NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 3 5 tuổi ở các trường mầm non công lập tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

4. Cấu trúc luận văn

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Nghiên cứu, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua các chỉ số nhân trắc thường được sử dụng phổ biến trong điều tra dinh dưỡng cộng đồng được Bộ Y tế và WHO khuyến cáo sử dụng.

- Chỉ số cân nặng theo tuổi (W/A) - Chỉ số chiều cao theo tuổi (H/A)

- Chỉ số cân nặng theo chiều cao (W/H/A)

2.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ

2.2.2.1. Khẩu phần ăn của trẻ ở trường

Giá trị năng lượng của khẩu phần. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần. Tính cân đối của khẩu phần

2.2.2.2. Các yếu tố ở gia đình

Nghề nghiệp, mức thu nhập bình quân/tháng của gia đình.

Trình độ học vấn, hiểu biết về dinh dưỡng của người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ.

Chế độ ăn bổ sung của trẻ tại gia đình, mức độ hoạt động của trẻ.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả.

Điều tra cắt ngang về kiến thức thái độ và thực hành, đánh giá các yếu tố ở gia đình liên quan dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2016 tại các trường mầm non thành phố Quy Nhơn.

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn 4 trường mầm non, mẫu giáo thuộc các phường, xã ở các vùng khác nhau của thành phố: nội thành (trường MN Hoa Hồng), ngoại thành (trường MG phường Nhơn Phú và MG SOS Quy Nhơn), xã đảo (trường MG xã Nhơn Lý).

Chọn tất cả trẻ bán trú từ 3-5 tuổi, không bị dị tật bẩm sinh, không mắc bệnh mãn tính nặng của 4 trường. Kết quả, có 1077 trẻ thỏa mãn yêu cầu trên.

Điều tra ngẫu nhiên 240 phụ huynh, người trực tiếp nuôi dạy trẻ, chia đều ở các trường nghiên cứu (60 phụ huynh/trường), ở mỗi trường điều tra chia đều cho 3 độ tuổi, mỗi độ tuổi chọn ngẫu nhiên 20 phụ huynh.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

Thiết kế phiếu điều tra: Trên cơ sở nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dưỡng của trẻ 3-5 tuổi ở các trường mầm non công lập tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu điều tra phục vụ cho việc nghiên cứu.

Tiến hành điều tra: trước khi tiến hành điều tra, chúng tôi đã gặp và trao đổi, giải thích mục đích, nội dung từng câu hỏi trong phiếu điều tra cho các điều tra viên là giáo viên, cán bộ y tế của các trường. Các điều tra viên triển

khai phiếu điều tra cho phụ huynh của trẻ, giải thích, hướng dẫn, động viên phụ huynh trả lời thông tin một cách chính xác và khách quan.

Phân tích kết quả phiếu điều tra: chọn những phiếu trả lời đầy đủ các thông tin trong phiếu, loại bỏ những phiếu không trả lời đầy đủ hoặc phiếu trả lời có sự mâu thuẫn trong các câu hoặc phiếu không đảm bảo các yêu cầu đặt ra trước khi điều tra.

2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ số nhân trắc

* Phương pháp xác định chiều dài nằm/chiều cao đứng

Trẻ dưới 24 tháng đo chiều cao nằm: đo chiều dài của trẻ từ đỉnh đầu tới chân khi nằm duỗi thẳng. Khi đo đặt trẻ trên thước đo, đầu chạm bảng gỗ, chân cố định, giữ đầu ngay ngắn, giữ đùi và gối thẳng, đẩy bảng gỗ di chuyển dưới chân sát gót chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân và đọc số đo.

Trẻ trên 24 tháng đo chiều cao đứng:

- Đo chiều cao đứng bằng thước Microtoise (độ chính xác 1mm). - Đơn vị đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ.

Kỹ thuật đo: Đối tượng bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: Chẩm, vai, mông, bắp chân, gót chân. Mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thẳng hai bên mình. Kéo thước từ trên xuống dần và khi thước áp sát đỉnh đầu nhìn vào thước và đọc kết quả.

