Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây nhiễm chì ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động các chất chống oxy hóa của một số giống đậu tương (glycine max l ) trong điều kiện nhiễm chì (Trang 46 - 48)

đoạn cây non

Hàm lượng proline trong lá đậu tương ở giai đoạn cây non được trình bày ở bảng 3.4 và đồ thị 3.4.

Bảng 3.4. Hàm lƣợng proline trong lá đậu tƣơng ở giai đoạn cây non trong môi trƣờng nhiễm chì Giống CTTN Hàm lƣợng proline (µg/g khối lƣợng tƣơi) Sau 1 tuần % so ĐC ĐTDH.10 ĐC 2,71g ± 0,010 100,00 0,1 mM 2,81f ± 0,006 103,69 0,5 mM 3,11b± 0,010 114,76 1,0 mM 3,18a ± 0,012 117,34 MTĐ 176 ĐC 2,65h± 0,010 100,00 0,1 mM 2,71g ± 0,010 102,26 0,5 mM 2,91d ± 0,006 109,81 1,0 mM 2,95c ± 0,015 111,32 ĐTDH.04 ĐC 2,61i ± 0,006 100,00 0,1 mM 2,65h ± 0,010 101,53 0,5 mM 2,82f ± 0,021 108,05 1,0 mM 2,85e ± 0,006 109,20 CV(%) 0,39 LSD0,05 0,0184

Ghi chú: Trong cùng một cột những số khác mẫu tự theo sau khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy ở điều kiện nhiễm chì nhân tạo, hàm lượng proline trong lá tăng so với công thức đối chứng. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy nồng độ chì trong nghiên cứu có ảnh hưởng đến hàm lượng proline. Cụ thể, trong cùng một giống có sự khác biệt giữa công thức đối chứng và công thức thí nghiệm rõ rệt. Giống ĐTDH.10 sau một tuần nhiễm chì, hàm lượng proline tăng lần lượt là 3,69%; 14,76% và 17,34% tương ứng với nồng độ chì xử lý là 0,1 mM; 0,5 mM và 1,0 mM so với đối chứng. Giống MTĐ 176 có hàm lượng proline cũng tăng lần lượt là 2,26%; 9,81% và 11,32% so với đối chứng. Ở giống ĐTDH.04, hàm lượng proline cũng tăng lần lượt là 1,53%; 8,05% và 9,20% so với đối chứng. Chúng tôi nhận thấy rằng trong cùng một giống, trong điều kiện nghiên cứu thì nồng độ chì xử lý càng cao thì hàm lượng proline càng tăng, hàm lượng proline tăng và đáp ứng mạnh nhất khi xử lý chì ở nồng độ 1 mM.

Ngoài ra, hàm lượng proline còn phụ thuộc vào giống đậu tương, cụ thể: Giống ĐTDH.10 có hàm lượng proline là 2,71µg/g, giống MTĐ 176 là 2,65 µg/g và giống ĐTDH.04 là 2,61 µg/g. Sự khác biệt về hàm lượng proline giữa các giống đều có ý nghĩa về mặc thống kê (p <0,05).

Sau một tuần nhiễm chì, ở cùng một nồng độ chì xử lý là 0,1 mM thì giống ĐTDH.10 có hàm lượng proline tăng là 2,81 µg/g cao hơn giống MTĐ 176 có hàm lượng proline là 2,71 µg/g và cũng cao hơn giống ĐTDH.04 có hàm lượng proline là 2,65 µg/g. Ở nồng xử lý 0,5 mM, giống ĐTDH.10 có hàm lượng proline tăng cao là 3,11 µg/g cao hơn giống MTĐ 176 có hàm lượng proline là 2,91 µg/g và đồng thời cũng cao hơn giống ĐTDH.04 có hàm lượng proline là 2,82 µg/g. Ở nồng độ xử lý 1,0 mM, giống ĐTDH.10 có hàm lượng proline tăng là 3,18 µg/g cao hơn giống MTĐ 176 và giống ĐTĐH.04.

Sự khác biệt về hàm lượng proline trong công thức đối chứng và thí nghiệm của cả 3 giống (có ý nghĩa về mặt thống kê) cho thấy giống ĐTDH.10 có sự phản ứng tích cực hơn trước điều kiện nhiễm chì so với ĐTDH.04 và MTĐ 176. Giống có hàm lượng proline tăng nhiều hơn có khả năng phản ứng tốt hơn với điều kiện stress.

Hàm lượng proline của lá đậu tương ở giai đoạn cây non được biểu diễn ở đồ thị 3.4.

Đồ thị 3.4. Sự biến động hàm lƣợng proline trong lá đậu tƣơng ở giai đoạn cây non trong môi trƣờng nhiễm chì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động các chất chống oxy hóa của một số giống đậu tương (glycine max l ) trong điều kiện nhiễm chì (Trang 46 - 48)