Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 28 - 30)

Bảng 3.1: Tuổi trung bình của hộ sinh, điều dưỡng khoa

Đặc điểm n Minimum Maximum Tuổi trung

bình

Độ lệch chuẩn Tuổi trung

bình 30 21 45 28,8 2,5

Tuổi trung bình của hộ sinh điều dưỡng khoa là 28,8 ± 2,5. Tuổi bé nhất là 21, tuổi lớn nhất là 45

Bảng 3.2: Đặc điểm nhóm tuổi của hộ sinh, điều dưỡng

Đặc điểm n %

Đặc điểm nhóm tuổi

Dưới 30 10/30 33,3

30 – 35 14/30 46,7

Trên 35 6/30 20

80% nhân viên khoa có độ tuổi dưới 35 tuổi, đội ngũ cán bộ trẻ là yếu tố thuận lợi trong công việc và sự sáng tạo

Bảng 3.3: Trình độ của hộ sinh, điều dưỡng

Đặc điểm n %

Trình độ của đối tượng nghiên cứu

Đại học 5/30 16,7

Cao đẳng 25/30 83,3

Trung cấp 0 0

100% trình độ của hộ sinh điều dưỡng khoa hậu sản thường là Đại học, cao đẳng, trong đấy phần lớn (83,3%) có trình độ cao đẳng

Bảng 3.4: Thâm nhiên làm việc của hộ sinh, điều dưỡng

Đặc điểm n %

Thâm niên công tác

Dưới 3 năm 3/30 10

3 – 5 năm 4/30 13,3

Trên 5 năm 22/30 76,7

22/30 nhân viên khoa có thâm niên công tác trên 5 năm, điều này rất thuận lợi cho khoa khi có đội ngũ nhân viên có thâm niên công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và thực hành trong quá trình chăm sóc bệnh nhân

Hình 3.1: Tỷ lệ sản phụ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ

Trong thời gian nghiên cứu từ 1/5/2020 đến 31/7/2020 khoa có tổng số 2021 ca mổ đẻ trong đấy có 45 ca có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ, chiếm tỷ lệ 2,2%. Chúng ta có thể thấy tỷ lệ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ khá thấp một phần do đảm bảo được các qui trình vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật và công tác chăm sóc, phòng ngừa nhiễm khuẩn thực hiện khá tốt

97.8 2.2

Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ

Bảng 3.5: Đặc điểm của các trường hợp NKVM

STT Đặc điểm n %

1 Phân loại NKVM

Nhiễm khuẩn nông 45 100

Nhiễm khuẩn sâu 0 0

Nhiễm khuẩn các khoang cơ thể 0 0 2 Triệu chứng của NKVM Chảy dịch vết mổ 25/45 55,6 Đỏ tấy chân chỉ 15/45 33,3 Sưng đỏ vùng mổ 5/45 11,1

3 Thời gian xuất

hiện của NKVM

Ngày thứ 2 sau mổ 25/45 55,6

Ngày thứ 5 sau mổ 20/45 44,4

100% các trường hợp NKVM ở khoa đều là nhiễm khuẩn nông, không ghi nhận trường hợp nào nhiễm khuẩn sâu hay nhiễm khuẩn các khoang trong cơ thể.

Triệu chứng nhiễm khuẩn thường gặp nhất là chảy dịch vết mổ (55,6%), tiếp theo là đỏ tấy chân chỉ (33,3%). Có 5 ca có biểu hiện sưng đỏ tấy vết mổ. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ thường là sau ngày thứ 2 ở những trường hợp có chảy dịch vết mổ hay ngày thứ 5 ở những trường hợp có biểu hiện đỏ tấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)