* Phương pháp xác định cân nặng:

Sử dụng cân điện tử Seca 770 (độ chính xác 0,1kg). Đơn vị đo cân nặng là kg, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Kỹ thuật cân:

Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng số 0. Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đều cả hai chân, không để bất kỳ bộ phận nào của cơ thể trẻ chạm đất hoặc tựa vào các vật xung quanh. Đọc và ghi kết quả cân được.

Khi cân, trẻ chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả.

Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, sau đó cứ cân khoảng 10 trẻ lại kiểm tra và chỉnh cân 1 lần.

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Tiến hành cân, đo để xác định các chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ ở các độ tuổi khác nhau tại các trường. Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào điểm ngưỡng Z-Score so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics) ở phụ lục 4.

* Chỉ số cân nặng/tuổi(W/A)

Bảng 2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi (W/A) với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá

Z-Score <-3 SD Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ nặng

Z-Score <-2 SD Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ vừa

-2 SD <= Z-Score <=2 SD Trẻ bình thường (không bị SDD)

Z-Score > 2 SD Trẻ thừa cân

Z-Score > 3 SD Trẻ béo phì cấp độ 1

* Chỉ số chiều cao/tuổi (H/A)

Bảng 2.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, dựa vào chỉ số chiều cao theo tuổi (H/A) với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá

Z-Score >2 SD Cao vượt hơn so với tuổi

-2 SD <= Z-Score < 2 SD Trẻ bình thường (không bị SDD)

2 SD <= Z-Score < 3 SD Trẻ SDD thể thấp còi cấp độ I

3 SD <= Z-Score < 4 SD Trẻ SDD thể thấp còi cấp độ II

* Chỉ số cân nặng/chiều cao (W/H)

Bảng 2.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao (WH) với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá

Z-Score <-3 SD Trẻ SDD thể gầy còm cấp độ II

Z-Score <-2 SD Trẻ SDD thể gầy còm cấp độ I

-2 SD <= Z-Score <=2 SD Trẻ bình thường

Z-Score > 2 SD Trẻ thừa cân

Z-Score > 3 SD Trẻ béo phì cấp độ 1

Z-Score > 4 SD Trẻ béo phì cấp độ 2

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu khẩu phần ăn

Nghiên cứu trên thực đơn của trường.

Điều tra, thu thập số liệu từ bếp ăn của các trường nghiên cứu.

Điều tra, thu thập số liệu từ phụ huynh của trẻ: Sử dụng phiếu điều tra (đã được thiết lập sẵn) để thu thập các thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

2.3.7. Phương pháp xác định tuổi của trẻ

Xác định tháng tuổi và năm tuổi của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [30]:

Xác định tháng tuổi của trẻ như sau:

Trẻ 01 tháng tuổi: từ sau khi được sinh ra đến 29 ngày. 02 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 01 tháng cộng với 29 ngày. 03 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 02 tháng cộng với 29 ngày. 04 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 03 tháng cộng với 29 ngày. 05 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 01 tháng cộng với 29 ngày. 06 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 05 tháng cộng với 29 ngày.

07 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 06 tháng cộng với 29 ngày, v.v… 12 tháng tuổi: từ khi trẻ tròn 11 tháng cộng với 29 ngày.

Như vậy một trẻ 6 tháng tuổi là khi nó được 179 ngày và khi ở trong khoảng thời gian từ lúc được sinh ra cho đến 179 ngày, trẻ được coi là dưới 6 tháng tuổi.

Cách xác định năm tuổi của trẻ:

Trẻ dưới 01 tuổi: từ khi trẻ được sinh ra tới 11 tháng 29 ngày tuổi. Trẻ 01 tuổi: từ khi trẻ tròn 12 tháng tuổi đến 23 tháng 29 ngày.

Trẻ 02 tuổi: từ khi trẻ tròn 24 tháng tuổi đến 35 tháng 29 ngày. (Trẻ dưới 2 tuổi tức là dưới 24 tháng tuổi).

