Thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 26)

Thời gian nghiên cứu từ 1/5/2020 đến ngày 31/7/2020 2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

- Mô tả tiến cứu

- Giám sát qui trình thực hành thay băng vết mổ sản phụ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ của đối tượng nghiên cứu (hộ sinh, điều dưỡng) tại khoa Hậu sản thường A3 trong khoảng thời gian nghiên cứu theo bảng kiểm (Phụ lục 2)

2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu toàn bộ, giám sát toàn bộ qui trình thay băng vết mổ có biều hiện nhiễm khuẩn vết mổ của hộ sinh, điều dưỡng khoa Hậu sản thường A3 thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 1/5/2020 đến 31/7/2020

Trong thời gian nghiên cứu có 2021 ca mổ lấy thai, trong đấy có 35 sản phụ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ.

2.4.3. Qui trình nghiên cứu

Hình 2.1. Qui trình nghiên cứu

Sản phụ mổ đẻ tại bệnh viện Phụ sản Hà nội từ 1/5/2020 đến

31/7/2020

Sản phụ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ

Thay băng vết mổ

Giám sát qui trình thay băng

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Tuổi trung bình của hộ sinh, điều dưỡng khoa

Đặc điểm n Minimum Maximum Tuổi trung

bình

Độ lệch chuẩn Tuổi trung

bình 30 21 45 28,8 2,5

Tuổi trung bình của hộ sinh điều dưỡng khoa là 28,8 ± 2,5. Tuổi bé nhất là 21, tuổi lớn nhất là 45

Bảng 3.2: Đặc điểm nhóm tuổi của hộ sinh, điều dưỡng

Đặc điểm n %

Đặc điểm nhóm tuổi

Dưới 30 10/30 33,3

30 – 35 14/30 46,7

Trên 35 6/30 20

80% nhân viên khoa có độ tuổi dưới 35 tuổi, đội ngũ cán bộ trẻ là yếu tố thuận lợi trong công việc và sự sáng tạo

Bảng 3.3: Trình độ của hộ sinh, điều dưỡng

Đặc điểm n %

Trình độ của đối tượng nghiên cứu

Đại học 5/30 16,7

Cao đẳng 25/30 83,3

Trung cấp 0 0

100% trình độ của hộ sinh điều dưỡng khoa hậu sản thường là Đại học, cao đẳng, trong đấy phần lớn (83,3%) có trình độ cao đẳng

Bảng 3.4: Thâm nhiên làm việc của hộ sinh, điều dưỡng

Đặc điểm n %

Thâm niên công tác

Dưới 3 năm 3/30 10

3 – 5 năm 4/30 13,3

Trên 5 năm 22/30 76,7

22/30 nhân viên khoa có thâm niên công tác trên 5 năm, điều này rất thuận lợi cho khoa khi có đội ngũ nhân viên có thâm niên công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và thực hành trong quá trình chăm sóc bệnh nhân

Hình 3.1: Tỷ lệ sản phụ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ

Trong thời gian nghiên cứu từ 1/5/2020 đến 31/7/2020 khoa có tổng số 2021 ca mổ đẻ trong đấy có 45 ca có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ, chiếm tỷ lệ 2,2%. Chúng ta có thể thấy tỷ lệ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ khá thấp một phần do đảm bảo được các qui trình vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật và công tác chăm sóc, phòng ngừa nhiễm khuẩn thực hiện khá tốt

97.8 2.2

Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ

Bảng 3.5: Đặc điểm của các trường hợp NKVM

STT Đặc điểm n %

1 Phân loại NKVM

Nhiễm khuẩn nông 45 100

Nhiễm khuẩn sâu 0 0

Nhiễm khuẩn các khoang cơ thể 0 0 2 Triệu chứng của NKVM Chảy dịch vết mổ 25/45 55,6 Đỏ tấy chân chỉ 15/45 33,3 Sưng đỏ vùng mổ 5/45 11,1

3 Thời gian xuất

hiện của NKVM

Ngày thứ 2 sau mổ 25/45 55,6

Ngày thứ 5 sau mổ 20/45 44,4

100% các trường hợp NKVM ở khoa đều là nhiễm khuẩn nông, không ghi nhận trường hợp nào nhiễm khuẩn sâu hay nhiễm khuẩn các khoang trong cơ thể.

