Hoạt động của Trung đoàn 10 (Ngô Quyền) Phân Khu Na mở Phú Yên,Đăk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân khu nam của quân khu 5 trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1964 1969) (Trang 26 - 32)

7. Bố cục luận văn

2.1.1. Hoạt động của Trung đoàn 10 (Ngô Quyền) Phân Khu Na mở Phú Yên,Đăk

Đầu tiên Trung đoàn 10 được thành lập trên vùng đất lửa Quảng Trị vào năm 1945 mang tên Chi đội Nguyễn Thiện Thuật, rồi trở thành Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật. Trong kháng chiến chống Pháp, Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật được đổi tên là Trung đoàn 95. Ngày 20-11-1963, nhận được lệnh vào Nam chiến đấu, để bảo đảm bí mật, Trung đoàn 95 được đổi phiên hiệu là Trung đoàn 10 hay còn gọi là Trung đoàn Ngô Quyền (Trung đoàn này có các tiểu đoàn 11, 12, 13 bộ binh). Trung đoàn 10 được giao phụ trách các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lăk.

Tháng 9-1965, Trung đoàn bộ binh 10 chủ lực Phân Khu Nam đến phối hợp hoạt động ở chiến trường Phú Yên. Trung đoàn 10 do đồng chí Nguyễn Quang Cự làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Bùi Sang làm Chính trị viên. Từ cuối năm 1964 và đầu năm 1965, trung đoàn chiến đấu trên đường 19 và đường 21 Đăk Lăk, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trải qua chiến đấu quân số trung đoàn có hao hụt một ít, nhưng khi được về Phú Yên hoạt động, cán bộ chiến sĩ đều phấn khởi. Tỉnh đã kịp thời bổ sung hơn 100 tân binh cho trung đoàn đủ biên chế. Nhằm nâng cao trình độ chỉ huy, chiến đấu ở chiến trường đồng bằng, trung đoàn đã tranh thủ huấn luyện thêm chiến thuật công kiên cho 2 tiểu đoàn và chiến thuật vận động tiến công cho 1 tiểu đoàn trước khi đơn vị bước vào chiến dịch [13, tr. 244].

Thực hiện chủ trương của Phân Khu Nam là vừa chiến đấu trực tiếp vừa vận động đưa toàn bộ lực lượng địa phương ở các tỉnh, huyện và dân quân du kích hoạt động mạnh mẽ, liên tục tiến công địch ở vùng đồng bằng, tập trung một bộ phận chủ lực thực hiện một số trận đánh tiêu diệt để thiết thực hỗ trợ phong trào và động viên khí thế cách mạng của quần chúng các địa phương, chờ thời cơ tiến lên đồng loạt tiến công, đồng loạt nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân, mở rộng vùng giải phóng nông thôn, đồng bằng và đô thị.

Phân Khu Nam được thành lập chưa đầy 1 năm, đế quốc Mỹ bị thua đau “Chiến tranh đặc biệt” giữa tháng 3 năm 1965, khi những đơn vị đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, Thường vụ Khu ủy và Quân Khu ủy 5 chủ trương phát động quân dân trong Quân Khu quyết đánh và quyết thắng quân viễn chinh Mỹ. Việc tiêu diệt từng đơn vị quân Mỹ có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với chiến trường miền Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế, không chỉ có ý nghĩa chiến thụật mà còn có ý nghĩa chiến lược.

Mùa hè năm 1966, nhằm phối hợp với các chiến trường trọng điểm trong Quân Khu, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Phân Khu Nam và Tỉnh ủy Phú Yên quyết định mở chiến dịch Hè năm 1966 do đồng chí Lư Giang - Tư lệnh Phân Khu Nam trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Trong khi địch tập trung lực lượng càn quét ở Tuy Hòa 1 nên chúng không mở được những trận càn lớn ra các huyện phía Bắc tỉnh. Mỹ phải sử dụng lữ đoàn “Rồng Xanh” Nam Triều Tiên rải ra chốt các khu vực nam sông Đà Rằng. Hai Tiểu đoàn của lữ đoàn 1, Sư đoàn dù 101 phải dừng ở Phú Vinh làm nhiệm vụ hỗ trợ cho Trung đoàn 47 quân Việt Nam cộng hòa bình định khu vực sông Đà Rằng.

