Tình hình giáo dục phổ thông huyện Đắk Glong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện đăk glong, tỉnh đăk nông (Trang 46)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Tình hình giáo dục phổ thông huyện Đắk Glong

Sau 14 năm xây dựng và phát triển, giáo dục và đào tạo huyện Đắk Glong cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng như:

Kết thúc năm học 2018-2019, toàn huyện có 7/7 xã có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến THCS, có 42 cơ sở giáo dục công lập gồm: 16 trường mầm non và mẫu giáo, 15 trường tiểu học (2 trường có lớp nhô THCS), 08 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trường PTDTNT THCS-THPT), được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục – xóa mù chữ mức độ 1 vào năm 2009, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia (1 trường Tiểu học, 1 trường Mầm non), hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng theo các chương trình dự án của huyện nghèo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên từng bước ổn định[28].

Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGD&ĐT, của SGD&ĐT, của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục và đào tạo huyện tập trung phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến, HS có đạo đức, tác phong, ý thức trong việc tham gia các phong trào, tham gia các hoạt động xã hội. Chất lượng mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số học sinh tham gia các hội thi, kỳ thi học sinh giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, ở các bảng số liệu (Bảng 2.1; Bảng 2.2; Bảng 2.3; Bảng 2.4; Bảng 2.5; Bảng 2.6 phụ lục số 1).

Mặt khácUBND huyện, PGD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngũ viên chức toàn ngành được nâng cao về chất lượng, tiếp tục được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Bảng 2.7 phụ lục số 1).Như vậy, nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 51.3% (trong đó GV ở bậc mầm non đạt 94/221 tỷ lệ 42.5%, GV tiểu học đạt 268/361 tỷ lệ 74.2%, THCS đạt 73/171 tỷ lệ 42.7%). Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngũ nhà giáo của huyện nhà.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư. Từ năm học 2016-2017 đến nay PGD&ĐT huyện đã tham mưu với các cấp ngành trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, mua sắm các thiết bị dạy học, xây dựng các phòng học mới với tổng kinh phí 70.5 tỷ đồng (14 phòng cho các trường Mầm non, Mẫu giáo; 28 phòng cho các trường Tiểu học; xây mới 02 trường THCS Nguyễn Du giai đoạn I với tổng kinh phí gần 14,6 tỷ đồng và THCS Hoàng Văn Thụ giai đoạn I với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng); xây dựng các nhà đa năng cho trường THCS Chu Văn An, THCS Phan Chu Trinh, THCS Đắk Nang) với kinh phí 7,5 tỷ đồng. Ngoài ra, từ nguồn kính phí tự chủ được giao, các trường đã chủ động triển khai cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, trang bị thêm thiết bị dạy học với tổng kinh phí trên 6.5 tỷ đồng. Như vậy, nhìn chung trong những năm qua các cấp luôn luôn tăng cường đầu tư cho các trường về cơ sở vật chất hướng tới kiên cố hóa trường lớp, để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia [34].

trường Tiểu học có lớp nhô THCS và 01 trường PTDTNT THCS-THPT, với tổng số 134 lớp, có 4806 học sinh, có 273 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Số lớp, số học sinh, số cán bộ, giáo viên, công nhân viên tăng lên. Đội ngũ giáo viên bậc THCS cơ bản đủ về số lượng, có 100% đạt chuẩn, có tỷ lệ trên chuẩn 44.7%. Tuy nhiên, ở một số trường vẫn còn thiếu giáo viên các bộ môn tự nhiên, môn Anh văn dẫn đến tình trạng thiếu thừa cục bộ, chính vì thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục [34].

2.1.5. Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2015 - 2020

Về tình hình và định hướng phát triển 5 năm 2015-2020, Đắk Glong đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội, tiềm năng, lợi thế đón đầu đẩy nhanh tốc độ phát triển. Trong những năm tới, Đắk Glong xác định tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy tiềm năng, lợi thế đưa huyện phát triển nhanh và bền vững. Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển nông nghiệp, nông thôn mới gắn với phát triển văn hóa nông thôn, kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của bộ máy nhà nước cấp huyện. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, tiếp tục đổi mới các khâu trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tốt về phẩm chất đạo đức, vững về chuyên môn nghiệp vụ và tận tụy phục vụ nhân dân[13].