Triệu chứng nhiễm khuẩn thường gặp nhất là chảy dịch vết mổ (55,6%), tiếp theo là đỏ tấy chân chỉ (33,3%). Có 5 ca có biểu hiện sưng đỏ tấy vết mổ. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ thường là sau ngày thứ 2 ở những trường hợp có chảy dịch vết mổ hay ngày thứ 5 ở những trường hợp có biểu hiện đỏ tấy

3.2. Kết quả khảo sát kết quả thay băng chăm sóc các trường hợp có biểu hiện NKVM hiện NKVM

Các trường hợp có biểu hiện NKVM được hộ sinh, điều dưỡng khoa chăm sóc thay băng, quá trình thay được thực hiện theo qui trình thay băng của bệnh viện Phụ sản Hà Nội ban hành và đang được áp dụng trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện (Phụ lục 1). Qui trình này được giám sát chấm điểm theo bảng kiểm đã được xây dựng sẵn (Phụ lục 2)

Bảng 3.6: Kết quả chuẩn bị dụng cụ thay băng

Đặc điểm n %

Chuẩn bị dụng cụ thay băng

Có đủ dụng cụ sát

khuẩn theo qui định 45/45 100

Có phương tiện thu

gom chất thải 45/45 100

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh, bông gạc, găng tay vô khuẩn

42/45 93,3

Không thay cốc mới đựng dung dịch sát khuẩn vết thương (dùng lại)

29/45 64,4

Không chuẩn bị khay

hạt đậu 11/45 24,4

Chưa chuẩn bị hộp

dụng cụ thay băng 2/45 4,4

Không chuẩn bị găng

tay vô khuẩn 3/45 6,7

Không mang theo xe để dụng cụ khi thay băng

3/45 6,7

Chuẩn bị bệnh nhân

Giải thích người bệnh

trước khi thay băng 45/45 100

Hướng dẫn Bn tư thế nằm thuận lợi để tiến hành thay băng

45/45 100

Trong quá trình chuẩn bị dụng cụ thay băng 100% số lần quan sát có đủ dung dịch sát khuẩn vết thương theo quy định và 95% có đủ phương tiện thu gom chất thải theo quy định và có đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, bông gạc, găng tay vô khuẩn.

64,4% lượt thay băng không có cốc mới đựng dung dịch sát khuẩn vết thương (dùng lại). Điều này do cơ số hộp dụng cụ vô khuẩn của khoa chưa đủ, với một lưu lượng lớn bệnh nhân cần chăm sóc.

đậu.

4,4% chuẩn bị chưa đúng hộp dụng cụ thay băng

6,7% số lần TB người thực hiện không chuẩn bị găng tay vô khuẩn khi TB, trong khi bệnh viện trang bị đủ găng phục vụ cho công việc làm thủ thuật, điều này cũng tăng nguy cơ tiềm tàng của NKVM

6,7% số lần quan sát, không mang theo xe để dụng cụ khi thay băng trong khikhoa đều được trang bị xe thay băng , một lần nữa chứng tỏ công tác chuẩn bị của một số cán bộ khi thay băng chưa tốt.

Về phần chuẩn bị bệnh nhân, 100% lượt thay băng của bệnh nhân được giải thích đầy đủ và hướng dẫn tư thế thuận lợi trước khi thực hành kỹ thuật.

3.2.2. Kết quả thực hành qui trình thay băng

Hình 3.2: Mức độ thực hành đủ các bước trong qui trình thay băng

Trong quá trình giám sát chăm sóc thay băng vết mổ cho 45 ca có biểu hiện NKVM, chỉ có 5/45 nhân viên thực hiện đầy đủ các bước trong qui trình thay băng vết mổ. 88,9% các nhân viên vẫn thực hiện không đầy đủ các bước của qui trình thay băng vết mổ, điều này rất đáng được ghi nhận để kịp thời nhắc nhở và lên kế hoạch tập huấn cho nhân viên.

Bảng 3.7: Thực hành qui trình thay băng

11.1

88.9

Thực hành đủ các bước trong qui trình thay băng

Đặc điểm n %

Thực hành qui trình thay băng

Không rửa tay trước khi

chuẩn bị dụng cụ thay băng 6/45 13,3

Không vệ sing tay sau khi

bóc băng bẩn 20/45 44,4

Rửa vết thương bằng Nacl

0,9% không đúng qui định 4/45 8,9

Không đi găng tay vô khuẩn

khi thay băng 3/45 6,7

Dùng lại dung dịch sát

khuẩn 29/45 64,4

13,3% không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ thay băng và 44,4%

không vệ sinh tay sau khi bóc băng bẩn. 8,9% rửa vết thương không đúng quy

định , 6,7% không mang găng vô khuẩn khi thay băng. Các tỷ lệ này tuy không cao nhưng cũng phản ánh ý thức cũng như kiến thức của một số cá nhân thay băng chưa tốt .

