1.2.1. Giới thiệu về điều khiển giám sát thiết bị qua Internet
Công nghệ hiện đại giúp con người làm việc tiết kiệm được thời gian và tăng năng suất làm việc. Tiêu biểu đó là việc điều khiển giám sát thiết bị qua Internet. Cách thức điều khiển này đang được con người sử dụng phổ biến trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, khơng ai có thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà mạng Internet đem lại cho con người. Internet cho phép các mạng máy tính trên tồn cầu được kết nối với nhau. Tính năng này được thực hiện nhờ giao thức đã được chuẩn hóa theo gói dữ liệu. Ứng dụng những lợi ích mà Internet mang lại, con người có thể phục vụ vào mục đích điều khiển giám sát thiết bị qua Internet được minh họa như Hình 1.8.
Hình 1.8: Ảnh minh họa điều khiển qua Internet
Vậy điều khiển giám sát thiết bị qua mạng Internet là gì? Điều khiển giám sát thiết bị qua Internet là việc con người theo dõi và quản lý các thiết bị từ xa bằng cách sử dụng mạng Internet. Để điều khiển giám sát thiết bị qua Internet người ta thường dùng các máy cảm biến, phần mềm SCADA, hệ thống giám sát...
thường ngày. Điều khiển giám sát thiết bị qua Internet được sử dụng ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn như các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hay khu chế xuất. Khơng những vậy, chúng ta cịn bắt gặp cách điều khiển này ở các cửa hàng, bệnh viện, khu vui chơi...
Các tính năng của việc điều khiển giám sát thiết bị qua Internet: - Tính năng cho phép người dùng theo dõi nhiều thiết bị cùng lúc. - Tính năng tự động gửi cảnh báo qua tin nhắn SMS.
- Người dùng có thể theo dõi thiết bị qua Internet bằng smartphone, máy tính, Ipad.
- Tính năng cho phép người dùng truy cập và điều khiển từ xa mà không phải đến trực tiếp.
- Tính năng hiển thị hình ảnh cụ thể và rõ nét, định vị tọa độ, địa điểm. - Tính năng lưu trữ dữ liệu và kết nối rộng với nhiều thiết bị.
Mục đích của việc điều khiển giám sát thiết bị qua Internet: - Giúp con người theo dõi và phát hiện sự thay đổi điện năng.
- Giúp con người xử lý các sự cố từ xa mà không cần phải đến trực tiếp. - Giúp con người theo dõi và kiểm tra các hoạt động sản xuất.
- Giúp con người kiểm sốt và quản lý các phịng server một cách nhanh chóng và tiện lợi.
1.2.2. Internet of Things
Internet of Things (IoT) là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối. Đây là một viễn cảnh trong đó mọi vật, mọi con vật hoặc con người được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa người-với-người hoặc người-với-máy tính. IoT như Hình 1.9 là tiến hố từ sự hội tụ của các công nghệ không dây, hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) và Internet. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào
năm 1999. Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT.
Hình 1.9: Internet of Things
"Thing" - sự vật - trong Internet of Things, có thể là một trang trại động vật với bộ tiếp sóng chip sinh học, một chiếc xe ơtơ tích hợp các cảm biến để cảnh báo lái xe khi lốp quá non, hoặc bất kỳ đồ vật nào do tự nhiên sinh ra hoặc do con người sản xuất ra mà có thể được gán với một địa chỉ IP và được cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu qua mạng lưới. IoT phải có 2 thuộc tính: (1) phải là một ứng dụng internet; (2) phải lấy được thông tin của vật chủ.
Một ví dụ điển hình cho IoT là tủ lạnh thơng minh, nó có thể là một chiếc tủ lạnh bình thường nhưng có gắn thêm các cảm biến bên trong giúp kiểm tra được số lượng các loại thực phẩm có trong tủ lạnh, cảm biến nhiệt độ, cảm biến phát hiện mở cửa,... và các thông tin này được đưa lên Internet. Với một danh mục thực phẩm được thiết lập trước bởi người dùng, khi mà một trong các loại thực phẩm đó sắp hết thì nó sẽ thơng báo ngay cho chủ nhân nó biết rằng cần phải bổ sung gấp, thậm chí nếu các loại sản phẩm được gắn mã ID thì nó sẽ tự động trực tiếp gửi thơng báo cần nhập hàng đến siêu thị và nhân viên siêu thị sẽ gửi loại thực phẩm đó đến tận nhà.
1.2.3. Một số ứng dụng IoT
Với những hiệu quả thông minh rất thiết thực mà IoT đem đến cho con người, IoT đã và đang được tích hợp trên khắp mọi thứ, mọi nơi xung quanh thế giới mà con người đang sống. Từ chiếc vòng đeo tay, những đồ gia dụng trong nhà, những mảnh vườn đang ươm hạt giống, cho đến những sinh vật sống như động vật hay con người... đều có sử dụng giải pháp IoT. Một số ứng dụng IoT trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội được thể hiện như sau:
- Hệ thống giao thông thông minh. - Thành phố thông minh.
- Hệ thống camera giám sát. - Nông nghiệp công nghệ cao. - Ngành công nghiệp.