Chương 1 đã trình bày tổng quan về các khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng điện năng, các dạng nhiễu loạn chất lượng điện năng có thể xuất hiện tại vị trí đấu nối của phụ tải với lưới điện. Đồng thời cho thấy được những nguyên nhân gây ra các dạng nhiễu loạn đó. Để có thể kịp thời ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng do các vấn đề liên quan đến chất lượng điện năng gây ra đối với phụ tải thì việc giám sát liên tục chất lượng điện năng là hết sức cần thiết. Trong xu thế ngày nay, công nghệ IoT được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, nội dung chương này cũng đã đề cập đến phần giới thiệu tổng quan về công nghệ IoT trong việc giám sát chất lượng điện năng. Qua đó thể hiện được những ưu điểm của hệ thống thiết kế.
CHƯƠNG 2.
THIẾT KẾ CẤU TRÚC PHẦN CỨNG
Trong chương này, tác giả tập trung đi vào thiết kế và lựa chọn các phần tử phần cứng của mơ hình thực nghiệm sau đó đưa ra sơ đồ kết nối chúng lại với nhau để tạo thành một hệ thống nhằm thực hiện các chức năng của hệ thống giám sát và phân tích CLĐN dựa trên cơng nghệ IoT. Theo như phạm vi nghiên cứu của đề tài, phần cứng của hệ thống giám sát và phân tích chất lượng điện năng (CLĐN) dựa trên công nghệ IoT cho mạng điện hạ áp 380/220 VAC sẽ được thiết kế trong nội dung của chương này. Cấu trúc phần cứng của hệ thống mà đề tài nghiên cứu hướng tới xây dựng sẽ bao gồm các phần tử chính như: máy biến dịng 100/1A được sử dụng để biến đổi dòng điện sơ cấp sang dịng điện thứ cấp có chuẩn 1A để đưa vào module PZEM004T. Module PZEM004T được sử dụng để đo lường các đại lượng điện bao gồm: tần số, điện áp, dòng điện, cơng suất, điện năng tiêu thụ. Ngồi ra module PZEM004T cịn truyền thơng dữ liệu đo lường của nó với bo mạch Arduino Wemos D1 R1 thông qua các chân TX và RX. Mỗi khi nhận lệnh truyền và nhận từ bo mạch Arduino Wemos D1 R1 thì module PZEM004T sẽ đẩy dữ liệu đo lường lên bộ vi xử lý của Arduino Wemos D1 R1, tại đây dữ liệu sẽ được đẩy lên cơ sở dữ liệu của ThingSpeak thông qua Internet.