Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 25 - 39)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Khu vực nghiên cứu

Quy Nhơn là đô thị loại I, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học của tỉnh Bình Định, là thành phố cảng, đầu mối giao thông thuỷ, bộ và đường sắt quan trọng của vùng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đồng thời là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, trong thời gian qua thành phố Quy Nhơn cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng ngập lụt. Vì vậy, đã có nhiều dự án và nghiên cứu về tình trạng ngập lụt cũng như nhiều giải pháp chống ngập cho thành phố đã được thực hiện như:

- Dự án “Thoát nước và Chống ngập úng tại các Đô thị Quy mô vừa vùng Duyên hải Việt Nam Ứng phó với Biến đổi Khí hậu” do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tài trợ được triển khai từ năm 2012. Mục tiêu chính của Dự án là nhằm “Tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước và

người dân khu vực đô thị ứng phó với tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên hơn do BĐKH”. Cũng nằm trong phạm vi Dự án này là hợp phần lập Quy hoạch thoát nước Thành phố Quy Nhơn đến năm 2020 và Tầm nhìn đến năm 2050 có tính đến BĐKH [5].

- Dự án “Vệ sinh Môi trường các Thành phố Duyên hải – Tiểu Dự án Thành phố Quy Nhơn” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ (2007), nhằm xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom nước thải tại các phường nội thành (khu trung tâm thành phố) nhằm giải quyết vấn đề ngập úng do mưa cho thành phố [5]. Dự án vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải (CCESP) được triển khai tại ba thành phố: Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với tổng mức đầu tư khoảng 250 triệu USD; trong đó, Tiểu Dự án Vệ sinh môi trường TP Quy Nhơn có mức đầu tư 74,8 triệu USD.Tuy nhiên, tại thời điểm đó Dự án vẫn chưa xét đến vấn đề BĐKH khi xây dựng các hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải cho khu vực nội thành. Bên cạnh đó, tình hình thực tế khu vực ngoại thành thường bị ảnh hưởng của hiện tượng ngập úng do nước lớn từ các con sông về kết hợp với triều cường, gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân và ảnh hưởng môi trường chung của đô thị. Đối với cả các phường nội thành và ngoại thành, dưới tác động của BĐKH, ngập lụt do các cơn mưa lớn cùng với hiện tượng mực nước biển dâng gây ảnh hưởng đáng kể.

- Đề tài “Ứng dụng GIS để phân tích ngập lụt khi xảy ra siêu bão ở phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn” (2017), Của nhóm nghiên cứu trường Đại học Quy Nhơn với Sở NN- PTNT Bình Định thực hiện, đã phân tích được ngập lụt tại phường Nhơn Bình bằng công nghệ GIS; xác định được những vùng dễ bị tổn thương khi xảy ra ngập lụt do siêu bão tại phường Nhơn Bình, bên cạnh đó, từ bản đồ ngập lụt có độ sâu ngập và thời gian ngập cho từng khu vực, giúp chính quyền địa phương cần có phương án hỗ trợ cho

người dân ở khu vực gặp mức độ nguy hiểm cao nhất; có biện pháp tích cực trong phòng chống thiên tai [36].

- Đề tài “Ứng dụng GIS để phân tích ngập lụt ở phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn qua chuỗi các trận lụt 2009, 2013, 2016” (2017), do nhóm nghiên cứu Trung tâm Công nghệ thông tin (Sở TN&MT) và CCCO Bình Định thực hiện đã xác định rõ đặc điểm tự nhiên, KT-XH một số khu vực thuộc phường Nhơn Bình; xây dựng bản đồ ngập lụt và phân tích nguyên nhân gây lũ trong quy hoạch xây dựng đô thị [36].

- Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu giải pháp thoát nước cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong điều kiện biến đổi khí hậu” (2018), tác giả Nguyễn Anh Khoa cũng đã chỉ ra được nguyên nhân ngập chính của vùng nghiên cứu đã được làm rõ gồm mưa lớn, kết hợp triều cao vịnh Quy Nhơn, và một phần ảnh hưởng lũ từ sông Hà Thanh và đề xuất giải pháp công trình mở rộng khẩu độ một số tuyến, lắp thêm cống mới và giải pháp mềm áp dụng ứng dụng thực tế quản lý tốt nhất trong việc giảm đỉnh dòng chảy và làm chậm dòng chảy để giám áp lực tiêu thoát cho hệ thống thoát nước [5].

