Sự vận dụng lực lượng kịp thời từ Phân Khu Nam của Quân Khu 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân khu nam của quân khu 5 trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1964 1969) (Trang 66 - 70)

7. Bố cục luận văn

3.2.1. Sự vận dụng lực lượng kịp thời từ Phân Khu Nam của Quân Khu 5

Quân Khu 5

Từ thực tiễn chiến đấu và chiến thắng của lực lượng chủ lực Phân Khu Nam, sự động viên toàn dân đi vào cuộc chiến đấu lớn, trước hết phải làm cho cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng, nhất là nội dung toàn diện về quân sự, chính trị… trong thời kỳ chống Mỹ; phải trang bị cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ quan điểm bạo lực đối với quân xâm lược tàn bạo, nhất là phải làm cho mọi người có ý chí dám đánh và dám thắng Mỹ, không nao núng trước sức mạnh của Mỹ, trên cơ sở không chỉ phát động chí căm thù, lòng yêu nước mà còn phải làm cho mọi người đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng nhất là những mặt yếu của đế quốc Mỹ và nắm được phương pháp thắng địch do Đảng đề ra. Và chỉ có ý chí dám đánh, dám thắng Mỹ mới đánh giá đúng được địch ta, mới có sáng kiến trong phương pháp đánh địch.

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đi vào các tầng lớp nhân dân, động viên và biến thành hành động tự nguyện, tự giác có ý thức trách nhiệm của đông đảo nhân dân, tập hợp được lực lượng, các dân tộc ở miền núi, đồng bằng thành một mặt trận đại đoàn kết toàn dân rộng rãi, tạo thành sức mạnh to lớn chống chọi với kẻ thù lớn mạnh và hung hãn, làm cho cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân sâu rộng, với sự tham gia của tất cả mọi người, có lòng yêu nước thương nòi căm thù quân xâm lược, trên khắp các lĩnh vực, dưới mọi hình thức tổ chức và hoạt động. Cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gắn bó với dân, quan tâm đến cuộc sống của dân, làm tốt công tác vận động, tổ chức quần chúng, biết khơi dậy và phát huy những truyền thống, đức tính cao đẹp sẵn có trong nhân dân vào cuộc chiến đấu.

Phương pháp đánh địch bằng hai chân, ba mũi… ai cũng tham gia đánh Mỹ được và ngay trong một người cũng có thể đồng thời vừa đánh địch bằng vũ khí, vừa tiến công địch bằng chính trị, binh vận. Về mặt này, phụ nữ miền Nam ta đã trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu đi đầu trong các cuộc đấu tranh, là những đội quân tóc dài mà địch không thể coi thường. Bộ tham mưu chiến đấu toàn diện ở làng, xã là chi bộ, khi có giặc thì chi bộ và xã đội phối hợp chặt chẽ, vừa chỉ huy tác chiến, vừa chỉ đạo đấu tranh chính trị, đồng thời giữ gìn trật tự trị an, khi giặc rút thì cùng nhau lo sản xuất, đời sống của dân và chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến đấu mới. Trong kháng chiến chống Pháp, tiền tuyến làm nhiệm vụ đánh địch còn hậu phương chủ yếu là lo chi viện tiền tuyến. Cả ba vùng (rừng núi, đồng bằng, thành thị), cả tiền tuyến và hậu phương đều đánh địch. Phục vụ tiền tuyến nay không chỉ là việc của hậu phương mà cả ở vùng tranh chấp, vùng địch kiểm soát cũng làm công việc hậu cần. Vì vậy so với thời kỳ chống Pháp thì trong chống Mỹ, chiến tranh nhân dân đã phát triển lên một đỉnh cao mới với mức độ nhân dân tham

gia đông đảo hơn nhiều và hình thức chiến đấu cũng rất phong phú, đa dạng. Về lãnh đạo, chỉ huy, Phân Khu Nam liên tục nắm bắt kịp thời các âm mưu thủ đoạn của địch, đánh giá đúng lực lượng so sánh đôi bên ở từng nơi, từng lúc đến việc chủ động phối hợp với bộ đội địa phương, đề ra các đối sách và kiểu cách vận dụng phương châm, phương thức sát hợp để giải quyết kịp thời các vấn đề gay cấn do thực tiễn đặt ra để phong trào tiếp tục được duy trì và phát triển.

