Các tai biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ gây chuyển dạ bằng bơm bóng tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 45 - 51)

Qua bảng 3.22 ta thấy không có sản phụ nào bị các tai biến như chảy máu sau đẻ, CCTC cường tính, vỡ tử cung, thai ngạt.

Theo ngiên cứu của Lê Thiện Thí và Đoàn Thị Phương Lam cũng không ghi nhận trường hợp nào bị CCTC cường tính.

Theo Jack Atad và Atonella Cromi cũng không ghi nhận các tai biến sảy ra với các sản phụ khởi phát chuyển dạ bằng bóng Cook.

Kết quả gây chuyể dạ bằng PGE2 của Lê Quang Hòa tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2011 thì tỷ lệ CCTC cường tính là 2,2% và tăng trương lực cơ bản là 2,2%.

Như chúng ta đã biết các tai biến sản khoa như vỡ tử cung, chảy máu sau đẻ chủ yếu là do thai to hoăc CCTC cường tính gây ra, trong khởi phát chuyển dạ bằng bóng Cook không có trường hợp nào gây CCTC cường tính vì vậy quá trình khởi phát chuyển dạ và theo dõi chuyển dạ sẽ an toàn cho sản phụ và thai nhi. Khi khởi phát chuyển dạ thành công mức độ 1 chúng ta truyền oxitocin nhỏ giọt tình mạch để điều chỉnh tần số và cường độ CCTC phù hợp với từng giai đoạn của cuộc chuyển dạ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 100 trường hợp gây chuyển dạ bằng bóng Cook chúng tôi thấy:

1. Hiệu quả gây chuyển dạ của bóng cook.

1.1. Tỷ lệ thành công

Thành công mức độ 1 là 94%, thành công mức độ 2 là 80% và thành công thực sự là 73 %.

1.2. Thay đổi chỉ số Bishop.

Thay đổi chỉ số Bishop trung bình 5 điểm từ khi đặt đến khi bóng tụt hoặc tháo bóng khi đủ 12 giờ. Chỉ số Bishop khi tụt bóng là ≥7 điểm.

1.3. Thời gian đẻ.

Thời gian trung bình từ khi đặt bóng đến khi đẻ 18,93 ± 4,48 giờ. Thuốc phối hợp.

Trong gây chuyển dạ bằng bóng Cook cần phối hợp với thuốc làm mềm CTC, giảm đau trong đẻ, đặc biệt là truyền oxitocin tĩnh mạch khi khởi phát chuyển dạ thành công mức độ 1 để tăng tỷ lệ thành công.

2. Tác dụng không mong muốn

Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy các tác dụng không mong muốn như CCTC cường tính, thai ngạt, vỡ tử cung.

Sau khi bơm bóng các sản phụ có thấy đau tức do sự chèn ép của bóng, sau khi dùng các thuốc giãn cơ thì cảm giác đau giảm đi rõ rệt không có sản phụ nào phải tháo bóng vì đau.

KHUYẾN NGHỊ

-Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy bóng Cook có hiệu quả cao trong khởi phát chuyển dạ, rất ít tác dụng không mong muốn, nên cần được phối hợp với gia đình để động viên cũng như theo dõi và giải thích cho sản phụ và gia đình những yếu tố nguy cơ trong thời gian theo dõi gây chuyển dạ bằng đặt bóng Cook.

-Trong quá trình khởi phát chuyển dạ bằng bóng Cook cần chăm sóc và theo dõi sát sản phụ và các yếu tố như: thời gian đặt bóng, cơn co tử cung, độ xóa mở cổ tử cung, ra máu âm đạo, tụt bóng, vỡ bóng, tình trạng ối, mạch, huyết áp, nhiệt độ để giảm các nguy cơ cho sản phụ và thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2011). Thông tư số: 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh, ban hành ngày 10/06/2011.

2. Bộ Y tế (2011). Thông tư số: 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện ban hành ngày 26/01/2011.

3. Bộ Y tế (2014). Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bộ Y Tế (2007), “Thai quá ngày sinh” và “Hồi sức sơ sinh ngạt”, Hướng dẫn chuẩn

quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr.287 – 289 và tr. 341 – 345.

5. Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y dược TP.HCM (1996), “Thai quá ngày sinh” và

“Trẻ sơ sinh già tháng”, Sản phụ khoa, tr. 487 – 492 và tr.691 – 694.

6. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (2018). Quy trình giám sát hoạt động sử dụng thuộc hợp lý và an toàn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

7. Phan Trường Duyệt (2000), "Phương pháp theo dõi liên tục nhịp tim thai", Thăm dò về sản khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 119-149

8. Phan Trường Duyệt (2002), “Thai già tháng”, Sổ tay lâm sàng Sản phụ khoa, tr.142

– 148.

9. Phạm Thị Thanh Mai (2001),” Nghiên cứu tình hình thai quá ngày sinh tại viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh Trung ương”.

Tài liệu Tiếng Anh

10. Burnett L.S (1998). Embryology. Novak 's Textbook of Gynecology.11th edition. William & Wilkins,p.89 – 100.

PHỤ LỤC I.Phần hành chính

1.Họ và tên thai phụ: 2.Tuổi : 3.Dân tộc:

4.Nghề nghiệp:

Cán bộ viên chức: □ Công nhân: □ Nông dân: □ Khác: □ 5.Trình độ học vấn

Đại học, sau đại học: □ THPT: □

Cao đẳng, trung cấp: □ THCS, tiểu học: □ 6.Địa chỉ:

7.Số điện thoại liên lạc: II. Tiền sử

1. Tiền sử sản phụ khoa PARA. □□□□

Các bệnh phụ khoa đã điều trị:

2. Tiền sử các bệnh nội, ngoại khoa: III. Tình hình thai lần này

1. Ngày đâù tiên của kỳ kinh cuối cùng: 2. DKS theo SA từ 9- 11 tuần

3. Tuổi thai: tuần ngaỳ 4. Chỉ số Bishop:

- Trước bơm: □ Sau bơm: □ 5. Đặc điểm CTC trước bơm bóng. -Viêm nhiễm: □ Rách cũ: □ 6. Đặc điểm cơn co tử cung

- Không có cơn co TC: □ Cơn co TS: □ Tăng trương lực cơ bản □ Cơn co TC cường tính□

7. Tình trạng ối sau bơm: Rỉ ôí :□ Ối phồng:□ OVHT:□ 8. Nhiễm trùng: □

9. Thời gian từ khi bơm bóng đến khi tụt bóng: □□

9.1 Thời gian từ khi bơm bóng đến khi CTC mở 3cm. □□ 9.2 Thời gian từ khi bơm bóng đến khi đẻ: □□

10. Phương pháp đẻ.

Đẻ thường: □ Mổ đẻ: □ Đẻ Forceps: □ 11. Truyền oxytoxin: □

12. Giảm đau trong đẻ: □ 13. Các thuốc làm mềm CTC: □

14. Đặc điểm của TT: Binh thường. □ Chậm < 120l/p. □ Nhanh > 160l/p. □ Dip I. □ Dip II. □ Dip biến đổi. □

15. Màu sắc nước ối. Trong. □ Xanh. □ 16. Tác dụng phụ của bơm bóng.

Đau bụng. □ sốt. □

17. Tai biến : có□ không□

18. Lý do đẻ Forceps. Suy thai □ Mẹ rặn yếu. □ 19. Lý do mổ lấy thai: Suy thai □ Đầu không lọt □ 20. Cân nặng trẻ sơ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc sản phụ gây chuyển dạ bằng bơm bóng tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)