Khái quát điều kiện tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xu hướng hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới khu vực nam trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Bình Định - Phú n - Khánh Hịa, ba tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc: 14º42’10’’ vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam: 11º42’50’’ vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp ba tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, điểm cực Tây 108º37’30’’ kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp biển Đông, điểm cực đông: 109º27’55’’ kinh độ Đông.

Ngồi phần lãnh thổ trên đất liền, ba tỉnh Bình Định - Phú n - Khánh Hịa cịn có quần đảo Trƣờng Sa và các đảo ven bờ, vùng biển, vùng thềm lục địa rộng.

Diện tích của cả ba tỉnh là 16264,43 km² (Bình Định: 6022,43 km², Phú Yên: 5045 km², Khánh Hòa: 5197 km²). Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 708 km (Bình Định: 134 km, Phú Yên: 189 km, Khánh Hòa: 385 km).

2.1.1.2. Địa chất, địa hình

Theo tài liệu nghiên cứu lãnh thổ ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa nằm trên đới cấu tạo Kom Tum, với số liệu phân tích cho thấy nguồn gốc đá gồm hai loại chính sau:

- Đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch. Đất hình thành trên đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch có kết cấu rời rạc giữ nƣớc kém [17].

- Khối macma điển hình là đá granit, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngồi ra cịn có mica. Đất hình thành trên đá granit thƣờng có thành phần cơ giới nhẹ. Ngồi ra cịn có đá ryolit, đaxit có nguồn gốc mac ma phun trào. Do q trình phong hóa vật lí, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng địa

39

hình độc đáo, rất đa dạng, phong phú tạo nên nét đặc trƣng riêng cho thiên nhiên của khu vực. Địa hình tƣơng đối phức tạp, một bên là núi, một bên là biển, khu vực này có nhiều bãi tắm đẹp, xen kẽ rất nhiều đầm, vịnh biển [17].

2.1.1.3. Khí hậu

Bình Định - Phú n - Khánh Hịa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dƣơng nên tƣơng đối ơn hịa. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 ºC, tổng nhiệt hoạt động trên 9500 ºC, ánh sáng dồi dào, do có những vùng núi cao trên 1000 m nên có đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ơn hịa và mát mẻ quanh năm. Lƣợng mƣa trên dƣới 2000 mm/năm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 – 80 % lƣợng mƣa cả năm, còn mùa khơ là các tháng cịn lại trong năm. Ngoài ra, vào một số năm vào tháng 5 - 6, do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới theo chiều kinh tuyến nên đã gây ra mƣa Tiểu Mãn trong địa bàn [17].

2.1.1.4. Thủy văn

Do ảnh hƣởng của đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu nên mạng lƣới sơng ngòi trên địa bàn ba tỉnh khá dày đặc với nhiều hệ thống sông, chủ yếu là sông ngắn và dốc. Các sơng chính trên địa bàn tỉnh Bình Định là sơng Lại Giang, sông Kôn, sông Hà Thanh và một số nhánh sơng nhỏ khác. Các sơng chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên là sông Đà Rằng, sơng Bàn Thạch, sơng Kỳ Lộ. Các sơng chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa nhƣ sơng Dinh, sơng Cái. Những con sơng này đóng vai trị quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ba tỉnh. Sơng ngịi với hình thái ngắn, dốc nên sau khi mƣa khoảng một đến hai ngày thì nƣớc sơng lên rất nhanh và đây là mùa lũ chính của sơng. Bên cạnh mùa lũ chính thì sơng ngịi ở đây cịn có mùa lũ phụ Tiểu mãn [17].

2.1.1.5. Sinh vật

Hệ sinh thái dƣới đáy biển đa dạng và phong phú với nhiều loại động vật, thực vật biển. Hệ sinh vật của dải ven biển gồm có các lồi: Tơm sú, sị huyết, ngao, cá ngừ, cá thu, cá nục, cá hồng, cá mú… Ngồi ra Bình Định có trên 467 lồi cá, 23

40

loài mực, 220 lồi tảo… Phú n có trên 500 lồi cá, 38 lồi tơm, 15 lồi mực và nhiều hải sản quý. Vịnh Nha Trang có 350 lồi san hơ, 230 lồi cá biển, 122 loài giáp xác, 27 loài da gai, 112 loài nhuyễn thể, 69 loài rong biển, tảo, thủy tức, giun, hải quỳ… [17]

Bình Định - Phú Yên - Khánh Hịa cịn có hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú. Diện tích rừng của ba tỉnh là 497,3 nghìn ha (Bình Định: 184940 ha, Phú Yên: 125775 ha, Khánh Hịa: 186600 ha). Rừng ở đây có nhiều loại: Rừng kín lá rộng thƣờng xanh và nửa rụng lá, rừng lá rộng, rừng ngập mặn, rừng tre nứa… Rừng có nhiều loại cây gỗ quý nhƣ: Mun, cẩm lai, giáng hƣơng, phơ mu, hồng đàn… Ngồi ra cịn có các cây làm thuốc, hƣơng liệu, cây cho nhựa, cây làm đồ thủ cơng mỹ nghệ rất có giá trị kinh tế [17].

Động vật trong rừng cũng rất phong phú nhƣ các loài thú ăn thịt: Hổ, mèo rừng, chồn, cầy, cáo, trăn, rắn… Các lồi ăn cỏ nhƣ nai, hoẵng, cheo, sóc, cà toong, nhím… Các lồi cơn trùng, sâu bọ, các lồi chim nhƣ cơng trĩ, sáo, họa mi, khƣớu, cu gáy, chích chịe… [17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xu hướng hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới khu vực nam trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)