Xây dựng và lựa chọn căn cứ vùng giải phóng, phát triển hậu phương trực tiếp tại chỗ cho toàn chiến trường Nam Trung Bộ và cho mỗi cấp, mỗi vùng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Vì tình hình thay đổi liên tục nên địa bàn đứng chân của Phân Khu Nam thay đổi thường xuyên để triển khai bộ máy chỉ đạo, chỉ huy phát triển lực lượng, sản xuất vũ khí, đạn dược, tích lũy lương thực, thuốc men kịp thời… tạo thế vững chắc cho cuộc chiến đấu lâu dài và ngày càng mạnh.

Dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở và tinh thần bất khuất của nhân dân các dân tộc địa phương, chuyển nhiều vùng ở Tây Nguyên và miền tây các tỉnh duyên hải thành những địa bàn căn cứ rộng lớn, liên hoàn, vừa có thể phòng thủ vững chắc, vừa có thể triển khai hoạt động rộng ra toàn chiến trường. Mở sâu xuống đồng bằng ven biển, tạo ra nhiều vùng giải phóng, nhiều mảng làm chủ, làm nơi đứng chân vững chắc của các lực lượng cách mạng địa phương và Phân Khu Nam. Lãnh đạo Phân Khu Nam đã tạo nhiều bàn đạp tiến công để các đơn vị vũ trang có nhiều thuận lợi.

Xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể của nhân dân đến việc thường xuyên giáo dục nâng cao trình độ giác ngộ của nhân dân nhất là giác ngộ về tinh thần cộng đồng, khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc. Ở miền núi, phải chú trọng thực hiện tốt chính sách dân tộc, giữ vững cho được lòng tin của nhân dân đối với cách mạng. Đi đôi với động viên sức

dân, phải quan tâm đến đời sống, vật chất, văn hóa của nhân dân, phải phát triển sản xuất, nhất là lương thực, thực phẩm và khơi luồng giải quyết, muối vải cho dân.

Về quân sự, đi đôi với xây dựng dân quân du kích và bộ đội địa phương, phải xây dựng làng chiến đấu, lập các tuyến bố phòng với sự tham gia rộng rãi của toàn dân. Tùy theo tình hình cụ thể ở từng nơi, Phân Khu Nam có kế hoạch kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giữ thế phối hợp làm ăn, đi lại hợp pháp cho nhân dân. Điều có ý nghĩa quyết định trong xây dựng và bảo vệ căn cứ là xây dựng được cơ sở đảng tại chỗ vững mạnh, là đào tạo được nhiều cán bộ địa phương, cán bộ, đảng viên luôn luôn gắn bó mật thiết với dân.

Cùng với các địa bàn căn cứ liên hoàn theo dãy Trường Sơn ở miền Nam, nổi lên vai trò cự kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với cuộc kháng chiến cả nước là các căn cứ ấy được nối liền với hậu phương lớn miền Bắc có tiềm lực kinh tế, quốc phòng hùng hậu, bằng hệ thống hành lang chiến lược Bắc Nam. Từ vận tải thô sơ đến cơ giới của binh đoàn Trường Sơn với các binh chủng công binh xe tải, phòng không và đường ống tiếp dầu đã bảo đảm tuyến hậu cần chiến lược cho các lực lượng ta và bạn trên các chiến trường, bảo đảm cho quân và dân ta duy trì, phát triển chiến đấu và dành thắng lợi cuối cùng trong chiến tranh.

Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, của Quân Khu 5 trên các mặt, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Việc quan trọng hàng đầu là xây dựng về chính trị, tư tưởng làm cho mọi người nắm được đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng, chỉ đạo của Quân Khu 5 đối với Phân Khu Nam, nhất là thông suốt phương châm kết hợp với lực lượng tại chỗ bằng hai chân, ba mũi, ba vùng, diệt địch với giành dân, giành dân với diệt địch mà Đảng ta, Quân Khu 5 đã đề ra trong thời kỳ chống Mỹ; có ý chí quyết đánh,

quyết thắng quân xâm lược, gian nan không ngại, hiểm nguy không sờn, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn và vai trò to lớn của nhân dân, cùng nhân dân đồng cam cộng khổ, nêu cao ý chí tự lực tự cường… do đó đã lôi cuốn được toàn dân đứng lên đánh giặc cứu nước.

Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù lúc đầu ta có muôn vàn khó khăn nhưng sau đó càng đánh càng mạnh, và cuối cùng đã chiến thắng. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào, dân tộc ta, một lần nữa, phải đương đầu với một đội quân xâm lược hùng mạnh nhưng quân và dân Nam Trung Bộ không hề nao núng. Cán bộ, đảng viên đã nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu cùng nhân dân tiếp tục xông lên quyết chiến, quyết thắng với quân xâm lược, không ngừng tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân dân ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân khu nam của quân khu 5 trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1964 1969) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)