Trẻ 04 tuổi: từ khi trẻ tròn 48 tháng tuổi đến 59 tháng 29 ngày.

Trẻ 05 tuổi: từ khi trẻ tròn 60 tháng tuổi đến 71 tháng 29 ngày. (Trẻ dưới 5 tuổi tức là dưới 60 tháng tuổi).

Trẻ 06 tuổi: từ khi trẻ tròn 72 tháng tuổi đến 84 tháng 29 ngày.

2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu Bước 1:

Kiểm tra tổng hợp kết quả cân nặng, chiều cao của trẻ, thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ ở trường và phiếu điều tra phụ huynh.

Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.

Bước 2:

Tính toán các thông số theo toán xác suất thống kê để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Số liệu xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Microsoft office Excel 2007, SPSS 16.0 và Nutrikid 1.5.1 (http://www.mediafire.com/download.php?jm0qmxw2xzi).

Các mẫu nghiên cứu đều có n > 30 nên tính các đại lượng theo các công thức sau: Giá trị trung bình: X = n Xi n i  1 Trong đó:

X : giá trị trung bình.

Xi: giá trị thứ i của đại lượng X.

Độ lệch chuẩn:   n X X SD n i i      1 2 = √𝑆𝑥2 (n 30) Trong đó: X : giá trị trung bình.

Xi: giá trị thứ i của đại lượng X.

n: số mẫu trong mỗi công thức.

𝑆𝑥2: phương sai của tập mẫu

Phương sai: 𝑆𝑥2 = ∑𝑘𝑖=1𝑋𝑖2 − (X )2

Trong đó: X : giá trị trung bình.

Xi: giá trị thứ i của đại lượng X.

Sai số trung bình:

m =

n SD

Trong đó: SD: độ lệch chuẩn của mẫu.

n: số mẫu trong mỗi công thức.

Phép thử t (student): độ tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình

t = B B A A B A n SD n SD X X 2 2  

Trong đó : X A, X B : trung bình cộng của mẫu A và B. SD A, SD B: độ lệch chuẩn mẫu A và B. n A, n B: số mẫu đo lường của mẫu A và B.

Nếu t 1.96 (p<0.05); t 2.33 (p<0.02); t 2.58 (p<0.01); t 3.29 (p<0.001) thì sai khác giữa hai phương án có ý nghĩa thống kê.

Nếu t <1.96 (p>0.05) thì sai khác giữa hai phương án không có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định Chi-bình phương (Test-χ2): dùng để kiểm định xem có tồn tại mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể hay không. Tuy nhiên χ2 không cho biết độ mạnh của mối liên hệ giữa 2 biến.

𝝌𝟐 = ∑ 𝑟 𝑖=1 ∑((Oij − 𝐸ij) 2 𝐸ij 𝑐 𝑗=1 Trong đó:

χ2: đại lượng Chi-bình phương dùng để kiểm định Oij: số trường hợp được quan sát

Eij: số trường hợp dự đoán. c: số cột của bảng

r: số dòng của bảng

Nếu χ2 =0 không có mối liên hệ giữa các biến ở mức ý nghĩa α

Nếu χ2 ≠ 0 và càng lớn thì khả năng có mối liên hệ giữa 2 biến càng lớn ở mức ý nghĩa α.

Khi sử dụng phần mềm SPSS thu được kết quả χ2 (pearson Chi-Square) và giá trị P-value (Sig), sử dụng giá trị P-value so với mức ý nghĩa α để khẳng định độ tin cậy của giá trị χ2 ở mức nào.

Nếu Sig <= α, nghĩa là kết quả χ2 (hay mối liên hệ giữa 2 biến) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α.

Nếu Sig > α, nghĩa là kết quả χ2 (hay mối liên hệ giữa 2 biến) không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α.

Hệ số tương quan đơn r (Pearson conrrelation Coefcient): dùng kiểm tra liên hệ giữa những biến định lượng với nhau.

