, học tập và công tác. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ. Tuy nhiên, việc phát huy được thế mạnh của đội ngũ TTCM lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, ý thức của người tở trưởng, mức độ tích cực trong thái độ của tổ trưởng lại phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách và phương pháp quản lý của đơn vị nhà trường.
Nói chung, nếuxây dựng bộ máy quản lý hợp lý, gọn nhẹ, có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả có vai trị quan trọng đối với phát triển nhà trường trong đó có phát triển đội ngũ TTCM. Thực tiễn chỉ ra rằng những đơn vị nhà trường có bộ máy quản lý tở chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ cán bộ quản lý chuẩn, tâm huyết, có tầm nhìn sẽ huy động được sức mạnh tập thể trong xây dựng, tở chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường trong đó có nội dung phát triển đội ngũ TTCM.
1.5.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường
Về kinh tế - xã hội:Mục tiêu cơ bản và lâu dài của GD&ĐT nước ta là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, trong đó đào tạo
nhân lực để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức.Đại hội lần thứ XIIcủa Đảng khẳng định: “Nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[15].
Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số,