Thực trạng của công tác chăm sóc thay băng vết mổ tại Khoa Hậu sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 25)

thường

Bệnh viện phụ sản Hà Nội như đã mô tả ở trên là một Bệnh viện tuyến cuối của nghành sản phụ khoa. Hàng năm có hơn 40 000 ca đẻ, tỷ lệ mổ đẻ khoảng 56% (gần 22 000 ca mổ đẻ mỗi năm). Khoa Hậu sản thường là nơi chăm sóc sản phụ sau mổ và sau đẻ thường. Khoa có 80 giường, 30 nữ hộ sinh và điều dưỡng. Do số lượng sản phụ mổ và đẻ rất đông nên khoa thường xuyên trong tình trạng quá tải, lưu lượng bệnh nhân trong khoa mỗi ngày thường dao động từ 80 – 120 sản phụ. Hàng ngày nữ hộ sinh và điều dưỡng trong khoa chăm sóc cho số lượng đông sản phụ, trong đấy có hơn nửa là mổ đẻ. Tình trạng số lượng sản phụ mổ đẻ nhiều, lượng bệnh nhân đông… lại càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cho sản phụ. Trong quá trình chăm sóc cho lượng lớn sản phụ cũng là mầm mống của các lỗi trong quá trình chăm sóc sau sinh cho sản phụ. Qui trình thay băng vết mổ là một trong những qui trình chính được thực hành thường xuyên tại khoa. Việc thực hành tốt qui trình thay băng vết mổ giúp nhận định, làm sạch vết mổ, giúp hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ, nâng cao chất lượng chuyên môn từ đấy càng nâng cao sự hài lòng người bệnh. Như vậy việc thực hiện tốt qui trình chăm sóc, thay băng vết mổ rất quan trọng, đặc biệt là trên những sản phụ có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Việc thực hiện đúng qui trình trên những sản phụ này còn giúp theo dõi tiến triển của bệnh và giúp vết thương nhanh lành hơn. Do vậy việc giám sát qui trình thay băng cho sản phụ có biểu hiện NKVM của hộ sinh, điều dưỡng khoa hậu sản thường là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)