3.2.3. Kết quả thực hành thay băng

Hình 3.3: Kết quả xếp loại kỹ thuật thực hành thay băng NKVM

Kết quả xếp loại giám sát qui trình thay băng bệnh nhân nhiễm NMVK thì 7 nhân viên chiếm 15,5% chiếm loại giỏi. Đại đa số xếp hạng mức điểm đạt loại khá và có 13% đạt mức trung bình, không có mức yếu kém. Tuỳ tổng số đạt loại khá, giởi chiếm xấp xỉ 86% nhưng tỷ lệ hộ sinh, điều dưỡng đạt loại giỏi còn thấp. Do vậy cần thiết có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn lại qui trình thay băng vết mổ. 0 20 40 60 80 Giỏi Khá trung bình 15.6 71.1 13.3

Kết quả xếp loại kỹ thuật thực hành thay băng NKVM

KẾT LUẬN

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

- Tuổi trung bình của hộ sinh, điều dưỡng khoa là 28,8 ± 2,5. Nguồn nhân viên trẻ, 80% nhân viên nằm trong độ tuổi dưới 35. Về trình độ học vấn của nhân viên, cao đẳng chiếm đa số, không có hộ sinh điều dưỡng có trình độ trung cấp và thâm niên công tác trên 5 năm

- Trong thời gian nghiên cứu (1/5/2020 đến 31/7/2020), có 45 ca có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ, chiếm 2,2%. Các trường hợp NKVM có biểu hiện chủ yếu là chảy dịch và đỏ tấy phần chân chỉ, thời gian xuất hiện biểu hiện nhiễm khuẩn là ở ngày thứ 2 và thứ 5

Các lỗi thường gặp khi chuẩn bị dụng cụ - Dùng lại cốc sát khuẩn (64,4%)

- Không mang theo khay hạt đậu (24,4%) - Không chuẩn bị găng tay vô khuẩn (6,7%) - Không mang xe thay băng khi thay băng (6,7%)

Các lỗi thường gặp nhất trong thực hành qui trình thay băng - Dùng lại dung dịch sát khuẩn (64,4%)

- Không sát khuẩn tay nhanh sau khi bóc băng bẩn (44,4%) - Không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ (13,3%)

- Rửa vết thương không đúng qui định và không đi găng tay vô khuẩn khi thay băng (8,9% và 6,7%)

Kết quả thực hành thay băng

Gần 86% lượt giám sát thực hành qui trình đạt khá, giỏi. Phần lớn hộ sinh điều dưỡng được giám sát đạt mức khá, điều này cần được tăng cường tập huấn và giám sát nhằm nâng cao độ thành thục khi thực hiện qui trình

KHUYẾN NGHỊ

Đối với khoa phòng

- Tăng cường và duy trì có hiệu quả công tác đôn đốc, giám sát, kiểm tra

của các cấp quản lý đặc biệt là trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nói chung và quy trình thay băng vết thương nói riêng.

- Công tác đào tạo lại và đào tạo tại chỗ cần được đẩy mạnh, duy trì liên

tục tại mỗi khoa, nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ cho cán bộ khi thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

- Điều dưỡng trưởng khoa cần sát sao trong việc lập dự trù vật tư, trang

thiết bị để đảm bảo công tác chuyên môn (bộ dụng cụ thay băng ...).

Đối với bệnh viện

- Xây dựng các kế hoạch tập huấn, đào tạo về thay băng và giám sát thực hiện qui trình định kỳ trên toàn viện

- Qui định các mức cần đạt được của hộ sinh, điều dưỡng các khoa trong công tác thay băng, chăm sóc vết mổ

- Qui định các chế tài, thưởng phạt cần thiết trong những trường hơph vi phạm hay không thực hiện đúng qui trình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Đức Anh (2010), Nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà

Nội, tr.15.

2. Nguyễn Quốc Anh (2008), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn

vết mổ tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội.

3. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2010), “Nghiên cứu hậu quả

NKVM tại một số bệnh viện của Việt Nam 2009 -2010”,Tạp chí Y học

lâm sàng, (66-67), tr. 32 - 33.

4. Bộ Y tế (2002), Hướng dẫn Quy trình chăm sóc người bệnh, Nhà xuất bản

Y học, Hà Nội, tr. 131 - 132.

5. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành

kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội.

6. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Ban hành ngày 02 tháng

3 năm 2015.

