Chủ động phối hợp kháng chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân khu nam của quân khu 5 trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1964 1969) (Trang 63 - 66)

7. Bố cục luận văn

3.1.2. Chủ động phối hợp kháng chiến

Khu ủy và Quân Khu cử nhiều đoàn cán bộ về các địa phương có Mỹ đóng quân, cùng địa phương bàn kế hoạch đánh Mỹ, rút kinh nghiệm từ thực tế phong trào để giải đáp kịp thời một số băn khoăn, lo lắng của cán bộ, chiến sĩ, để đấu tranh chính trị và địch vận được tốt. Trước tình hình khó khăn, quân Mỹ, cộng hòa dày đặc xung quanh thành phố và căn cứ của chúng, quân ta có thể giữ vững, làm chủ và đưa cán bộ, đảng viên, quân du kích bám dân hoạt động tích cực.

Sự phối hợp của Phân Khu Nam với nhân dân từ đồng bằng đến miền núi, từ vùng giải phóng đến vùng Mỹ chiếm đóng đều hăng hái tham gia thảo luận, bàn cách đánh Mỹ, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thanh niên nam, nữ trong vùng giải phóng và cả trong vùng địch sẵn sàng vào quân du kích, gia nhập quân giải phóng. Nhiều địa phương tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” bàn kế hoạch đánh Mỹ, thành lập các đội “quyết tử” diệt Mỹ.

Trên chiến trường Tây Nguyên, từ tháng 2-1965 đến 7-1965, Trung đoàn 10 Ngô Quyền đã tham gia phối hợp lực lượng địa phương đánh 38 trận, tiêu

diệt 2 Tiểu đoàn, 8 Đại đội, bắt sống 59 tên, bứt rút 1 chi khu [46, tr. 42].

Ở Phú Yên, từ đầu năm 1966, 8 tiểu đoàn Mỹ, cộng hòa, Nam Triều Tiên đánh phá các xã bắc sông Đà Rằng và ven biển huyện Tuy Hòa. Ngày 19-01- 1966, 12 tiểu đoàn quân đội Sài Gòn, Nam Triều Tiên mở cuộc hành quân “Vanbuarem” càn quét đốt phá các xã phía Tây quốc lộ số 1 huyện Tuy Hòa, một vựa lúa của phía Nam. Trung đoàn 10 cùng bộ đội địa phương tỉnh, huyện và quân du kích đánh diệt nhiều địch, nhưng không bẻ gãy được các mũi tiến công của địch. Máy bay ném bom hủy diệt vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi, máy bay trực thăng và bộ binh địch phá nát hàng ngàn héc ta lúa đang chín. Lính địch triệt hạ từng thôn, xóm, bắn chết hàng loạt người già và trẻ em hòng gây khủng khiếp để lùa xúc dân vào vùng ven thị xã. Địch càn quét suốt 3 tháng, bộ binh và pháo, bom hủy diệt 90% nhà dân vùng giải phóng, phá từng giếng nước, giết ½ trâu bò.

Quân biệt động và đặc công tỉnh Khánh Hòa tiến công câu lạc bộ sĩ quan Mỹ, sân bay Nha Trang và căn cứ Mỹ ở đảo Hòn Tre, diệt nhiều sĩ quan Mỹ, diệt gần hết một tiểu đoàn công binh Mỹ, phá hủy và hỏng 21 máy bay. Bộ đội chủ lực mặt trận Tây Nguyên tiến công quân Mỹ ở Plây Gi Răng, đánh thiệt hại nặng hai lữ đoàn Mỹ.

Đi đôi đánh phá ở các vùng trọng điểm, địch mở hàng trăm cuộc càn quét lấn chiếm nhiều nơi ở đồng bằng và một số vùng Tây Nguyên với lực lượng hơn một tiểu đoàn. Du kích và bộ đội địa phương các tỉnh Tây Nguyên vừa đánh địch càn quét, vừa chủ động tiến công diệt địch, phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, mở ra một số vùng giải phóng mới.