Tháng 10-1966, căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu tác chiến mới, Bộ Tư lệnh Phân Khu quyết định chuyển Tiểu đoàn 30 xây dựng thành Tiểu đoàn Đặc công Dã chiến, nhiệm vụ cơ bản là đánh địch trong và ngoài công sự theo

chiến thuật đặc công, đánh các mục tiêu ở sâu trong lòng hậu cứ địch.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trên, chủ động trước tình hình quân Mỹ và quân đồng minh nhảy vào cứu nguy cho quân Việt Nam cộng hòa ở Phú Yên, Bộ Tư lệnh Phân Khu Nam quyết định mở chiến dịch Thu Đông để phối hợp với các chiến trường bắt đầu đánh Mỹ trong Quân Khu và lấy chiến trường Phú Yên làm hướng chủ yếu được Quân Khu quan tâm tăng cường các đơn vị Đặc công 403, 407 phối hợp với Phân Khu đánh vào những nơi hiểm yếu như Nha Trang, Cam Ranh tạo ra những đòn quyết định trong chiến dịch. Phân Khu sử dụng Trung đoàn 10, Tiểu đoàn 30, Tiểu đoàn 85 cùng các đại đội địa phương chiến đấu tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên chiến trường Phú Yên, phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh, bồi dưỡng và xây dựng lực lượng ta.

Trong 3 tháng mở chiến dịch Thu Đông, các lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 10, Tiểu đoàn 30 chủ lực của Phân Khu Nam, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 5 tiểu đoàn, 11 đại đội, 41 trung đội dân vệ, bao gồm cả quân chủ lực và quân địa phương, loại khỏi vòng chiến đấu 4.321 tên địch. Đến cuối năm 1965, ta đã giải phóng 53 xã, 355 thôn với số dân 233.382 người (tổng số dân toàn tỉnh là 362.024 người) [47, tr. 231].

Ở Tây Nguyên, 3 trung đoàn chủ lực và lực lượng địa phương diệt cứ điểm A Mơ Hơ Rốc, Ai Nu (đông Cheo Reo), cắt đường 7, 19, 21 diệt cứ điểm Ia Châm, bao vây quận lỵ Thuần Mẫn, diệt 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn khác. Địch ở quận lỵ rút chạy, nhân dân nổi dậy phá tan một mảng ấp chiến lược từ Mỹ Thạch đến Buôn Hồ (Đăk Lăk). Bộ đội chủ lực Tây Nguyên diệt quận lỵ Lê Thanh (Gia Lai), diệt 1 tiểu đoàn bảo an, nhân dân phá một loạt ấp chiến lược từ Thanh An đi Đức Cơ. Bộ đội chủ lực Tây Nguyên tiêu diệt quận lỵ Tu Mơ Rông (Kon Tum), đánh viện trên đường số 14, nhân dân phá hệ thống ấp chiến lược từ Đắc Tô đi Đắc Pét [52, tr. 319].

2.1.2. Trung đoàn 20 (Trần Hưng Đạo) Phân Khu Nam ở Phú Yên, Khánh Hòa

Trung đoàn 20 là mật danh Trung đoàn 18B Sư đoàn 323, chủ lực Phân Khu Nam gồm các Tiểu đoàn 7, 8, 9 và các đại đội trực thuộc, quân số khi về Phú Yên hơn 2.000 người. Trung đoàn 20 do đồng chí Lê Văn Thuận làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Lê Huyên làm Chính trị viên [46, tr.219].

Thực hiện chủ trương của Quân Khu 5, chủ động trước tình hình mới, ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Bộ Tư lệnh Phân Khu Nam quyết định mở chiến dịch Thu Đông để phối hợp với các chiến trường bắt đầu đánh Mỹ trong Quân Khu và lấy chiến trường Phú Yên làm hướng chủ yếu. Được Quân Khu quan tâm tăng cường các đơn vị đặc công 403, 407 phối hợp với Phân Khu đánh vào những nơi hiểm yếu như Nha Trang, Cam Ranh tạo ra những đòn quyết định trong chiến dịch. Phân Khu sử dụng Trung đoàn 10, Tiểu đoàn 30, Tiểu đoàn 85 cùng các đại đội địa phương chiến đấu tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên chiến trường Phú Yên, phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh, bồi dưỡng và xây dựng lực lượng ta. Trung đoàn 20 làm lực lượng dự bị cơ động cho mỗi tỉnh 1 tiểu đoàn để hỗ trợ phong trào đánh Mỹ cho các tỉnh còn lại trong Phân Khu tiến lên đánh địch rộng khắp.

Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1967, Bộ Chính trị liên tiếp mở những cuộc họp bàn về Dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967-1968 do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị. Tại các cuộc họp trên, Bộ Chính trị thảo luận, thống nhất đánh giá tương quan lực lượng giữa ta và địch và xác định quyết tâm chiến lược của ta là: Trên cơ sở nắm vững phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan của ta tới mức cao nhất, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn [52, tr. 384-385]. Bộ Chính trị, cũng thống nhất xác định các mục tiêu chiến lược cần đạt được gồm:

bị tổn thất nặng, không thể ngăn chặn được sự tan rã của quân Việt Nam cộng hòa, làm cho quân Mỹ thất bại cả trong nhiệm vụ quân sự và chính trị.

2. Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân cộng hòa, tới mức làm cho chúng không còn là lực lượng chiến lược mà Mỹ có thể dựa vào để tiếp tục cuộc chiến tranh. Khi chúng buộc phải chuyển sang giải pháp chính trị thì thế và lực của quân Việt Nam cộng hòa không đủ sức để duy trì và giữ vững chế độ chính trị của chúng.

3. Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh quân sự tiến tới Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa ở các đô thị và vùng nông thôn, thành lập chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ rộng rãi mà nòng cốt là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam [55, tr. 10].

Tham gia vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ngày 26-01- 1968 đồng chí Lê Đình Yên - Phó Chính ủy Phân Khu Nam và đồng chí Cao Long được Thường vụ Phân Khu cử về tỉnh Phú Yên cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy xem xét lại tình hình, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách các hướng phối hợp với lực lượng chính trị, binh vận... thực hiện công kích, khởi nghĩa giải phóng thị xã Tuy Hòa. Vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 31- 01-1968, các lực lượng vũ trang ta đồng loạt nổ súng tiến công vào nhiều vị trí cơ quan đầu não của địch trong thị xã Tuy Hòa và hàng chục vị trí địch ở tất cả các huyện trong tỉnh Phú Yên. Trước các lực lượng chống trả của địch như dùng xe M.113 tập trung ở Bắc xóm Đạo và khu nhà 18 gian thuộc phường 2 của thị xã Tuy Hòa, Tiểu đoàn 12 của Trung đoàn 10 có nhiệm vụ trụ lại đánh địch ban ngày và bảo vệ liệt sĩ, thương bệnh binh.

Được nhân dân giúp đỡ cho cây, gồ, ván cửa... để bộ đội ta xây dựng công sự, Tiểu đoàn 12 đã trụ được ở xóm Đạo và khu nhà 18 gian được một buổi sáng, bẻ gãy nhiều đợt tiến công quy mô của địch. Buổi chiều, địch dùng máy bay trực thăng chở một tiểu đoàn lính Mỹ của Lữ đoàn dù 173 tăng viện

cho Việt Nam cộng hòa tiến công vào xóm Đạo. Bom Napan và pháo của địch dồn dập trút xuống các trận địa và khu nhà 18 gian nơi ta đang tập trung thương binh, liệt sĩ. Sự chiến đấu ngoan cường của quân ta ở Tiểu đoàn 12, hầu hết cán bộ, chiến sĩ bị thương và hy sinh, chỉ còn lại 42 đồng chí trong trận này có cả đồng chí Nguyễn Sang Xuy là cán bộ của cơ quan Phân Khu Nam điều về làm Phó Chính ủy Trung đoàn 10 đã bị thương nặng cụt mất chân trái, dập xương ống chân phải, gãy 3 xương sườn vẫn tiếp tục động viên bộ đội cầm súng diệt địch đến viên đạn cuối cùng.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phân Khu Nam, ngoài ra còn có hàng trăm trận chiến đấu khác lớn, nhỏ diễn ra trên các chiến trường ở Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lăk, ta đã giành được thắng lợi to lớn.

Bị thua đau trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, năm 1969 đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm thay đổi màu da trên xác chết! Chiến trường miền Nam và cả đất nước bắt đầu chuyển sang giai đoạn đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” tiến lên đánh bại hoàn toàn “chiến tranh xâm lược thực dân mới” của đế quốc Mỹ. Ta cần có bước điều chỉnh về tổ chức và củng cố lại lực lượng để chuyển sang giai đoạn mới đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới.

Tháng 6-1969, Quân Khu chủ trương giảm bớt biên chế cấp trung đoàn, trước tiên giải thể Trung đoàn 10. Tiểu đoàn 11 của Trung đoàn 10 được sáp nhập với Tiểu đoàn 85 của Tỉnh đội Phú Yên lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 96. Tiểu đoàn 30 Đặc công Dã chiến đơn vị trực thuộc của Phân Khu cũng được điều về Tỉnh đội Phú Yên lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 30-14. Sau đó, Bộ Tư lệnh Phân Khu Nam cũng được Thường vụ Khu ủy và Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân Khu quyết định giải thể, đồng chí Lư Giang - Tư lệnh Phân Khu Nam được điều về làm Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh Mặt trận 4 Quảng Đà. Một số cán bộ được điều về các cơ quan của Quân Khu, một số bổ sung về tăng cường

cho tỉnh đội Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lăk.

Tuy ở xa sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân Khu 5, nhưng có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Bộ Tư lệnh Phân Khu Nam, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang của Phân Khu đã sát cánh cùng nhân dân tạo nên sức mạnh to lớn, đánh bại những biện pháp chiến lược, thủ đoạn chiến thuật của Mỹ - Việt Nam cộng hòa và quân chư hầu Nam Triều Tiên trên chiến trường Phân Khu Nam nói chung, trên chiến trường Phú Yên nói riêng đã góp phần to lớn cùng cả nước làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam.

2.2. Sự phối hợp kháng chiến của Phân Khu Nam với các địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lăk (1964-1969)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân khu nam của quân khu 5 trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1964 1969) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)