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận đã làm rõ bản chất của ngập lụt, lũ lụt, ngập úng và làm rõ các nguyên nhân, biểu hiện của các thiên tai liên quan đến nước. Trong nghiên cứu này cho thấy 2 phường Nhơn Bình và Nhơn Phú đều chịu tác động của ba hiện tượng là lũ, lụt và ngập úng do lũ sông và mưa cục bộ xảy ra vào mùa mưa lũ.

Kết quả tổng quan về tình trạng nghiên cứu hiện tượng thiên tai lũ lụt, ngập lụt trên Thế giới, Việt Nam và khu vực nghiên cứu cho thấy hiện nay tinh trạng ngập lụt đang còn diễn ra khá phúc tạp, đặc biệt ảnh hưởng của BĐKH nên tình trạng ngập lụt là một trong những thiên tai để lại hậu quả rất

nghiêm trọng. Các nghiên cứu đều xác định được nguyên nhân, bản chất của ngập lụt với hướng giải pháp chủ yếu là ứng phó là chính, định hướng xây dụng nguy cơ và cảnh báo vùng ngập trong tương lai. Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cũng đã có một số công trình nghiên cứu chung về ngập cho cả thành phố và cho phường Nhơn Bình, nhưng đối với phường Nhơn Phú chưa được thực hiện. Nghiên cứu của tôi tập trung cho 2 phường Nhơn Bình và Nhơn Phú, 2 phường này thường xuyên bị ngập và nặng nhất của thành phố Quy Nhơn. Nghiên cứu dựa trên việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN và sự tác động của BĐKH cũng như KT-XH nên không lặp lại các nghiên cứu trên.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGẬP LỤT PHƯỜNG NHƠN BÌNH VÀ NHƠN PHÚ, THÀNH PHỐ QUY NHƠN 2.1. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý

- Vị trí: Phường Nhơn Bình, Nhơn Phú nằm ở hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, thuôc địa phận thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích tự nhiên là 27,44 km2 chiếm 9,57% diện tích tự nhiên của thành phố Quy Nhơn. Nằm trong phạm vi từ 13076’ đến 13083’ vĩ độ Bắc và từ 109015’ đến 109023’ kinh độ Đông, được giới hạn bởi:

 Phía Đông giáp đầm Thị Nại

 Phía Tây giáp phường Trần Quang Diệu và thị trấn Diêu Trì  Phía Nam giáp phường Quang Trung

Với vị trí đó, 2 phường Nhơn Bình, Nhơn Phú bị ảnh hưởng trực tiếp bởi của sông Hà Thanh và đoạn sông Trường Úc (thuộc một chi lưu của sông Kôn và Hà Thanh chảy ra đầm Thị Nại). Trong đó sông Hà Thanh đi xuyên qua phường Nhơn Phú, còn sông Trường Úc chảy tiếp giáp ranh giới phía Đông Bắc của phường Nhơn Bình.

2.1.2. Địa hình

Thành phố Quy Nhơn về đơn vị hành chính có 16 phường, 05 xã (trong đó có 03 xã bán đảo, 01 xã đảo và 01 xã miền núi), thành phố Quy Nhơn được chia làm 2 khu vực thành phố đó là: Khu vực thành phố cũ và Khu vực bán đảo Phương Mai.

* Khu vực thành phố cũ: Nằm sát bên bờ biển ở giữa khu vực nội thành có núi Bà Hỏa cao 279,2 m và núi Vũng chua chia thành phố cũ làm 02 khu vực: Khu vực nội thành và khu vực ngoại thành.

+ Khu vực nội thành: Có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 1,5m đến 4m, hướng dốc nghiêng từ núi đổ ra biển và từ núi dốc đổ về các triền sông; Độ dốc trung bình từ 0.5% đến 1% do đó thường bị ngập lụt từ 0,5m đến 1m ở các khu vực có độ cao <2,0m.

+ Khu vực ngoại thành: Nằm hai bên Đông và Tây của đường quốc lộ 1A, là thung lũng kẹp giữa núi Vũng Chua và núi Hòn Chà.