7. Học viện Quân y (2012), Kỹ thuật điều trị vết thương khó lành,

hocvienquany.vn/Portal/BT1352.

8. Trương Anh Thư, Nguyễn Quốc Anh (2008), “Bằng chứng về hiệu quả

của một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ”, Tạp chí Y học

lâm sàng, (6), tr. 6-13. Tiếng Anh

9. Bhatia J.Y. (2003), "Postoperative wound infection in patient undergoing coronary artery bypass graft surgery: A prospective study with evaluation

of risk factors ", Indian Journal of MedicalMicrobiology, (21) pp. 246- 251.

10. Culver D.H., Horan T.C., Gaynes R.P., et al. (1992),“Surgical wound

infection rates by wound class, operative procedure and patient risk”, Am

11. Deverick J.A. (2011), “Surgical Site Infections”, Infect Dis Clin N Am, 25,

pp.135 -153.

12. Garner J.S., Jarvis W.R., Emori T.G., et al. (1988), “CDC definitions for

nosocomial infections”, Am J infect Control, 16, pp. 28-40.

13. Mark P. (1998), “Nutritional Support for Connective Tissue Repair and

Wound Healing”, NUT 026. Rev. 6.98, pp. 1- 4.

PHỤ LỤC I

Quy trình thay băng vết mổ bệnh viện Phụ sản Hà Nội - Mục đích

+Làm sạch vết thương và tránh nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.

+Giúp quá trình liền sẹo vết thương diễn biến tốt. - Đại cương

+Là kỹ thuật tháo bỏ băng cũ/bẩn để làm sạch và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Chỉ định

+Thực hiện theo lệnh của bác sỹ - Tiến hành:

+Các bước chuẩn bị

oĐiều dưỡng mang trang phục đúng quy định, rửa tay thường quy. oĐể dụng cụ vào xe 3 tầng (lau khử nhiễm trước khi dùng)

+Tầng trên:

oDụng cụ vô khuẩn: khay chữ nhật, trụ cắm panh không mấu, 02 cốc kền, găng.

oDung dịch Bethadin, chai muối NaCl 0,9%, gạc

o Dung dịch sát khuẩn tay nhanh treo ở thành xe

+Tầng giữa o Số thay băng

oCác gói tăm bông, kéo vô khuẩn.

+Tầng dưới

o Xô đựng dung dịch khử nhiễm

o Khay quả đậu

o Thùng đựng chất thải lây nhiễm và chất thải y tế thông thường

+Chuẩn bị người bệnh

oGiải thích cho người ệnh biết việc sắp làm để người bệnh yên tâm điều trị và hợp tác với nhân viên y tế

oHướng dẫn người bệnh nằm tư thế thuận tiện cho công việc thay băng. - Các bước tiến hành

Bước Nội dung tiến hành

1

Sát khuẩn tay nhanh lần 1

Xé gói tăm bông vô khuẩn, nhung sẵn một tăm bông vào cốc đựng dung dịch NaCl 0,9%

2

Đi găng vô khuẩn. Dùng tăm bông đã thấm dung dịch NaCl 0,9% làm ẩm băng và nhẹ nhàng bóc băng bẩn, nếu có dính lông dùng kéo cắt, nhận định vết mổ thông báo cho người bệnh Tháo băng, găn bỏ vào túi rác y tế, sát khuẩn lại lần 2

Lau rửa vết mổ bằng dung dịch NaCl 0,9% theo hình xoáy ốc. Phân loại tăm bông bẩn vào túc rác y tế hoặc khay quả đậu Dùng tăm bông tẩm dung dịch Bethadin, sát khuẩn lại vết thương (cách sát khuẩn giống như sát khuẩn bằng dung dịch muối rửa)

Phân lập tăm bông bẩn vào thùng đựng rác thải lây nhiễm hoặc khay đậu

3

Băng kín vết mổ (có thể băng Urgo hoặc băng vết mổ loại khác nhau, lưu ý thao tác vô khuẩn khi dán băng)

Dặn dò người bệnh những điều cần thiết. Giúp người bệnh tư thế thoải mái

4 Thu dọn dụng cụ, rửa tay

PHỤ LỤC 2

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

Họ tên thí sinh: ... Số báo danh: ...

Khoa:... Ngày: ...

THANG ĐIỂM – KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT MỔ

(Có dùng tăm bông)

Tiêu chí chấm điểm: Tích “X” vào cột thích hợp

 (2) điểm: Thực hiện đúng, đủ, thành thạo.

 (1) điểm: Có thực hiện nhưng không thành thạo, chưa đầy đủ.

 (0) điểm: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)