Bị thiệt hại nặng, quân Mỹ phải chấm dứt cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất ở Nam Trung Bộ sớm hơn dự định. Địch gây cho nhân dân ta tổn thất rất nặng nề: trên một vạn đồng bào bị giết, mười vạn đồng bào bị lùa xúc dân vào các khu dồn dân, hàng trăm xóm làng bị triệt hạ, hàng ngàn

trâu bò bị giết, ruộng đồng bỏ hoang, núi rừng xơ xác vì chất độc hóa học. Từ tháng 01 đến tháng 3-1966, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 23.000 địch, trong đó có 8.500 Mỹ và 2.000 quân Nam Triều Tiên, bắn rơi và phá hủy 450 máy bay, bắn cháy 50 xe bọc thép. Nhân dân đấu tranh chống quân Mỹ và Nam Triều Tiên đốt làng, hãm hiếp phụ nữ, giữ thế hợp pháp trụ bám, chống địch lập “vành đai trắng”, hỗ trợ và phục vụ du kích và bộ đội chiến đấu, giữ vững các tuyến vận chuyển gạo, muối, thuốc men từ thành phố và vùng địch kiểm soát về vùng giải phóng, tiếp tế cho các trung đoàn, sư đoàn chủ lực ta quần bám, chiến đấu dài ngày ở đồng bằng.

Để đáp ứng nhu cầu chiến đấu của thời kỳ mới, đảng bộ ra sức phát triển lực lượng. “Năm 1965, đảng bộ kết nạp 9.500 đảng viên mới (3.000 đảng viên nữ). Trung ương tăng cường cho đảng bộ 6.420 cán bộ, đảng viên. Khu và các tỉnh liên tiếp mở các lớp huấn luyện ngắn ngày, bồi dưỡng cho 18.000 cán bộ, trong đó có 440 huyện ủy viên, 8.300 cán bộ xã, 5.300 cán bộ đoàn thể nhân dân” [52, tr 352], chú trọng xây dựng nhiều cốt cán hợp pháp trong các thành thị và vùng địch kiểm soát, đưa thêm cán bộ vào hoạt động ở nội thành.

Sự chủ động phối hợp, từ bộ đội chủ lực của Phân Khu Nam phát triển nhanh với lực lượng tại các địa phương, còn được Trung ương tăng cường thêm 5 trung đoàn bộ binh, đến cuối năm 1967. Nam Trung Bộ đã xây dựng được 3 sư đoàn (sư đoàn số 1 ở Tây Nguyên, sư đoàn số 2 ở Quảng Nam, sư đoàn số 3 ở Bình Định), 3 trung đoàn (Trung đoàn số 10 ở Phú Yên), trung đoàn số 346 ở Khu 6 và một trung đoàn ở Trị Thiên) và 2 tiểu đoàn bộ binh độc lập, 7 tiểu đoàn và 10 đại đội đặc công với tổng quân số 50.000 người [52, tr. 334-335].

Đường hành lang chiến lược trên địa bàn Nam Trung Bộ, cũng như các tuyến đường hành lang nội địa tiếp tục mở rộng. Nhiều tuyến đường thồ, đường sông được đưa vào sử dụng. Cuối năm 1965, Tổng cục Hậu cần và

đoàn vận tải chiến lược thành lập cửa khẩu VQ5, mở thông đường tiếp tế cho Tây Nguyên qua đất Campuchia. Hậu phương lớn còn chi viện cho Nam Trung Bộ hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật, quân trang, quân dụng, thuốc chữa bệnh, xây dựng mới các xưởng quân giới, quân dược, bệnh xá…

Trong lúc khẩn trương củng cố, phát triển lực lượng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, tăng cường sức mạnh chiến đấu, các lực lượng vũ trang và nhân dân tích cực đánh trả các cuộc hành quân mở rộng vành đai toàn quanh các căn cứ đóng quân Mỹ, tiến công các căn cứ Mỹ và đồn bốt vừa mới xây dựng. Chi ủy các xã ở vành đai căn cứ Mỹ tổ chức nhân dân đấu tranh trực diện chặn tay quân Mỹ đốt, cào dỡ nhà, địch phải nhượng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân khu nam của quân khu 5 trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1964 1969) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)