* Khu vực bán đảo Phương Mai:

Là một cồn cát ổn định, chổ rộng nhất 4,5 km, chổ hệp nhất 1 km. Chiều dài của bán đảo khoảng 18 km. Cao độ lớn nhất 315 m , cao độ thấp nhất – 0,3m, trung bình cao độ 15 m. Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây của bán đảo với độ dốc từ 0,5% đến 2,0 %. Nên bán đảo không bị ngập lụt, rất thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng.

Tại khu vực nghiên cứu: Địa hình của phường Nhơn Bình, Nhơn Phú khá phức tạp. Phía Tây Nam là núi Vũng Chua có độ cao gần 600m, phía Đông, Đông Bắc chủ yếu là các đồng ruộng thấp trũng. Do có nhiều nhánh sông Hà Thanh đi qua rồi đổ ra đầm Thị Nại nên nhìn chung địa hình có hướng thấp dần từ Tây Nam, Nam ra Đông Bắc, Đông. Phía Tây Nam địa hình cao khoản 300m nhưng khi ra phía Đông Bắc địa hình chỉ cao khoản từ 1m đến 2m so với mực thủy chuẩn. Ngoài ra thì còn có hướng thấp trũng ở hai bên bờ của các dòng chính sông Hà Thanh, độ cao của địa hình nhỏ.

Phía Tây Bắc phường Nhơn Phú là nới tiếp nhận đầu vào của sông Hà Thanh, chảy qua khu vực trung tâm của phường và đi xuống cuối phía đông phường Nhơn Bình, như vậy xem xét mức độ tương đôi thì chính giữa hai phường là nơi có dòng chảy nước tràn đi qua khi có nước sông dâng cao. Với đặc điểm địa hình như vậy, phường Nhơn Bình, Nhơn Phú là hai phường có nguy cơ xảy ra tình trạng ngập lụt thường xuyên khi có lũ trên hai sông này. Nên đây được xem là địa bàn bị ngập nhiều nhất ở thành phố Quy Nhơn.

2.1.3. Khí hậu

Quy Nhơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm Nam Trung Bộ, nhưng do nằm sát biển nên có tính biển sâu sắc, khí hậu có đặc điểm như sau [25]:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Quy Nhơn 27,1oC. Nhiệt độ cao nhất có thể đạt 42oC và nhiệt độ thấp nhất xuống 15oC. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 7 - 9oC về mùa hè và 4 - 6oC về mùa Đông.

- Số giờ nắng: Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có số giờ nắng khá nhiều, trung bình hàng năm có số giờ nắng hơn 2.368,6 giờ. Thời kỳ nhiều nắng từ tháng III đến tháng IX và các tháng ít nắng là tháng XI và tháng XII.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng 79%, các tháng X-XIItương đối ẩm và tháng I - IX là thời kỳ khô.

lượng bốc hơi lớn là tháng VI - VIII, các tháng có lượng bốc hơi ít là tháng II, tháng II.

- Gió: Hướng gió thịnh hành trong các tháng mùa Đông là hướng Tây Bắcsau đó đổi thành hướng Bắc và Đông Bắc. Về mùa Hạ thịnh hành theo hường Tây hoặc Tây Nam. Các hướng chuyển tiếp từ Hạ sang Đông, tháng X có hướng gió thịnh hành là Bắc hoặc Đông Bắc. Tháng IV là tháng chuyển tiếp từ Đông sang Hạ có hướng gió thịnh hành là Đông, Đông Bắc hoặc Đông Nam. Tốc độ gió bình quân từ 1,7 m/s. Mùa khô tốc độ gió cao hơn mùa mưa, ở những vùng ven biển khi có bão mạnh tốc độ gió đạt tới 40 m/s.

- Chế độ mưa: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm trên vùng nghiên cứu, đạt từ 1700 - 1800 mm, vùng nghiên cứu có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô:

+ Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 đến 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, Lượng mưa trong mùa mưa ở đây chiếm từ 65 đến 80% lượng mưa cả năm, Tháng có lượng mưa lớn nhất thường xảy ra vào tháng X, XI có thể đạt từ 500 đến 600mm/tháng, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng X với lượng mưa tháng chiếm tới 30% lượng mưa năm, như: Tại Quy Nhơn 557mm, lượng mưa trung bình tháng XI tại Vân Canh 591,6 mm, không những vậy các tháng mưa nhiều thì chỉ tập trung vào một số ngày. Trong khi đó mùa khô kéo dài 8 đến 9 tháng, từ tháng I đến tháng VIII với lượng mưa chỉ chiếm từ 20 đến 30% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng thường tập trung vào 3 tháng (II, III, IV)lượng mưa trong 3 tháng chỉ chiếm khoảng từ 3 đên 5% lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ từ 1 đến 2 % lượng mưa năm.