Công thức: r = ∑Ni=1(Xi−X̅)(Yi−Y̅)

(N−1)SDXSDY (-1≤ 𝑟 ≤ +1)

Trong đó: N là số quan sát,SDx và SDY độ lệch của từng biến X và Y Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặc chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị r tiến càng gần đến 1 nghĩa là 2 biến có mối liên quan tuyến tính chặc chẽ, r =0 nghĩa là 2 biến không có mối liên quan. Dấu của r chỉ chiều hướng của mối tương quan, -1≤ 𝑟 < 0 tương quan nghịch, 0< 𝑟 ≤ +1

tương quan thuận.

2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu triển khai sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo TP Quy Nhơn, Hiệu trưởng các trường MN Hoa Hồng, MG xã Nhơn Lý, MG SOS Quy Nhơn, MG phường Nhơn Phú.

Các trường tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu, không gây ảnh hưởng, tổn hại đến hình ảnh của trường.

Các phụ huynh và đối tượng điều tra hoàn toàn tự nguyện và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

Tất cả các dụng cụ cân, đo trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho trẻ.

Kết quả nghiên cứu được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 3 đến 5 tuổi ở các trường mầm non công lập tại TP Quy Nhơn, từ

đó đưa ra các khuyến nghị nhằm lựa chọn các giải pháp phòng và chống SDD, thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi mầm non, mà không sử dụng vào các mục đích khác.

Chương 3. - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. TÌNH TRẠNG DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN TRÚ TẠI TP QUY NHƠN.

3.1.1. Tình trạng dinh dưỡng chung

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ của trẻ một cách tổng quát và chính xác chúng ta phải dựa đồng thời vào tất cả các chỉ số nhân trắc. Trên cơ sở các chỉ số nhân trắc chúng ta đánh giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở trạng thái SDD hay bình thường hay thừa cân, béo phì. Đánh giá tình trạng SDD của trẻ dựa vào các chỉ số cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng/chiều cao theo tuổi (W/H/A). Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi (W/A), tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cao hơn chúng ta dựa vào chỉ số cân nặng/chiều cao theo tuổi (W/H/A). Qua phân tích tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ ở các trường mầm non TP Quy Nhơn, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 3-5 tuổi ở các trường mầm non bán trú Quy Nhơn

Tình trạng dinh dưỡng Số lượng Tỉ lệ %

SDD 52 4.8

Bình thường 821 76.2

Thừa cân, béo phì 204 19.0

Tổng 1077 100

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, tổng số trẻ của 4 trường là 1077 em, trong đó số trẻ bị SDD là 52 em, chiếm 4.8%; số trẻ bình thường là 821 em chiếm 76.2%; số trẻ bị thừa cân, béo phì là 204 em, chiếm 19.0%. Tỉ lệ giữa 3 trạng thái dinh dưỡng của trẻ có sự chênh lệch lớn, nhất là giữa trẻ bị SDD và trẻ

thừa cân, béo phì, chúng ta có thể thấy rõ qua biểu đồ 3.1. Trên biểu đồ 3.1, số trẻ thừa cân, béo phì (19.0%) chiếm tỉ lệ cao hơn so với trẻ bị SDD (4.8%).

Tỉ lệ SDD ở trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả điều tra tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi năm 2017 tại Quy Nhơn với tỉ lệ trẻ SDD chiếm 6.4% [50], thấp hơn so với tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD ở Bình Định năm 2016 (11.1%) [11] và toàn quốc năm 2015 (14.1%) [10]. Đặc biệt, thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai năm 2014 (34.8%) [23]. Bên cạnh đó, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì là 18.9% cao hơn hẳn tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bình Định năm 2016 (4.8%) [11] và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu thực trạng béo phì của học sinh Tiểu học ở thành thị năm 2007 của Nguyễn Điểm và CS với tỉ lệ trẻ béo phì ở TP Quy Nhơn là 8.33%, các huyện là 5.40% [21].

Tỉ lệ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết điều tra trẻ dưới 5 tuổi SDD năm 2017 tại TP Quy Nhơn vì đối tượng nghiên cứu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 3 5 tuổi ở các trường mầm non công lập tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)