2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

Để tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ TTCM ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông một cách khách quan, trung thực, chính xác. Chúng tôi tiến hành khảo sát 10/11 trường với số lượng như (Bảng 2.8)

Bảng 2.8. Bảng thống kê số lượng CBQL, TTCM, GV các trường được khảo sát

Stt Tên trường CBQL TTCM GV Số lượng Nữ 1 THCS Nguyễn Du 2 5 4 28 2 THCS Đắk Plao 1 2 1 12

3 THCS Phan Chu Trinh 2 3 3 14

4 THCS Đắk Nang 2 3 2 16

5 PTDTBT THCS Đắk R Măng 2 3 0 11

6 THCS Hoàng Văn Thụ 2 6 6 36

7 THCS Quảng Hòa 2 2 1 18

8 THCS Chu Văn An 2 4 3 17

9 TH Trần Quốc Toản (có lớp nhô THCS)

1 2 2 12

10 TH Võ Thị Sáu (có lớp nhô THCS) 1 1 0 7

Tổng cộng 17 31 22 171

Tại mỗi đơn vị trường học, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 đối tượng gồm (CBQL, TTCM, GV) theo các nội dung như sau: Số lượng, cơ cấu, độ tuổi, trình độ và thâm niên giảng dạy và quản lý của đội ngũ TTCM; các tiêu chuẩn, yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với TTCM; quy hoạch, đề bạt, bổ

nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực đối với TTCM; kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM; tạo môi trường, điều kiện để cho đội ngũ TTCM phát huy phẩm chất, năng lực.

2.2.2. Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi

2.2.2.1. Về số lượng tổ trưởng chuyên môn

Tính đến cuối năm học 2018-2019 theo bảng thống kê (Bảng 2.9) ở 08 trường THCS, 02 trường Tiểu học có lớp nhô THCS huyện Đắk Glong có 31 TCM. Trong đó, cụ thể: nữ 22 người, nam 9 người, TTCM là đảng viên 21 người.

Như vậy, tính đến nay nhìn chung đội ngũ TTCM cơ bản đảm bảo đủ về số lượng. Tỷ lệ nữ đạt 70.9%, tỷ lệ đảng viên 67.7%, tỷ lệ nam 29.1%.

2.2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Bảng 2.9. Bảng thống kê về cơ cấu vế độ tuổi, giới tính, dân tộc, đảng viên của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Stt Đối tượng

Tổng số

Độ tuổi Nữ Dân

tộc Đảng viên Dưới 30 30- 39 40- 49 50 trở lên 1 TTCM 31 0 27 4 0 22 3 21 Tổng cộng: 31 0 27 4 0 22 3 21

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo năm học 2018-2019)

Theo bảng thống kê (Bảng 2.9) cho thấy, TTCM các trường THCS ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có độ tuổi dưới 30 là 0 người tỷ lệ 0%; từ 30 đến 39 là 27 tỷ lệ 87.1%; từ 40 đến 49 là 4 người tỷ lệ 12.9%.

Như vậy, đội ngũ TTCM các trường THCS ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao. Đây là nguồn nhân lực trẻ, khỏe, năng động, có thời gian dài để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, có khả năng tiếp cận nhanh với sự thay đổi, nên cần phải chú trọng bồi

dưỡng, đào tạo và sử dụng hợp lí để phát huy hết phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân. Số TTCM có độ tuổi dưới 30 tuổi, họ chưa có nhiều trải nghiệm thực tiễn, chưa có kinh nghiệm trong dạy học và quản lý. Do đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của nhà trường, vì thế cần tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, tạo cơ hội để họ được tiếp cận với hoạt động quản lý nhiều hơn. Nhưng họ cũng chính là nguồn nhân lực để bổ sung cho công tác quy hoạch của nhà trường trong tương lai. Số TTCM có độ tuổi từ 40 đến 49 chiếm tỷ lệ 12.9%, đây là đội ngũ đã trải nghiệm trong cuộc sống và có quá trình công tác lâu dài, có rất nhiều kinh nghiệm trong dạy học và quản lý hoạt động TCM. Tuy nhiên, do tuổi lớn nên sự nhanh nhẹn, linh hoạt và sự năng động có những hạn chế nhất định. Nhìn chung đa số đội ngũ TTCM các trường THCS ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đều có độ tuổi từ 30 đến 49 tuổi. Đây là đội ngũ vừa hồng, vừa chuyên, vừa chín là nền tảng nhân lực để phát triển giáo dục huyện nhà. Bên cạnh đó, số lượng TTCM là nữ chiếm tỷ lệ cao (70.9%) lại nằm nhiều trong khoảng độ tuổi từ 30 đến 39 là độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên sẻ ít nhiều ảnh hưởng tới công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, TTCM là nữ thì có lợi thế rất lớn đến hoạt động quản lý, bởi vì họ rất cẩn thận, chu toàn. Số lượng TTCM là nam chiếm tỷ lệ quá ít sẽ ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động quản lý. Bởi vì họ có sự nhanh nhẹn hơn, linh hoạt hơn, chịu đựng tốt hơn, sức khỏe hơn. Chính vì thế, trong công tác xây dựng đội ngũ TTCM cần chú trọng xem xét nhằm khắc phục đồng bộ các hạn chế này trong thời gian tới.