Như vậy, qua biến trình mưa trong vùng cho thấy sự chênh lệch giữa tháng mưa nhiều và tháng mưa ít khoảng từ 400 đến 500mm. Tức là tháng mưa nhiều có tổng lượng mưa gấp từ 15 đến 20 lần tháng mưa ít, đó là một trong những yếu tố gây ra tình trạng ngập lụt ở khu vực nghiên cứu.

Bảng 2. 1. Các đặc trưng khí hậu trung bình tháng, năm Quy Nhơn

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Nhiệt độ (0C) 23,4 24,3 25,9 27,8 29,4 30,0 30,1 30,1 28,7 26,9 25,4 23,8 27,1 Nắng ( giờ) 160.8 201.4 255.8 265.2 274.6 241.1 254.0 231.0 193.7 168.0 123.5 118.3 2488 Độ ẩm (% ) 81 82 82 82 79 74 71 70 78 83 83 82 79 Bốc hơi (mm) 79,1 68,3 74,6 74,6 91,8 118,3 137,3 143,6 93,1 74,2 72,6 74,8 1.102 Gió (m/s) 2,1 1,9 1,8 1,6 1,3 1,6 1,6 1,7 1,2 2,0 2,7 2,8 1,8 Mưa ( mm) 53 26 24 25 94 74 37 69 236 563 448 197 1846

* Các loại hình thời tiết cực đoan

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu thường trùng vào mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII. Các cơn bão đổ bộ vào Quy Nhơn thường gây ra gió mạnh và mưa rất lớn hoặc các cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận cũng thường gây ra mưa lớn ở vùng nghiên cứu. Mặt khác địa hình vùng nghiên cứu rất thuận lợi cho việc đón gió bão và mưa bão. Bão thường gây ra mưa lớn dữ dội, lượng mưa có thể đạt từ 300mm đến 400mm ngày hoặc lớn hơn. Khi có bão hoặc bão tan chuyển thành áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng vào trong vùng thường gây mưa trên diện rộng trong vùng.

- Không khí lạnh: Không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu vào các tháng X đến tháng XII, Trung bình mỗi năm có 1 đến 2 đợt, năm nhiều nhất có tới 4 đợt, Qua phân tích các số liệu cho thấy vào các tháng X, XI hoạt động của KKL và các hình thể thời tiết (HTTT) khác gây mưa chiếm 82% vì trong thời kỳ này các tỉnh Miền Trung có nền nhiệt độ tương đối cao, độ ẩm lớn, nếu có KKL về kết hợp với các HTTT khác thì sẽ gây ra những trận mưa rất lớn.

Đặc biệt tại khu vực nghiên cứu, Phía Tây Nam là dãy núi Vũng Chua và một bên là địa hình bằng phẳng và giáp biển nên khu vực thông thường dễ có mưa hơn so với các phường khác trong thành phố, nhất là đoạn đường Tây Sơn thuộc phường Nhơn Phú.

Nằm ở hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, nên mật độ lưới sông khá dày 0,92 km/km2 [25]. Khi sông sắp đổ ra biển đã chia ra nhiều chi lưu và kênh rạch đi qua nhiều khu vực ở phường Nhơn Bình và Nhơn Phú, điều đó đã làm cho địa hình ở khu vực nghiên cứu bị chia cắt khá nhiều. Cụ thể các nhánh sông đi qua khu vực nghiên cứu như sau:

Nhánh phía bắc sông Hà Thanh chảy qua thị trấn Diêu Trì, qua Cầu Đồi Trường Úc tại thị trấn Tuy Phước, rồi trở thành ranh giới giữa phường Nhơn Bình và xã Phước Thuận (Hình 2.3). Nhánh sông này là một trong những nguồn gây ra lũ lụt ở phường Nhơn Phú.

Sông Cát chảy vào Nhơn Phú tại làng Vân Hà và sau khi chảy qua dưới cầu Số 8 gần Đồi Trường Úc, đổ vào Nhơn Bình . Từ đó nước chảy theo hệ thông thủy lợi ở khu vực này.

Sông Vũng Phèn và cũng được gọi là sông Cây Me chảy qua Nhơn Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)