Qua bảng thống kê, chỉ có 9.7% TTCM là người dân tộc thiểu số, với một huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Đây là một hạn chế mà công tác xây dựng đội ngũ cần phải đặc biệt chú trọng, bởi vì họ là cầu nối giữa nhà trường, học sinh, cha mẹ học sinh trong công tác vận động học sinh tới lớp, tới trường, nhằm nâng cao chất lượng dân trí tại

vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại các trường có nhiều học sinh dân tộc. Mặt khác, số lượng TTCM là đảng viên chiếm tỷ lệ 67.7% là rất cao, họ là những người gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ, đây là điều kiện thuận về mặt chính trị cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

2.2.3. Về trình độ đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Bảng 2.10. Thống kê về trình độ đội ngũ tổ trưởng chuyên môncác trường trung học cơ sở Stt Đối tượng Trình độ Thạc Đại học Cao đẳng LLCT Tin học Ngoại ngữ (Tiếng anh) Tiếng dân tộc Cơ bản Nâng cao Bậc 2 Cao hơn 1 TTCM 0 22 9 1 28 3 12 1 6 Tổng cộng: 0 22 9 1 28 3 12 1 6

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo năm học 2018-2019)

Nhìn chung, từ bảng số liệu thống kê (Bảng 2.10) cho thấy đội ngũ TTCM các trường THCS đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn đào tạo. Trong đó, có 29.1% TTCM đạt chuẩn, có 70.9% TTCM đạt trên chuẩn nhưng so với thực tế phát triển giáo dục hiện nay đòi hỏi cần phải đạt trên chuẩn mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ công tác đặt ra. Số lượng TTCM có trình độ tin học cơ bản tỷ lệ 90.3%, nâng cao chiếm tỷ lệ 9.7 % tuy đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp. Song cũng đặt ra vấn đề hạn chế, thách thức trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, việc ứng dụng CNTT, các phần mềm ứng dụng vào quản lý và dạy học là rất cần thiết. Có 41.9% TTCM có trình độ Tiếng anh từ bậc 2 theo khung 6 bậc ngoại ngữ trở lên và 19.4% TTCM có chứng chỉ tiếng dân tộc, có 3.2% TTCM có trình độ lý luận chính trị là trung cấp. Như vậy, với một huyện nghèo song công tác giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ đã được đào tạo bài bản theo quy định của

ngành. Tuy nhiên, về mặt trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc của đội ngũ TTCM vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế so với quy định và sự phát triển của thời đại. Do đó, cần phải tiếp tục quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ TTCM để đáp ứng, tiếp cận với sự thay đổi của giáo dục hiện đại.

2.2.4. Về thâm niên quản lý và chuyên ngành đào tạo của tổ trưởng chuyên môn

Bảng 2.11. Thống kê về thâm niên quản lý và chuyên ngành đào tạo của tổ trưởng chuyên môn

Stt Chuyên ngành đào tạo của TTCM

Số năm làm quản lý TTCM Dưới 5 5 đến dưới 10 Từ 10 đến 15 15 trở lên 1 Toán học 4 1 2 0 2 Hóa học 3 0 0 0 3 Vật lí 1 1 0 0 4 Sinh học 1 1 1 0 5 Lịch sử 1 3 0 0 6 Địa lí 3 1 0 0

7 Ngoại ngữ (Tiếng anh) 1 0 0 0

8 Tin học 1 0 0 0 9 Thể dục 0 0 0 0 10 Công nghệ 0 0 0 0 11 GDCD 0 0 0 0 12 Mỹ thuật 1 0 0 0 13 Ngữ văn 1 3 0 0 14 Âm nhạc 1 0 0 0 Tổng cộng: 18 10 3 0

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo năm học 2018-2019)

làm quản lý TCM từ 15 năm trở lên không có, số TTCM làm quản lý TCM từ 10 đến 15 năm là 3/31 tỷ lệ rất thấp (9.7%), số TTCM làm quản lý TCM từ 5 đến 10 năm là 10/31 chiếm tỷ lệ 32.3%, số TTCM làm quản lý TCM dưới 5 năm là 18/31 tỷ lệ 58.0%. Như vậy, số lượng TTCM có trên 10 năm làm công tác quản lý TCM ít, vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tận dụng kinh nghiệm trong quản lý của đội ngũ này, vì đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm, từng trãi trong dạy học, trong quản lí, được học tập bồi dưỡng nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ. Số TTCM làm quản lý TCM dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao, đội ngũ này chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý điều hành TCM, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, chưa được học tập và bồi dưỡng nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, năng lực giao tiếp. Như vậy, vấn đề này cũng là một hạn chế, đặt ra cho các hiệu trưởng cần chú trọng quan tâm tới quy hoạch đội ngũ, sử dụng đội ngũ TTCM. Mặt khác, số TTCM có chuyên môn đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên là 16/31 tỷ lệ 51.6%, số TTCM có chuyên môn đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội là 13/31 tỷ lệ 41.9%, số TTCM có chuyên môn đào tạo thuộc lĩnh vực năng khiếu 2/31 tỷ lệ 6.5%. Cho thấy, các trường hiện nay khi thành lập các TCM chưa chú trọng tới các TCM thuộc các môn năng khiếu, hầu hết các trường đều thành lập tổ liên môn, chưa có nhiều tổ đơn môn. Như thế, việc đánh giá của TTCM đối với các thành viên trong tổ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không sát thực. Mà xu thế phát triển giáo dục hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện đăk glong, tỉnh đăk nông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)